Marketer ACCESSTRADE Vietnam
ACCESSTRADE Vietnam

Marketing team @ ACCESSTRADE Vietnam

Fintech Việt Nam 2022: Phát triển thần tốc theo cấp số nhân

Bất chấp bối cảnh đại dịch COVID-19, lĩnh vực Fintech vẫn chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu nói chung, tại Việt Nam nói riêng trong 2 năm qua. Ông Bryan Patrick Carroll (Tổng giám đốc Điều hành TNEX) đã có những chia sẻ thú vị về cơ hội to lớn của thị trường Fintech tại Việt Nam năm 2022.

Đại dịch Covid-19 cùng với những biến chủng mới khiến kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên riêng với Fintech thì đây là thời điểm phát triển mạnh mẽ nhất. Sự phát triển này biểu hiện ra sao, thưa ông?

Không hề quá khi nói rằng chính đại dịch là đòn bẩy kích thích Fintech trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu năm 2015, cả thị trường nước nhà chỉ có 39 công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech thì đến nay, Việt Nam đã có khoảng 160 công ty trong ngành tài chính công nghệ, tăng gấp gần 4 lần. Năm 2021 chứng kiến những bước tiến nhảy vọt của thị trường Fintech Việt Nam khi nền kinh tế Internet đạt giá trị 21 tỷ USD, xếp thứ 70 trên bảng xếp hạng toàn cầu và đứng ở vị trí 14/50 khu vực châu Á.

Sự ra đời của các đơn vị cung cấp những dịch vụ giúp doanh nghiệp tiếp cận và nắm bắt các công nghệ số hiện đại cũng là một trong những biểu hiện rõ nét của sự phát triển Fintech, trong đó có thể kể đến ACCESSTRADE Việt Nam (Nền tảng Tăng trưởng doanh thu hiệu quả hàng đầu Việt Nam & Seasia). Năm 2021 cũng là năm ghi dấu ấn của nền tảng này khi mang về 22 triệu lượt install, hơn 1.000.000 khách hàng cho Mobile App. Hợp tác với một bên thứ ba với hệ sinh thái sẵn có như ACCESSTRADE để nhanh chóng bắt nhịp với thị trường là một chiến lược tốt mà doanh nghiệp nên cân nhắc.

Fintech Việt Nam 2022: Phát triển thần tốc theo cấp số nhân

Đối với riêng TNEX, chúng tôi cũng đạt được những kết quả khả quan khi vào tháng 12/2021, TNEX đã thu hút được 500 nghìn khách hàng cá nhân và 15 nghìn khách hàng là hộ kinh doanh tham gia hoạt động và giao dịch trên các nền tảng của mình.

Thị trường Fintech năm 2022 cũng đã khởi động mạnh mẽ với nhiều hoạt động tài chính, mua bán và sáp nhập sôi động, không hề quá lạc quan khi nói rằng Fintech Việt Nam trong năm nay sẽ phát triển thần tốc theo cấp số nhân. 

Để doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về môi trường Fintech Việt Nam, ông có thể cho biết hệ sinh thái Fintech của Việt Nam đang được phân chia như thế nào không?

Hệ sinh thái của Fintech Việt Nam đang được chia thành nhiều phân khúc, có thể kể đến thanh toán (payment), ngân hàng số (digital banking), cho vay ngang hàng (P2P lending), gọi vốn cộng đồng (crowdfunding), công nghệ bảo hiểm (Insurtech), đầu tư và quản lý tài sản (retail investment & wealth management), blockchain/cryptocurrency, đánh giá điểm tín dụng (credit scoring), SMEs Financing, Comparison, POS…

Trong các phân khúc kể trên, thanh toán vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Kể từ thời điểm dịch bệnh bắt đầu, với việc mua sắm online trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, các công ty Fintech bắt đầu đổ xô kết nối với hệ thống sàn thương mại điện tử nhằm hỗ trợ thanh toán không tiền mặt. Các doanh nghiệp thanh toán trực tuyến chiếm tới 31% số lượng doanh nghiệp Fintech hiện có, các nhà cung cấp những dịch vụ cho vay ngang hàng, cho vay tiêu dùng cũng phát triển mạnh mẽ.

