Ứng dụng phễu marketing AIDA vào mô hình digital marketing hiện đại

Phễu marketing AIDA hiện đại là một phiên bản cập nhật hơn của mô hình AIDA truyền thống. Phễu AIDA mới được phát triển dựa trên nền tảng của AIDA cũ nhưng chỉnh sửa cho phù hợp với môi trường tiếp thị ngày nay. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 2 phiên bản này khác nhau ở điểm nào, các bước cụ thể của mô hình mới và doanh nghiệp cần làm gì trong mỗi giai đoạn cụ thể ấy.

1. Tổng quan về phễu marketing aida

AIDA là một mô hình căn bản được sử dụng được nhiều trong lĩnh vực marketing được thể hiện dưới dạng phễu bao gồm 4 yếu tố Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao khát) và Action (Hành động). Đây là 4 giai đoạn chính trong tâm lý khách hàng từ khi cân nhắc đến khi ra quyết định mua sản phẩm. Phễu Marketing AIDA hiện nay đang được các doanh nghiệp ứng dụng nhiều trong truyền thông về thương hiệu và sản phẩm.

2. Ứng dụng phễu marketing aida trong mô hình digital marketing hiện đại

2.1. Phễu digital marketing hiện đại là gì?

Phễu digital marketing cũng giống như phễu AIDA truyền thống, là một khung sườn để giúp các doanh nghiệp hình dung được các giai đoạn trong hành trình khách hàng. Điểm khác biệt của phễu AIDA hiện đại là quan tâm đến cả những chiến lược marketing sau bán hàng.

Ứng dụng phễu marketing AIDA vào mô hình digital marketing hiện đại

Ứng dụng phễu marketing AIDA vào mô hình digital marketing hiện đại

Phễu marketing mới cũng có các 4 giai đoạn giống như phễu marketing truyền thống, cụ thể là:

  • Nhận thức (Awareness)
  • Cân nhắc (Consideration) – được đặt cùng với vòng lặp nghiên cứu và khám phá (Research & Discovery Loop)
  • Mua hàng (Purchase)
  • Kinh nghiệm giai đoạn sau mua hàng (Post-Purchase Experience)  – vòng lặp khách hàng thân thiết (Loyalty Loop)
  • Chúng tôi đã chuẩn bị một vụ để các bạn có thể thấy rõ hơn các giai đoạn trong mô hình marketing AIDA mới này.

Ví dụ, bà A đang gặp một số vấn đề với chiếc điều hòa của gia đình mình. Đó là một chiếc điều hòa đã cũ, hiệu quả làm mát thấp mà lại tốn rất nhiều điện. Bà A muốn thay một chiếc điều hòa mới có hiệu suất làm mát tốt hơn và tiết kiệm điện năng hơn. Bà A bắt đầu lên Internet và tra cứu thông tin về những sản phẩm phù hợp với tiêu chí của mình. Trong quá trình tìm kiếm, bà A đã vô tình tìm được sản phẩm của hãng B vừa túi tiền lại có các tính năng như bà mong muốn. Như vậy, bà A đã bắt đầu biết đến sản phẩm điều hòa B (nhận thức). Sau đó, bà đọc thêm các thông tin chi tiết, đánh giá của khách hàng, tư vấn của nhân viên để hiểu rõ về sản phẩm (cân nhắc). Sau quá trình cân nhắc hãng B và các loại điều hòa khác trên thị trường, bà A đã quyết định sắm một chiếc máy lạnh hãng B để thay thế cho chiếc điều hòa cũ của mình (mua hàng). Khi đã sử dụng sản phẩm một thời gian, bà B rất hài lòng với chất lượng của sản phẩm nên đã giới thiệu cho người thân và bạn bè (kinh nghiệm sau mua hàng). Đó chính là toàn bộ quá trình tương tác của một khách hàng với một sản phẩm mà các thương hiệu cần quan tâm.

