Nielsen 2022 Annual Marketing Report: 4 vấn đề quan trọng nhất đối với thương hiệu
Các thương hiệu tiếp tục tái cân bằng những nỗ lực tiếp thị của họ, đặc biệt là đối với cho các kênh tiếp cận đại chúng truyền thống.
Hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi. Dữ liệu là thứ của nhà tiếp thị cần như một chỉ dẫn, giúp mở rộng các thương hiệu thuộc mọi quy mô để đạt được kết quả, thúc đẩy tăng trưởng.
I/ Nhận thức về thương hiệu quan trọng nhất
Các nhà tiếp thị toàn cầu thống nhất với nhau rằng xây dựng nhận thức về thương hiệu là mục tiêu hàng đầu của họ. Ngày nay, giữa sự phân mảnh của phương tiện truyền thông và sự phát triển của các nguồn tài sản thương hiệu, thương hiệu cần tận dụng một loạt các kênh để tiếp cận nhiều đối tượng nhất có thể.
Khuyến nghị cho Marketers để tăng nhận thức về thương hiệu
1. Điều chỉnh chiến lược tiếp thị với các KPI có thể đạt được thông qua các chiến thuật đã được thiết lập.
Vài năm gần đây, các nhà tiếp thị thường muốn bỏ tiền của họ vào các kênh và chiến thuật mang lại ROI ngay lập tức. Tuy nhiên, các nhà tiếp thị cũng ngày càng quan tâm hơn đến việc tăng cường nhận thức về thương hiệu, sử dụng các nhóm kênh chiến thuật và KPI khác nhau
2. Luôn quan tâm đến người tiêu dùng trên các nền tảng và các kênh mà họ dành thời gian.
Nhiều nguồn tài sản thương hiệu truyền thống ít xuất hiện hơn trong những năm gần đây vì mọi người dành nhiều thời gian hơn cho việc mua sắm trực tuyến. Sự gia tăng áp lực đối với các nguồn vốn chủ sở hữu phi tiếp thị làm tăng tầm quan trọng của tiếp thị trong việc duy trì nhận thức về thương hiệu.
3. Dựa vào khả năng tiếp cận đại chúng của các kênh kỹ thuật số.
Truyền hình tuyến tính là một trong những loại hiệu quả nhất để thúc đẩy tăng doanh số bán hàng dài hạn, nhưng các kênh như video trực tuyến và CTV ngày càng nhiều, giúp tăng khả năng thu hút khán giả và làm cân đối chiến lược Marketing tổng thể.
II/ Độ tin cậy của việc đo lường
Hành trình của người tiêu dùng chưa bao giờ trở nên khó khăn, nhưng sự phân mảnh phương tiện ngày càng tăng sẽ khuếch đại nhu cầu đo lường toàn diện.
Trong khi các nhà tiếp thị tin tưởng nhất vào đo lường ROI từ mạng xã hội, độ tin cậy đo lường toàn cầu chỉ là 64%.
Khuyến nghị cho Marketer đối với độ tin cậy của việc đo lường
1. Tận dụng công nghệ theo nhu cầu
Ngân sách tiếp thị không còn xa lạ với việc xem xét kỹ lưỡng, nhưng ngay nay, các nhà tiếp thì càng quan tâm hơn đến tầm quan trọng của chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả. Với độ tin cậy đo lường tương đối thấp, các nhà tiếp thị toàn cầu nên tập trung vào các giải pháp cung cấp sự tự tin mà họ cần để chứng minh hiệu quả chi tiêu.
2. Nhanh nhẹn và thích ứng.
Có cái nhìn sâu sắc về người tiêu dùng là cách tốt nhất để duy trì nhanh nhẹn và thích ứng. Bạn nên đầu tư vào dữ liệu đáng tin cậy và mạnh mẽ.
3. Tối ưu hóa trong suốt kênh.
Các giải pháp ngành riêng lẻ thường không tính đến cho cả nỗ lực tiếp thị kênh dưới và kênh trên của phễu. Hãy tập trung tối ưu hóa tất cả các giai đoạn phễu.
III/ Thách thức sử dụng dữ liệu
Sử dụng dữ liệu để cá nhân hóa cho chiến lược tiếp thị: Trên toàn cầu, các nhà tiếp thị hiểu nhu cầu đối với dữ liệu đối tượng, nhưng họ phải vật lộn với các khía cạnh khác nhau của chiến lược data và cách lấy được thông tin chi tiết hữu ích.
Khuyến khích cho Marketers đối với chiến lược data
1. Tìm hiểu người tiêu dùng.
Sự gia tăng của các điểm tiếp xúc của người tiêu dùng bắt buộc các nhà tiếp thị phải hiểu sâu hơn về hành vi người tiêu dùng. Đầu tư vào dữ liệu có nguồn gốc, chất lượng cao, mang tính xác thực sẽ giúp các nhà tiếp thị bắt kịp với người tiêu dùng ngay cả khi thị trường thay đổi.
2. Tương tác hiệu quả với người tiêu dùng trên các nền tảng.
Nhiều giải pháp nhắm mục tiêu truyền thống không được xây dựng cho tương tác với người tiêu dùng trên các kênh như CTV và podcasting. Bằng cách kết hợp dữ liệu theo ngữ cảnh và hành vi, các nhà tiếp thị có thể đạt được hiệu quả cao hơn với chiến dịch quảng cáo.
3. Lập kế hoạch tập trung vào quyền riêng tư.
Người tiêu dùng ngày càng muốn trải nghiệm được cá nhân hóa, và nhiều người đã chặn cookie của bên thứ ba. Các nhà tiếp thị sẽ được hưởng lợi bằng cách xác định những điểm tiếp xúc nào dẫn đến kết quả mong muốn.
IV/ Thương hiệu hứa hẹn với người tiêu dùng
Người tiêu dùng không chỉ muốn một sản phẩm, dịch vụ từ các thương hiệu. Các nhà tiếp thị nói rằng thương hiệu của họ đang nhấn mạnh mục đích.
Khuyến nghị với Marketers về việc tăng độ tin cậy với người tiêu dùng
1. Là thương hiệu mà người tiêu dùng muốn mua.
Khi các nhà tiếp thị lặp lại những gì người tiêu dùng đang tìm kiếm trong thương hiệu, họ có thể thúc đẩy mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
2. Tận dụng sức mạnh của những người có ảnh hưởng.
Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội giúp phát triển mạnh mẽ hơn mối quan hệ giữa các cá nhân với người tiêu dùng. Những người có ảnh hưởng xã hội được xem như một kênh tiếp thị đáng tin cậy giữa người tiêu dùng.
3. An toàn thương hiệu.
Cộng tác với các đối tác thương hiệu (nhà xuất bản và các nhà cung cấp) để luôn đảm bảo rằng thông điệp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và xuất hiện ở những nơi mà người tiêu dùng mong đợi.
Nguồn: Nielsen