Tiêu điểm xu hướng TenMax: Google I/O 22 – Cuộc sống tích hợp ảo và thực trong một tương lai không xa?

Tiêu điểm xu hướng TenMax: Google I/O 22 – Cuộc sống tích hợp ảo và thực trong một tương lai không xa?

Dưới đây là những tin tức thú vị về Google, Meta, Twitter và OTT do Tenmax tổng hợp.

Bản tin Google:

Hội nghị các nhà phát triển “Google I/O 22” đã đưa ra một số bản cập nhật cho Google dịch, Bản đồ và nhiều bước tiến công nghệ khác, báo hiệu một cuộc sống tích hợp ảo – thực trong tương lai không xa?

Mới đây, Google đã tiếp tục tổ chức hội nghị các nhà phát triển thường niên “Google I/O 22”, người dùng toàn cầu có thể tham gia trực tuyến. Sự kiện này nhằm giúp các nhà phát triển nhanh chóng làm chủ các công cụ và nền tảng của Google, đồng thời giới thiệu các công nghệ và sản phẩm mới nhất với công chúng.

  • Về phần mềm, Google không chỉ tích hợp thêm công nghệ thực tế tăng cường vào các sản phẩm cốt lõi để nâng cao hiệu quả truyền tải thông điệp, mà còn củng cố chính sách quyền riêng tư và bảo vệ an toàn thông tin của Android 13.
  • Về phần cứng, Google phát hành kính AR được trang bị tính năng dịch thời gian thực và cũng sử dụng công khai một trung tâm máy học sử dụng năng lượng không có carbon.
  • Về Google dịch, bản chính thức đã cập nhật một lần thêm 24 ngôn ngữ mới, mang lại lợi ích cho 300 triệu người dùng những ngôn ngữ đặc biệt.
  • Về Bản đồ, Google đã cập nhật công nghệ nhận dạng toà nhà để tăng số các toà nhà được nhận diện và độ chính xác trên bản đồ của các nước đang phát triển, giúp các tổ chức phi chính phủ nắm bắt tốt hơn mật độ dân số và cung cấp viện trợ hay hỗ trợ khẩn cấp.

Ngoài ra, Google cũng giới thiệu công nghệ lập bản đồ 3D kết hợp với machine learning, tích hợp hàng tỷ bức ảnh trên không và hình ảnh đường phố để xây dựng lên bản đồ có độ trung thực cao về từng địa điểm.

Google tổ chức hội nghị các nhà phát triển thường niên “Google I/O 22”

Ra mắt kính phiên dịch AR có thể “dịch đồng bộ theo thời gian thực ngôn ngữ nói và văn bản hoá nội dung”

Đáng ngạc nhiên, Google đã phát hành một chiếc kính phiên dịch AR nguyên mẫu tại hội nghị có thể “dịch đồng bộ theo thời gian thực ngôn ngữ nói và văn bản hoá nội dung”. Khi đeo chiếc kính này, người dùng có thể đọc những gì người khác nói và phụ đề được hiển thị trong AR sau khi hoàn thành dịch. Thiết bị dịch đeo được này sẽ trở thành một công cụ hữu ích, hỗ trợ cuộc sống thực cũng như tích hợp tinh vi giữa công nghệ ảo và nhu cầu thực tiễn.

Mặc dù chưa rõ thông số kỹ thuật và thông tin bán hàng cũng chưa được tiết lộ, nhưng nó đã thể hiện rõ tham vọng và tính hiệu quả khi đầu tư vào lĩnh vực VR/ AR của Google.

Với một số lượng lớn các đổi mới công nghệ như máy học, nhận dạng ngữ nghĩa và phát hiện trực quan, cuộc sống công nghệ đã có những bước phát triển vượt bậc, hứa hẹn một tương lai nơi ranh giới giữa ảo và thực ngày càng bị xoá nhoà không còn xa.

Bản tin Meta:

Meta Pay tạo ra Metaverse Finance – Instagram tạo ra nền tảng giao dịch NFT?

Tiến trình Metaverse vẫn tiếp tục. Ngoài việc cập nhật các dịch vụ tài chính FinTech và Web3, Meta cũng đang tích cực phát triển công nghệ trải nghiệm ảo và thiết bị đeo của mình.

