USP của sản phẩm là gì? Top 6 USP “đình đám” trên thị trường

Xác định và xây dựng USP sản phẩm thành công sẽ giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc phát triển và cạnh tranh với các đối thủ khác, từ đó có thể dễ dàng thu hút khách hàng và bán hàng hiệu quả. Vậy USP sản phẩm là gì? Làm thế nào để xác định được USP? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về USP.

1. USP sản phẩm là gì?

USP viết tắt của Unique Selling Point là lợi điểm bán hàng độc nhất. Khái niệm này được dùng nhiều trong lĩnh vực marketing chỉ lợi thế của một sản phẩm hay thương hiệu mà các đối thủ khác không có. Điểm độc đáo này sẽ thu hút khán giả tới sản phẩm của bạn trong muôn vàn lựa chọn khác nhau. Một số ví dụ về USP hay được dùng trên thị trường có thể kể đến như sản phẩm đầu tiên trên thị trường, chất lượng cao nhất, giá cả thấp nhất,...

USP là những đặc điểm riêng biệt mà người khác không có. Một Unique Selling Point hiệu quả cần ngắn gọn xúc tích nhưng phải mang thông điệp dễ nhớ, dễ hiểu và quan trọng nó truyền tải được những giá trị cốt lõi của sản phẩm tới khách hàng. Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đã sử dụng USP như slogan biểu trưng cho thương hiệu, sản phẩm trong truyền thông để thu hút khách hàng. 

2. Những lợi ích của việc xác định và phát triển USP cho doanh nghiệp

Định hướng dài hạn cho doanh nghiệp

Để xác định được unique selling point, doanh nghiệp đã phải tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá và thử nghiệm rất nhiều trong một giai đoạn nhất định. Doanh nghiệp nên tập trung vào những USP của sản phẩm mình trong định hướng phát triển trong tương lai. Các mục tiêu dài hạn cần hướng doanh nghiệp đi lên nhưng đồng thời vẫn giữ được các giá trị riêng có của thương hiệu.

Xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả

Bạn nên tận dụng USP để xây dựng các chiến lược truyền thông của mình. Quảng cáo cần xoáy sâu vào các điểm đặc biệt riêng có của sản phẩm để tác động tới khách hàng. Quảng cáo sẽ giúp người xem ghi nhớ lâu hơn sản phẩm kèm theo những USP của nó. Rất nhiều thương hiệu đã tận dụng USP của mình để xây dựng nội dung cho quảng cáo.

Trong một thị trường cạnh tranh, khán giả sẽ rất khó khăn để phân biệt các sản phẩm nếu chỉ nhìn ở vẻ bên ngoài. Do đó việc nhấn mạnh vào USP sản phẩm sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều ấn tượng về sản phẩm, và qua đó, tỷ lệ chuyển đội tăng lên.

Tăng lợi thế cạnh tranh

Giữa hai sản phẩm cùng loại, sản phẩm có điểm đặc biệt hơn sẽ được nhiều người quan tâm hơn. Thông thường, tỷ lệ mua hàng nếu như chỉ có hai sản phẩm sẽ là 50 - 50. Tuy nhiên, nếu một sản phẩm thành công chỉ ra USP của mình vượt trội so với đối thủ, thương hiệu đó sẽ bán được nhiều hàng hơn.

Tạo chỗ đứng cho thương hiệu

Unique Selling Point là một trong những điểm giúp định vị thương hiệu trên thị trường. Thông qua USP, khách hàng sẽ biết đến bạn là ai và nhớ đến bạn lâu hơn. Qua đó, mức độ nhận diện thương hiệu sẽ tăng lên và được nhiều người biết đến hơn.

3. 6 USP nổi bật nhất trên thị trường hiện nay

3.1. USP sản phẩm của Domino’s Pizza

USP của sản phẩm là gì? Top 6 USP “đình đám” trên thị trường

Domino’s Pizza là chuỗi cửa hàng Pizza nổi tiếng toàn cầu xuất phát từ Mỹ. Một đặc điểm dễ nhận thấy của thương hiệu này là trong mỗi cuộc gọi đặt hàng, khách sẽ nhận được thông tin: “Khách hàng sẽ nhận được Pizza nóng, được vận chuyển miễn phí trong vòng 30 phút”.

Domino’s Pizza chú trọng xây dựng USP cho mình là chất lượng sản phẩm tốt với Pizza tươi, nóng sẽ được vận chuyển miễn phí tới tay khách hàng chỉ trong vòng 30 phút. 

Đây thực sự là một điểm nổi bật của Pizza so với các đối thủ khác. Nắm được tâm lý của khách hàng không muốn được giao một chiếc bánh đã nguội và không muốn phải chờ lâu, mất phí vận chuyển, Domino’s Pizza đã xây dựng USP sản phẩm như một lời cam kết của hãng về chất lượng và dịch vụ của mình. Như vậy, USP của Domino’s Pizza đã giải quyết được 3 pain point của khách hàng. Nhờ đó, nó đã giúp Domino thành công thu hút được nhiều khách hàng mua sản phẩm. 