Lĩnh vực Blockchain/Cryptocurrency cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, trong khi đó, các doanh nghiệp Fintech hoạt động trong mảng Đầu tư và Quản lý tài sản chỉ chiếm tỷ trọng 7,5%, thể hiện nguồn cung trong lĩnh vực này còn đang thiếu hụt và thị trường hứa hẹn sẽ là mảnh đất màu mỡ để các Startup có cơ hội khai phá và phát triển trong thời gian tới. 

Các dịch vụ như tài chính cá nhân, quản lý bán hàng, quản lý dữ liệu/đánh giá tín dụng, gọi vốn cộng đồng, bảo hiểm, tài chính doanh nghiệp SMEs… cũng đã ghi nhận sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới, và được đánh giá sẽ là động lực tăng trưởng mới của thị trường.

Ông nhận định như thế nào về tiềm năng của ngành ngân hàng số, cũng như thị trường Fintech tại Việt Nam?

Tiềm năng của thị trường Fintech tại Việt Nam là rất lớn – thực tế nó giống với cảm nhận của tôi vào cuối những năm 1990, khi tôi làm việc trong các cộng đồng khởi nghiệp ở California. 

Thật tuyệt vời khi tại Việt Nam đang có sẵn rất nhiều yếu tố quan trọng để Fintech có thể phát triển – một thế hệ trẻ, có học thức, tò mò và đam mê công nghệ, kỹ thuật số. Nếu chúng ta có thêm sự phổ biến rộng rãi về công nghệ, chủ yếu đến từ sự xuất hiện của công nghệ đám mây và mã nguồn mở, cùng với việc tiếp cận miễn phí với giáo dục để bắt kịp với công nghệ thuần số, và chính phủ hỗ trợ việc đẩy mạnh kỹ thuật số… tương lai của thị trường Fintech tại Việt Nam sẽ vô cùng xán lạn! 

Cá nhân tôi nhận thấy rằng, những thách thức thực sự, “công thức bí mật”, đối với Fintech/ startup trên toàn thế giới nhìn chung là giống nhau, và hầu hết không liên quan đến công nghệ hoặc luật pháp. Đó là tìm ra một ý tưởng bạn đam mê, mà có thể tạo ra sự khác biệt đầy ý nghĩa với cách thế giới vận hành, hoặc cách chúng ta đang sống. Đừng sợ thất bại… bởi bạn phải thất bại vài lần trước khi đạt đến thành công, và cuối cùng, bạn sẽ gặp được những người có cùng đam mê với mình. Chỉ khi đó, bạn mới có thể chạm tới yếu tố quan trọng nhất để khởi nghiệp thành công, đó là một văn hóa làm việc cởi mở, một cách có chủ đích, sẽ cho phép bạn đổi mới, xây dựng và mở rộng quy mô công ty của mình. 

Riêng trong lĩnh vực ngân hàng số, theo ông thị trường Việt Nam có những đặc trưng và lợi thế nào so với các quốc gia khác?

Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 69% dân số chưa tiếp cận được dịch vụ tài chính. Mục đích của TNEX là thúc đẩy Tài chính toàn diện. Cụ thể là hướng tới việc cung cấp các dịch vụ tài chính dễ tiếp cận, giá cả phải chăng, phù hợp và bảo mật cho hai phân khúc, hơn 38 triệu người tiêu dùng trẻ tuổi (bao gồm thế hệ GenZ và Millennials) và hơn 4 triệu hộ kinh doanh cá thể, buôn bán tự phát, nhỏ lẻ tại Việt Nam.