2.2. Mô hình see-think-do-care trong phễu marketing mới

Mô hình See-Think-Do-Care dựa trên ý định của người tiêu dùng và chia người xem thành các tệp đối tượng khác nhau:

  • See: đối tượng tiềm năng nhưng chỉ muốn xem và không có ý định mua hàng
  • Think: đối tượng tiềm năng nhưng không có nhiều ý định mua hàng
  • Do: đối tượng tiềm năng và rất mong muốn mua hàng
  • Care: khách hàng hiện tại đã từng có mua hàng trước đây nhiều lần.

Chúng ta có thể kết hợp mô hình See-Think-Do-Care vào phễu aida hiện đại để đạt hiệu quả tiếp thị cao nhất.

Ứng dụng phễu marketing AIDA vào mô hình digital marketing hiện đại

2.2.1. Chiến lược awareness (nhận thức) 

Những khán giả mà thương hiệu của bạn phải tiếp cận trong giai đoạn này là see. Họ có quan tâm đến những sản phẩm như của doanh nghiệp bạn nhưng còn xa lạ với thương hiệu của bạn. Do đó, bạn cần phải thu hút sự chú ý của đối tượng see này tới thương hiệu của bạn. Để đạt được mục tiêu này, bạn nên tạo các nội dung mà khách hàng quan tâm và thực sự muốn biết. Kênh phân phối nội dung tốt nhất cho giai đoạn này là mạng xã hội và quảng cáo.

  • Tạo video trên mạng xã hội: Khán giả sẽ thích và tương tác nhiều với các video có nội dung hữu ích hoặc giải trí. Đặc biệt, nếu video đúng trend, khả năng viral sẽ càng cao hơn. Nhiệm vụ của bạn là lan tỏa video của mình đến càng nhiều người càng tốt, để họ có ấn tượng ban đầu về thương hiệu của bạn.

  • Đăng bài viết và tối ưu hóa SEO: Bạn có thể tạo bài viết về các chủ đề mà khán giả mục tiêu quan tâm, chia sẻ kiến thức, bí quyết. Điều này giúp doanh nghiệp của bạn trở nên uy tín hơn trong mắt mọi người.

  • Tổ chức các cuộc thi với phần thưởng hấp dẫn: Các cuộc thi thưởng yêu cầu người tham gia tương tác với bài viết để nhận những ưu đãi hấp dẫn từ nhãn hàng. Đây vừa là một cách quảng bá sản phẩm vừa giúp lan tỏa hình ảnh thương hiệu đi xa hơn với bạn bè của những người đã quan tâm.

  • Cung cấp dịch vụ dùng thử miễn phí: Các thương hiệu hay cho khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm trong vòng 1 tháng hoàn toàn miễn phí. Đó cũng là một cách phổ biến để thu hút sự quan tâm của người dùng. Hơn thế, khi dùng thử, nếu như sản phẩm thực sự giải quyết được các pain point của khách hàng, nhiều khả năng họ sẽ trung thành với thương hiệu của bạn.

Với mạng xã hội, bạn có thể tùy chọn hình thức nội dung mình muốn chia sẻ từ hình ảnh, video đên GIF,...

2.2.2. Chiến lược phễu consideration (cân nhắc)

Ở giai đoạn này, thương hiệu sẽ tập trung vào đối tượng think, là những người đang suy nghĩ về sản phẩm. Ngày nay, người tiêu dùng sẽ thường dành nhiều thời gian để tìm hiểu sản phẩm qua các kênh khác nhau trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Do vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều vào giai đoạn cân nhắc của phễu AIDA để có thể thành công ghi điểm trong mắt khách hàng tiềm năng.

pheu-digital-marketing-hien-dai-digital-marketing-ads-funnel-anh4

Sau khi khách hàng đã biết đến sản phẩm của bạn ở giai đoạn trước, bạn cần tiếp tục “nuôi dưỡng” sự quan tâm của họ với doanh nghiệp trong giai đoạn thứ hai này. Mục tiêu của bước này là tạo ra nhu cầu. Đây là giai đoạn khách hàng biết rằng sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể giúp gì được họ.

Trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng cung cấp một loại mặt hàng. Bạn cũng cần chỉ ra những điểm đặc biệt riêng có trong sản phẩm của mình (USP sản phẩm) để tiếp tục ghi điểm với đối tượng tiềm năng.