3.2. USP của Baemin

USP của sản phẩm là gì? Top 6 USP “đình đám” trên thị trường

Baemin là ứng dụng đặt và giao đồ ăn nổi tiếng đến từ Hàn Quốc đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong thời điểm dịch COVID 19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và thói quen sinh hoạt của người dân, Baemin đã đưa ra khẩu hiệu:  “Ăn ở nhà cũng ngon”.

Với khẩu hiệu trên, Baemin muốn giúp khách hàng có thể không mất thời gian, công sức tìm kiếm, chỉ cần mở App điện thoại lên, lựa chọn món ăn yêu thích. Sau đó, việc của khách hàng là ngồi chờ, các công việc khác đã có Beamin lo. Bên cạnh đó, so với các đối thủ của mình trong thị trường ứng dụng giao đồ ăn như Grab Food hay Now, Baemin cũng cung cấp nhiều khuyến mãi hấp dẫn và nhiều dịch vụ freeship trong mùa dịch. Với USP này, Beamin mong muốn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm ẩm thực đa dạng “ăn ở nhà cũng ngon” mà không cần phải đi đâu xa. 

3.3. USP sản phẩm của M&M

USP của sản phẩm là gì? Top 6 USP “đình đám” trên thị trường

M&M là một thương hiệu sản xuất và kinh doanh kẹo socola. Nó đã có cho mình một USP có phần kỳ quặc nhưng vẫn tạo được thành công vang dội. Trong thực tế, khi ta cầm socola trên tay, hơi ấm của tay có thể làm socola bị chảy ra và làm bẩn tay mình. Nắm bắt được điều đó, M&M đã sáng tạo ra một USP vô cùng độc đáo: sản phẩm không tan chảy khi bạn giữ nó. USP này đã chứng tỏ một điều là chỉ cần nó mang lại giá trị cho người sử dụng thì nó sẽ hiệu quả. Trong trường hợp này, M&M đã nghiên cứu ra loại võ kẹo không bị tan chảy bởi hơi ấm của tay, ngăn không cho socola bên trong không bị rỉ ra và đó là một điểm sáng trong mắt khách hàng.

3.4. USP của Vinfast

USP của sản phẩm là gì? Top 6 USP “đình đám” trên thị trường

Vinfast là thương hiệu sản xuất xe do tập đoàn VinGroup triển khai đầu tư. Slogan của Vinfast được đánh giá rất hay và đánh thẳng vào tâm lý khách hàng: “Vinfast mãnh liệt tinh thần Việt Nam”.

Điểm độc đáo nhất của Vinfast đó là thương hiệu sản xuất xe Việt Nam đầu tiên được sáng lập. Với USP này, Vinfast đã nhắm đối tượng đến các khách hàng Việt Nam có niềm yêu thích với hàng Việt.

Vinfast là thương hiệu sở hữu 100% từ chủ doanh nghiệp Việt và có dây chuyền lắp ráp và gia công do chính tay người Việt Nam tự sản xuất. Do đó, Vinfast tạo được lợi thế cạnh tranh về giá so với các hãng xe nhập khẩu từ nước ngoài. 

3.5. USP từ lợi ích sản phẩm của Tiki

USP của sản phẩm là gì? Top 6 USP “đình đám” trên thị trường

Tiki là một sàn thương mại điện tử uy tín đến từ Việt Nam. USP của Tiki là giải quyết pain point của khách hàng: giao hàng nhanh và tiết kiệm chi phí. Do đó, Tiki đã khởi động chương trình ”Siêu nhanh – Siêu tiết kiệm”. Với chương trình này, khách hàng có thể nhận được hàng một cách nhanh chóng nhất, chỉ sau khoảng 2 giờ sau khi hoàn thành đặt đơn. Hiện nay, chưa một sàn thương mại điện tử nào giải quyết được bài toán khó này như cách mà Tiki làm. Có thể nói đây chính là USP của Tiki. Thông qua USP này, Tiki đã tạo được tiếng vang về chất lượng dịch vụ của mình với khách hàng.

3.6. USP của SO9

USP của sản phẩm là gì? Top 6 USP “đình đám” trên thị trường

SO9 là một trong những thương hiệu Việt đầu tiên cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội. Trước đây, khi cần sự trợ giúp, các thương hiệu bán hàng trực tuyến cần phải tìm đến các bên cung cấp giải pháp của nước ngoài. Như vậy, khi họ gặp khó khăn với dịch vụ, sẽ không dễ dàng để nhận được sự giúp đỡ. Với SO9, các doanh nghiệp được tư vấn tận tình trong quá trình sử dụng nếu gặp khó khăn. Với USP này, SO9 tin tưởng sẽ gây dựng được niềm tin với khách hàng thông qua việc giải quyết pain point của họ.

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về USP sản phẩm (Unique Selling Proposition) như: Định nghĩa USP là gì, Lợi ích và vai trò của USP với doanh nghiệp và case study về cách chọn lựa USP của doanh nghiệp.

Nguồn: SO9.VN