Sau thông báo về việc mở cửa hàng Metaverse chính thức – “Meta Store” cách đây ít lâu, CEO Mark Zuckerberg đã đăng tải hình ảnh sử dụng kính thực tế ảo “Cambria” trên tài khoản Facebook cá nhân vào ngày 12/5 để giới thiệu trải nghiệm mới nhất được phát triển bởi nền tảng thực tế hỗn hợp “Presence Platform”.

Cambria là thế hệ kính thực tế ảo mới nhất của Meta, dự kiến ​​sẽ được phát hành vào nửa cuối năm 2022. Zuckerberg đeo Cambria trong phim và vào Meta Presence Platform để tương tác với các sinh vật trong thế giới ảo. Tương tự như Pokemon Go, các sinh vật ảo sẽ xuất hiện trong thế giới thực, và người chơi có thể tương tác với chúng để kích hoạt các hiệu ứng khác nhau.

Hoạt động kinh doanh Metaverse của Meta dường như đang có những bước phát triển vượt bậc. Doanh thu của bộ phận chuyên dụng “Reality Labs” trong quý 1 năm nay cũng tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên khoản lỗ cũng không ngừng tăng lên.

Gần đây, do các yếu tố như kiểm soát ngân sách, Meta đã lên kế hoạch cắt giảm một số bộ phận phần cứng. Tương lai của Metaverse liệu có nằm trong tầm tay hay còn một chặng đường dài khó khăn phía trước? Điều này vẫn cần thêm thời gian để chứng minh.

Metaverse có thể đưa FinTech tới đâu?

Stephane Kasriel, người đứng đầu bộ phận kinh doanh Meta FinTech mới được bổ nhiệm, đã đăng một bài viết trên blog cá nhân vào đầu tháng 5, với tiêu đề “Metaverse có thể đưa FinTech tới đâu? (Where the Metaverse Can Take FinTech)”.

Bài viết đề cập rằng dịch vụ ví điện tử của Facebook “Facebook Pay” ra mắt vào năm 2019 sẽ được đổi tên thành “Meta Pay” và đã chính thức gửi đơn đăng ký nhãn hiệu. Meta Pay sẽ cho phép người dùng thực hiện các giao dịch bằng tiền ảo, tài sản blockchain.., đồng thời kết hợp các chức năng thương mại điện tử và ví.

Tất cả những điều trên cho thấy Meta Pay sẽ cam kết đóng một vai trò quan trọng trong việc đơn giản hoá các giao dịch trong hệ sinh thái Metaverse. Kasriel cũng đã đề cập trong bài báo rằng nhiệm vụ chính của Meta Pay là thiết lập một hệ thống dịch vụ tài chính hỗ trợ và mở rộng khả năng tương thích với Web3 trước khi hệ sinh thái Metaverse trở nên thành công và phổ biến, để giúp người dùng dễ dàng tham gia vào nó.

Tiêu điểm xu hướng TenMax: Google I/O 22 – Cuộc sống tích hợp ảo và thực trong một tương lai không xa?

Dịch vụ ví điện tử của Facebook “Facebook Pay” ra mắt vào năm 2019 sẽ được đổi tên thành “Meta Pay”
 Nguồn: Facebook Pay

Giao dịch NFT ngay trên Instagram?

Mặt khác, vào đầu tháng này, Instagram đã tung ra một chức năng thử nghiệm dựa trên NFT (Non-fungible token, tạm dịch là tài sản không thể thay thế). Chức năng này giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc hiển thị các nội dung sáng tạo và bộ sưu tập NFT. Đồng thời, Instagram sẽ phát triển hơn nữa các giao dịch trong nền tảng.

Thử nghiệm ban đầu của Instagram đã hợp tác với các nền tảng giao dịch NFT như Polygon và Ethereum, và các tài khoản ví liên kết như Rainbow và Trust Wallet để xác minh quyền sở hữu thực sự của các NFT. Chức năng này cho phép người dùng tải lên các tác phẩm NFT và có thể xác định tác giả và chủ sở hữu. NFT được tải lên sẽ xuất hiện trên tab “NFT” của trang cá nhân và trong story. Tính năng này lần đầu tiên được thử nghiệm trên Instagram và sẽ được triển khai cho Facebook, với mục tiêu giao dịch mua bán ngay trên nền tảng này.

Tiêu điểm xu hướng TenMax: Google I/O 22 – Cuộc sống tích hợp ảo và thực trong một tương lai không xa?

Instagram đang thử nghiệm các tính năng liên quan đến NFT
Nguồn: Instagram

Bản tin Twitter:

Musk tuyên bố tạm dừng việc mua Twitter, tại sao?

