Từ màu sắc thương hiệu đến dấu ấn trong tâm trí khách hàng
Tâm lý học màu sắc được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực thiết kế nhận diện thương hiệu và marketing. Lĩnh vực này tập vào việc nghiên cứu về tác động của màu sắc trên thiết kế bao bì, sản phẩm đối với tâm lý và quyết định của người tiêu dùng. Liệu màu sắc có thể là một nhân tố thuyết phục người mua hàng hay không? Câu trả lời là có!
Từ đó, màu sắc thương hiệu chính là yếu tố quan trọng mà các nhà quản lý nên quan tâm đến khi muốn tiến hành branding/rebranding. Vậy làm thế nào để có thể xây dựng thương hiệu với màu sắc phù hợp với sản phẩm, tính cách thương hiệu và bắt đúng được insight khách hàng?
Hãy cùng TELOS tìm hiểu qua bài viết sau!
Làm thế nào để ghi dấu trong lòng khách hàng với màu sắc thương hiệu?
1. Lý thuyết về màu trong điểm chạm của thị giác và thương hiệu
Khi nghiên cứu ứng dụng của màu sắc thương hiệu trong marketing và branding, một cuộc khảo sát về “Tác động của màu sắc đối với hoạt động tiếp thị” đã cho kết quả ràng có đến 90% khách hàng đã đưa ra các đánh giá nhanh về sản phẩm và thương hiệu chỉ dựa trên màu sắc trên bao bì, và 80% người tham gia khảo sát có thể đưa ra quyết định mua hàng dựa trên màu sắc của thương hiệu đó (Theo Impact Plus).
Mặc dù cảm giác mà màu sắc mang lại dựa trên phần lớn từ những kinh nghiệm cá nhân của một người, hàng trăm các nghiên cứu trên thế giới, qua nhiều thế hệ với số lượng người tham gia lớn đã giúp chúng ta rút ra một xu hướng chung mà các màu sắc của thương hiệu sẽ phản ánh điều gì và nó hiệu quả trong tâm trí khách hàng ra sao.
Màu sắc thương hiệu khác biệt với đối thủ và nhất quán với tính cách, sản phẩm chính là chìa khóa cho doanh nghiệp
Ví dụ như màu xanh lá cây có thế gợi cảm giác dồi dào năng lượng, yên bình, tự nhiên, thư giãn và an ninh. Tuy nhiên trong nhiều ứng dụng phối màu, xanh lá cây còn gợi ra cảm giác về sự đố kỵ, hay sự tăng giảm 2 sắc độ vàng và xanh dương trong màu xanh lá cây cũng gợi các cảm giác khác nhau cho người nhìn.
Vậy còn các màu sắc khác sẽ có tác động như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở các phần tiếp theo dưới đây.
2. Mối quan hệ giữa màu sắc trong thương hiệu
Khi đưa màu sắc vào thương hiệu, một điều mà hầu hết các marketers, quản lý hay chủ doanh nghiệp cần quan tâm đầu tiên chính là màu sắc bạn đang định dùng cho thương hiệu của mình có “khớp” với ấn tượng, nhận thức của tệp khách hàng/công chúng hay không?
Dễ hiểu hơn chính là: “Liệu màu sắc bạn đang dùng có phù hợp với ngành hàng, sản phẩm mà bạn đang bán không?”
2.1 Màu sắc phản ánh thương hiệu
Để bắt đầu lựa chọn màu sắc thương hiệu, chúng ta cần tìm hiểu xem mỗi nhóm màu sắc và sắc độ của màu có thể phản ánh lên những gì. Dưới đây là các “cảm giác” cơ bản mà màu sắc gợi nên cho người nhìn:
- Đỏ: Gợi sự sôi nổi, kích thích và thôi thúc cảm xúc của người nhìn (theo chiều hướng đam mê, lãng mạn hoặc nguy hiểm, cảnh báo).
- Cam: Gợi sự ấm áp, phấn khích và năng lượng.
- Vàng: Đỏ, cam, vàng thuộc vào nhóm màu dễ gây chú ý nhất.Màu vàng có thể gợi nên sự tươi vui và tự tin và lý trí.
- Xanh lá: Gợi sự dễ chịu, an toàn và lành mạnh.
- Xanh lam: Gợi sự bình tĩnh, liên tiếp (trong trao đổi, liên lạc) và cũng là màu sắc đầy cảm hứng, tích cực.
- Tím: Gợi sự cân bằng, sang trọng và tinh tế.
- Nâu: Gợi sự nghiêm túc, ấm áp và nam tính.
Vậy còn nhóm màu trắng, xám và đen trong màu sắc thương hiệu thì sao?
Trắng, xám, đen là nhóm màu trung tính, thường được ứng dụng đưa vào bảng phối màu với các màu ở trên, tạo cảm giác cân bằng và hài hòa. Tuy nhiên, ba màu này cũng mang lại các cảm giác khác nhau. Ở màu đen là sự quyền lực, bí ẩn và đẳng cấp, ở màu xám là sự trung lập, thăng bằng và tinh tế và màu trắng mang cảm giác trong trẻo, ngây thơ và sạch sẽ.