Việt Nam có nhiều lợi thế để giúp TNEX và các doanh nghiệp fintech khác để thành công hướng tới Tài chính toàn diện:

1. Dân số lớn, có trình độ học vấn tốt, trẻ (tuổi trung bình là 30,9) và hiểu biết về công nghệ

2. Một quốc gia với hơn 68 triệu người dùng internet và 149 triệu kết nối di động

3. Thời gian trung bình hàng ngày dành cho phương tiện kỹ thuật số cá nhân là gần 6 giờ 30 phút

4. Sự hỗ trợ lớn từ phía chính phủ.

Xu hướng phát triển của Fintech năm 2022 và trong tương lai gần là gì, theo ông?

Fintech Việt Nam 2022: Phát triển thần tốc theo cấp số nhân

Công nghệ blockchain sẽ có vai trò quan trọng trong ngành Fintech. Blockchain chắc chắn sẽ là sự đổi mới tài chính quan trọng nhất đối với các giao dịch kỹ thuật số vì giúp cho quản lý được phân tán, không bị kiểm soát bởi một cá nhân, công ty, chính phủ hoặc ngân hàng cụ thể. Blockchain đã chuyển đổi các quy trình và hoạt động tài chính thành một hệ sinh thái gồm các thủ tục nhanh nhẹn và minh bạch được gây dựng trên các nền tảng an toàn và hiệu quả cao.

Nhiều công ty sẽ trở thành Fintech trong năm 2022. Trên thực tế điều này đã diễn ra trong vài năm trở lại đây, nhưng sẽ thật sự tăng tốc trong năm 2022. Bạn sẽ thấy nhiều dịch vụ tài chính điện tử Fintech hơn được tích hợp vào các công ty phi tài chính, các tổ chức tài chính sẽ tìm cách loại bỏ rào cản ngân hàng và hình thức thanh toán phức tạp để mang lại trải nghiệm liền mạch hơn cho người tiêu dùng vào năm 2022. 

Ngoài ra, mặc dù năm 2021 là năm chứng kiến khi sự đổi mới Fintech, nhưng 2022 mới là năm đỉnh cao khi nhiều ngân hàng và Fintech tận dụng công nghệ, dữ liệu lớn và các mô hình kết hợp hơn để chuyển đổi ngân hàng cho người tiêu dùng có được trải nghiệm dịch vụ tốt hơn.

Việc tối ưu khả năng siêu cá nhân hóa của các dịch vụ cũng là một xu hướng mà các doanh nghiệp Fintech cần lưu ý. Theo một nghiên cứu mới đây, 66% khách hàng ngày nay mong đợi các công ty thấu hiểu được nhu cầu và mong muốn của họ, những điều mà chỉ phù hợp, độc nhất với riêng họ.

Các sản phẩm trong lĩnh vực Fintech hiện đang được mong chờ là một sản phẩm thiết yếu hơn là một sản phẩm mới lạ. Dù là thanh toán hóa đơn, bảo hiểm, sức khỏe hay thậm chí là trả nợ, người dùng đang xem xét các sản phẩm Fintech ở một mức độ nghiêm túc hơn, thậm chí khó tính hơn. Những khách hàng trong thời đại mới cần một cách tiếp cận được cá nhân hóa, đi kèm với việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

Chúng ta đã nói nhiều về cơ hội và những thuận lợi của môi trường Fintech Việt Nam, vậy những khó khăn và thách thức khi tham gia thị trường này là gì, và làm cách nào để một doanh nghiệp có tuổi đời còn khá non trẻ như TNEX vượt khó?

Hiện nay, không phải là quá khó khăn để các doanh nghiệp tiếp cận và nắm bắt các công nghệ số hiện đại vì trên thị trường trong nước và thế giới đã và đang có nhiều đơn vị cung cấp các dịch vụ này. Với những doanh nghiệp không có đủ nguồn lực để vận hành và phát triển, thì việc hợp tác với một bên thứ 3 là điều cần thiết. Cái khó là tìm ra được một mô hình phù hợp, có khả năng vận hành và phát triển linh hoạt với các yêu cầu kinh doanh thay đổi liên tục. 