Elon Musk, người sáng lập Tesla và là người dùng Twitter trung thành, đã có một loạt động thái kể từ tháng 4, như tham gia hội đồng quản trị Twitter, trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất, bày tỏ ý định thâu tóm Twitter. Tất cả đều thu hút sự chú ý của dư luận và ảnh hưởng đến số phận của Twitter. Gần đây, Musk đã tweet rằng ông sẽ “tạm dừng việc mua lại”, khiến giá cổ phiếu của Twitter giảm tới 18% trước phiên giao dịch trên thị trường.

Musk đã tweet vào ngày 13/5 rằng ông sẽ giữ thông tin về việc mua lại Twitter vì “vẫn đang trong quá trình xác minh xem liệu số tài khoản giả của người dùng trên nền tảng liệu có phải chỉ 5% như báo cáo chính thức công bố hay không”. Hành động này được các nhà phân tích lý giải là một trong những biện pháp để yêu cầu Twitter giảm giá.

Đáp lại câu hỏi của Musk, Giám đốc Điều hành Twitter Parag Agrawal đã đăng một lời giải thích dài dòng trên nền tảng về “cách phát hiện tính xác thực của một tài khoản”, cho thấy rằng không dễ dàng để ước tính chính xác giá trị này. Tuy nhiên, theo một báo cáo gần đây của nhóm nghiên cứu, số lượng tài khoản giả mạo trên nền tảng này thực sự ít hơn 5%. Tất nhiên, Musk đã bác bỏ phản hồi và thậm chí đã tweet biểu tượng cảm xúc “💩” đầy mỉa mai. 

Có thông tin cho rằng nếu thương vụ mua lại đổ vỡ, Musk có thể bị Twitter kiện vì vi phạm hợp đồng, và thiệt hại có thể lên tới hàng tỉ USD.

Tiêu điểm xu hướng TenMax: Google I/O 22 – Cuộc sống tích hợp ảo và thực trong một tương lai không xa?

Musk đã tweet vào ngày 13/5 rằng ông sẽ giữ thông tin về việc mua lại Twitter
Nguồn: Twitter

Twitter chính thức ra mắt “Super Follows Spaces”, thử nghiệm gắn thẻ “author likes”

Bỏ qua những bất bình với Musk, Twitter tiếp tục tung ra nhiều bản cập nhật tính năng khác nhau, rất đáng chú ý. Vào đầu năm ngoái, Twitter đã tung ra hệ thống đăng ký “Super Follows” để khuyến khích người dùng trả tiền đăng ký và khuyến khích những người sáng tạo (creator) trên nền tảng đổi lấy nội dung độc quyền hơn. Đối với các creator, đây chắc chắn là một tính năng quan trọng để hiện thực hoá nội dung. Đối với Twitter, nó cũng đã mở ra thêm một kênh lợi nhuận cho nền tảng này ngoài bán quảng cáo trên mạng xã hội chung.

Gần đây, Twitter đã kết hợp “Super Follows” với một tính năng khác của nền tảng là “Twitter Spaces” để khởi chạy “Super Follows Spaces”. Twitter Spaces là một chức năng phòng trò chuyện thoại được ra đời trong Câu lạc bộ Twitter “Tribute” năm 2021. Giờ đây, creator có thể thiết lập mối liên kết chặt chẽ với người theo dõi (subscriber) thông qua “Super Follows Spaces”. Khi người sáng tạo tạo sự kiện Super Follows Spaces, tất cả những người theo dõi đều có thể xem sự kiện đó, nhưng chỉ những người đăng ký trả phí mới có thể tham gia.

Mặt khác, nền tảng này cũng đang thử nghiệm thẻ tag “author likes (tác giả thích)”. Khi người tạo tweet thích một retweet (tweet lại) hoặc một nhận xét nào đó, một thẻ tương ứng sẽ xuất hiện trong tweet đó, giúp làm nổi bật những nội dung có liên quan nhất. Tính năng này được cho là giúp người dùng tập trung dễ dàng hơn vào nội dung và những phát biểu có giá trị cũng như thúc đẩy tương tác.

Tiêu điểm xu hướng TenMax: Google I/O 22 – Cuộc sống tích hợp ảo và thực trong một tương lai không xa?