Tuy nhiên, mỗi màu sắc ở các sắc độ khác nhau có thể gợi cả hai thái cực cảm xúc – tích cực và tiêu cực. Do đó, sự kết hợp giữa các màu sắc và yếu tố hình họa trong mỗi bộ nhận diện thương hiệu để truyền tải đúng thông điệp mà thương hiệu muốn là điều cực kỳ quan trọng.
Nếu bạn muốn thực hiện một chiến lược branding bài bản, hãy để các agency thiết kế nhận diện thương hiệu với kiến thức chuyên môn (như TELOS) thực thi giúp bạn!
Vậy, dựa trên tính cách, ngành hàng mà bạn đang kinh doanh, bạn muốn truyền tải “ấn tượng và cảm giác” gì cho khách hàng mỗi khi nhìn vào thường hiệu của bạn?
2.2 Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc chọn màu sắc thương hiệu
Để phát triển một bộ nhận diện thương hiệu xuất chúng bên ngoài, các nền tảng làm nên thương hiệu từ bên trong cần được nhà quản lý, chủ doanh nghiệp xác định một cách rõ ràng, cụ thể. Có như vậy thì agency thiết kế nhận diện thương hiệu mới có thể làm tốt vai trò của mình – “đo ni đóng giày” cho thương hiệu.
Các yếu tố nội tại của một thương hiệu điển hình nhất có thể kể đến là tính cách thương hiệu và sản phẩm, ngành hàng hoặc giá trị mà thương hiệu đang hướng tới.
-
Tính cách thương hiệu
Tính cách thương hiệu chi phối cách thương hiệu xuất hiện trong mắt khách hàng, từ cách “giao tiếp” qua brand voice, qua hình ảnh, gian hàng,… Các mô hình phố biến được sử dụng để xác định tính cách, chiều hướng thương hiệu là mô hình của Jennifer Aaker và mô hình 12 hình mẫu tính cách (12 Brand Archetype).
Bảng phân loại xu hướng tính cách thương hiệu
Tính cách thương hiệu thúc đẩy sự khác biệt hóa của một thương hiệu này với một thương hiệu khác trong cùng một ngành hàng, từ đó cải thiện khả năng nhận diện và mức độ trung thành của người tiêu dùng. Tính cách, nói nôm na cũng là một “loại” màu sắc nhận diện thương hiệu đặc biệt.
Mô hình 12 tính cách nhân hóa cho một thương hiệu
Tham khảo về đại diện và đặc trưng của các tính cách cùng với sự tương quan của các nhóm tính cách này với màu sắc thương hiệu đến từ nghiên cứu của Map&Fire. Đây là mô hình các hình mẫu thương hiệu được nhân hóa, trở thành một người có tính cách riêng giúp các thương hiệu xác định hình tượng thương hiệu mà mình đang hướng tới một cách dễ dàng hơn.
Doanh nghiệp của bạn có thể chọn 1 trong 2 mô hình này để vạch rõ tính cách cho thương hiệu của mình.
-
Sản phẩm, ngành hàng
Mỗi sản phẩm, ngành hàng kinh doanh sẽ đi cùng với các tính chất mô tả khác nhau mà khi nhắc tới, bất kỳ ai cũng sẽ liên tưởng ngay đến các tính từ, hình ảnh, màu sắc cụ thể. Ví dụ như ngành máy móc, cơ khí sẽ làm liên tưởng đến hình ảnh của điện tử, xám của kim loại; hay liên quan đến ngành F&B sẽ là sự ngon miệng, hấp dẫn – gợi lên từ màu đỏ, vàng;….
Điển hình có thể thấy được sự phân loại của màu sắc thương hiệu theo ngành hàng mà hiện nay, bất kỳ một người quản lý thương hiệu nào cũng sẽ từng nhìn thấy:
Mỗi ngành hàng và tính cách sẽ có những màu sắc phù hợp để gợi lên cảm giác mà thương hiệu muốn truyền tải
3. Ứng dụng màu sắc và thương hiệu, ghi dấu trong tâm trí khách hàng với bộ nhận diện thương hiệu thông minh
Một bộ nhận diện thương hiệu với sự thống nhất từ màu sắc, câu chữ, tính cách, ngành hàng và cả tệp khách hàng mục tiêu sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho các hoạt động marketing và branding cho công ty.
Thông qua bài viết này, có 4 câu hỏi mà bạn cần quan tâm để lựa chọn màu sắc thương hiệu một cách hiệu quả và chuyên nghiệp:
- Các màu sắc mà bạn – người quản lý của thương hiệu, doanh nghiệp đang muốn ứng dụng có các ý nghĩa gì và gợi ra cảm xúc nào cho người nhìn?
- Ngành hàng, sản phẩm mà bạn đang bán cung cấp giá trị gì cho người tiêu dùng?
- Nếu thương hiệu của bạn là một người, thì đây sẽ là một người có tính cách như thế nào?
- Từ hai câu hỏi trên, các màu sắc, biểu tượng, con chữ như thế nào sẽ giúp bạn biểu thị tốt 2 yếu tố này?
Bước cuối cùng chính là liên kết, cân bằng câu hỏi số 1 và số 4 và tạo ra câu trả lời hoàn chỉnh cho màu sắc thương hiệu của riêng bạn. Đó cũng là công việc mà TELOS tự tin nhất! Hãy để chúng tôi cùng bạn giải quyết bài toán thương hiệu này một cách chuyên nghiệp và hiệu quả!
Nguồn: TELOS