Các doanh nghiệp có thể áp dụng digital marketing qua các kênh sau để tiếp thị hiệu quả hơn:

  • SEO
  • Video Marketing
  • Google Search ads
  • Email Marketing
  • Facebook Marketing (tương tác hội nhóm, truy cập website, xem video,…)

2.2.3. Chiến lược purchase (mua hàng)

Đây là giai đoạn quyết định trong suốt hành trình mua hàng. Sau khi đã chăm sóc khách hàng tận tâm ở các bước trước, bây giờ đã đến lúc gặt hái thành quả. 

Một vài chiến lược hiệu quả cho giai đoạn này bao gồm:

  1. SEO
  2. PPC (Pay Per Click) trên Google, CocCoc, LDN,…
  3. Email
  4. Facebook Marketing (Chuyển đổi trên website, Lead form đăng ký, Doanh số theo danh mục,…)

Ở giai đoạn này, các nội dung mà bạn cần hướng trọng tâm vào là về các tính năng phụ thêm của xe, giá cả, các chương trình ưu đãi. Bạn cũng có thể khéo léo áp dụng các chiến lược upsale và cross sale để tăng giá trị đơn hàng.

Cũng trong bước này, bạn nên tối ưu hóa nội dung và quảng cáo PPC cho các cụm từ tìm kiếm sau:

  • Cụm từ khóa tìm kiếm liên quan đến nhu cầu mua hàng
  • Cụm từ khóa tìm kiếm về thương hiệu và đối thủ
  • Cụm từ khóa về thông tin liên hệ như “số điện thoại”, “địa chỉ”
  • Cụm từ khóa về so sánh, chi phí, giá tiền như “giá bao nhiêu”, “chi phí của cái này ra sao”
  • Cụm từ khóa về vị trí địa lý rõ ràng như thành phố, tỉnh,…

Một lưu ý nhỏ khi chuyển từ giai đoạn cân nhắc sang mua hàng là bạn nên tập trung vào cá nhân hóa những nội dung cung cấp cho khách hàng. Khi họ đang rất có ý định mua hàng, là gần đi đến giai đoạn cuối của phễu, các doanh nghiệp nên chăm sóc họ tận tâm hơn, đưa các tư vấn hướng tới từng cá nhân. Điều đó chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi của mình.

2.2.4. Chiến lược cho phễu loyalty (sự chung thành của khách hàng)

Vậy, chúng ta cần làm sao để giữ chân được khách hàng tiềm năng?

Đó là câu hỏi chính mà rất nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp nào cũng muốn hỏi trong giai đoạn cuối của Phễu Digital Marketing Hiện Đại. Bởi lẽ việc giữ chân một khách hàng cũ có phần dễ hơn nhiều so với thu hút một khách hàng mới. Do đó các doanh nghiệp cần phát triển một chiến lược marketing thật trúng và chắc để hoàn thành được mục tiêu này. 

Marketing luôn là hoạt động tương tác giữa hai bên. Trong giai đoạn này, các nội dung mà thương hiệu có thể sử dụng là các bài viết hướng dẫn sử dụng, bảo quản, sửa chữa sản phẩm, hoặc các chương trình tri ân, khuyến mãi đặc biệt, ưu đãi ngày sinh nhật hay một phần quà tri ân nếu như họ giới thiệu bạn bè người thân sử dụng sản phẩm. Đó là cách gắn kết khách hàng với doanh nghiệp và thuyết phục những người mua quay lại những lần sau.

Xây dựng Phễu Marketing chính là việc bạn xây dựng chiến lược tiếp thị cho doanh nghiệp của mình. Với Phễu Marketing Hiện Đại, đó sẽ là một chặng đường dài từ trước, trong và sau khi khách hàng mua sản phẩm. Bài viết này đã cho bạn một cái nhìn mới về phễu marketing AIDA hiện đại, hãy cùng tìm hiểu và xây dựng chiến lược cho riêng mình nhé.

Nguồn: SO9