Twitter đã kết hợp Super Follows với một tính năng nền tảng khác là “Twitter Spaces” để khởi chạy “Super Follows Spaces”
Nguồn: Twitter

Bản tin OTT:

Netflix, Disney + đều đang ấp ủ kế hoạch đồng bộ hoá chức năng quảng cáo

Trong thị trường âm thanh và video phát trực tuyến nơi mà nhiều bên đang tranh giành quyền bá chủ, những tin tức tiêu cực về tài chính liên tiếp ập đến. Liệu doanh thu quảng cáo có trở thành giải pháp hỗ trợ hoạt động?

Theo bản ghi chép nội bộ của Netflix do The New York Times thu được, phiên bản có hỗ trợ quảng cáo, dự kiến ​​ra mắt vào năm 2023, có thể sẽ được phát hành vào cuối năm nay.

Ngoài ra, mô hình định giá đăng ký cũng sẽ được điều chỉnh và tính phí sử dụng bổ sung đối với những người dùng chia sẻ tài khoản với người khác trong một thời gian dài.

Theo kết quả của báo cáo tài chính quý 1, mặc dù doanh thu của Netflix tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đã mất 200.000 người đăng ký toàn cầu, mức tăng trưởng âm đầu tiên về lượng người đăng ký và dự kiến ​​sẽ mất thêm tới 2 triệu người đăng ký trong quý 2.

Không có gì ngạc nhiên khi mà các giám đốc điều hành đang phải đứng ngồi không yên, muốn đẩy nhanh quá trình phát triển để bù đắp khoảng cách doanh thu có thể có.

Tiêu điểm xu hướng TenMax: Google I/O 22 – Cuộc sống tích hợp ảo và thực trong một tương lai không xa?

Netflix có thể sẽ phát hành phiên bản có hỗ trợ quảng cáo vào cuối năm nay
Nguồn: Shutterstock

Mặt khác, Disney + cũng công bố báo cáo tài chính mới nhất trong tháng này, cho thấy số lượng đăng ký trong quý 2 tăng trưởng rực rỡ và thị trường phản ứng lạc quan.

Tuy nhiên, giám đốc điều hành của Disney nói rằng ông “khá thận trọng” trong việc chi tiêu cho nội dung và đề cập rằng tốc độ tăng trưởng trong quý tới có thể không tốt như mong đợi, điều này khiến giá cổ phiếu có thời điểm giảm 4,8%.

Disney + nhập cuộc, không chịu kém miếng trong thị trường quảng cáo?

Theo báo cáo của Wall Street Journal, Disney + sắp ra mắt dịch vụ quảng cáo, sẽ phát khoảng bốn phút quảng cáo mỗi giờ, và sẽ không đặt nội dung quảng cáo cho các tài khoản trẻ em.

Và hiện tại, các nhà quảng cáo không được phép chỉ định mua không gian quảng cáo cho các chương trình cụ thể, hạn chế đồ uống có cồn hoặc các vấn đề chính trị và nhạy cảm khác, và không chấp nhận quảng cáo từ các studio giải trí của đối thủ cạnh tranh hoặc các đối tác liên quan để ngăn chặn sự cạnh tranh xấu.

Khi lưu lượng truy cập Internet chuyển sang nội dung nghe nhìn, các nhà quảng cáo đã dần điều chỉnh phân bổ ngân sách và đẩy mạnh đầu tư vào quảng cáo nghe nhìn kỹ thuật số, khiến OTT / CTV trở thành con cưng mới của thị trường quảng cáo trong những năm gần đây.

Điều đó đồng nghĩa với việc các nền tảng âm thanh và video trực tuyến đương nhiên không thể bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận từ quảng cáo. Tuy nhiên, không giống như các nền tảng AVOD (video theo yêu cầu dựa trên quảng cáo) như YouTube, nó cung cấp cho người dùng nội dung video và âm thanh miễn phí và kiếm tiền thông qua việc chèn quảng cáo.

Các nền tảng SVOD (video theo yêu cầu dựa trên đăng ký) như Netflix và Disney + đảm bảo rằng người dùng không bị can thiệp bởi quảng cáo bằng cách tính phí đăng ký.

Vì vậy, làm thế nào để phát triển và chuyển đổi hai nền tảng này để tính đến cả doanh thu và trải nghiệm người dùng, vừa không mất miếng bánh thị trường quảng cáo, vừa không mất đi sự ủng hộ của người đăng ký là một trong những vấn đề nan giải tiếp theo.

Nguồn: TenMax (Tổng hợp)