Để giúp sản phẩm của mình nhanh chóng đến tay người tiêu dùng mục tiêu, TNEX hợp tác với ACCESSTRADE. Thông qua hợp tác này, chúng tôi tận dụng được mạng lưới gần 1,5 triệu Publisher hiện có của ACCESSTRADE, với mỗi Publisher là một nhà quảng cáo giúp thu hút người dùng mới, tăng mức độ lan truyền, xây dựng lòng tin về công nghệ eKYC và ứng dụng TNEX.

Ngoài ra, việc ACCESSTRADE áp dụng mô hình CPR (Cost Per Register) để thu hút 100% người dùng thực, với các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe là một lợi thế rất lớn cho những doanh nghiệp như TNEX. Khác với các mô hình CPI thông thường, với CPR khách hàng chỉ trả phí duy nhất trên người dùng thật đạt chuẩn chất lượng sau eKYC, điều này vừa giúp doanh nghiệp thu hút được những dùng chất lượng vừa tối ưu chi phí marketing.

Bên cạnh nỗ lực thu hút người dùng mới có các ứng dụng, ACCESSTRADE còn giúp doanh nghiệp giải bài toán giữ chân người dùng trung thành bằng cách biến app thành một "Super App" với phương thức đặc biệt nhất lần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là chọn lọc tích hợp các chương trình hấp dẫn người dùng từ hệ sinh thái độc quyền ACCESSTRADE với hơn 74 triệu SKUs sẵn có như hàng ngàn Voucher mua sắm miễn phí, chương trình hoàn tiền cashback siêu hấp dẫn, cùng với rất nhiều các chương trình khuyến mãi, game và các hoạt động ​​tương tác ngay trên app.

Ông có thể chia sẻ về định hướng của TNEX trong năm 2022 này?

Trong năm 2022, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện lời hứa mang đến những sản phẩm và dịch vụ, giúp khách hàng có cuộc sống thuận ích hơn và có kế hoạch tài chính cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Với việc hợp tác với các công ty Fintech tại Việt Nam và ngân hàng đối tác MSB, chúng tôi sẽ cho ra mắt các tính năng đổi mới sáng tạo, giúp khách hàng tiết kiệm cho tương lai, quản lý chi tiêu, tiếp cận các sản phẩm tín dụng và bảo hiểm với giá cả phù hợp nhất.

Ngoài ra, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục hợp tác với ACCESSTRADE trong năm 2022, để tận dụng mạng lưới Publisher đông đảo hiện tại cùng những giải pháp tăng trưởng dành riêng cho Fintech của nền tảng này để các ứng dụng của TNEX được lan truyền rộng rãi và đến tay những người dùng có nhu cầu thực sự.

TNEX sẽ phát huy năng lực Khoa học dữ liệu & Máy học để cá nhân hóa tối đa các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu và trực tiếp phục vụ lợi ích của từng khách hàng. Đồng thời trong năm 2022, TNEX sẽ ra mắt các tính năng thực sự khác biệt và thú vị về Chăm sóc sức khỏe, Tương tác cộng đồng và Trao đổi mua bán. Chúng tôi còn dự kiến ra mắt thêm hai nền tảng mới là Nền tảng Giáo dục và Nền tảng hướng đến giải quyết các vấn đề về môi trường (ESG).

Ngoài ra, để những ứng dụng này được lan truyền rộng rãi và đến tay những người dùng có nhu cầu thực sự, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục hợp tác với ACCESSTRADE. Cùng với sự tăng trưởng không ngừng của nền tảng này về số lượng Publisher cũng như các giải pháp mới dành riêng riêng cho Fintech, TNEX có thể tăng tốc nhanh hơn về lượng người dùng.

Xin cảm ơn ông vì những chia sẻ thú vị về môi trường Fintech Việt Nam năm 2022. Chúc ông cùng TNEX ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn nữa!