Marketer Lê Minh Hiếu
Lê Minh Hiếu

Content Editor @ Brands Vietnam

The Body Shop khởi động chiến dịch CSR mới trên toàn cầu

The Body Shop khởi động chiến dịch CSR mới trên toàn cầu

Ngày 11/5/2022, The Body ShopĐặc phái viên về Thanh Niên tại Liên Hợp Quốc đã bắt tay khởi động chiến dịch hoạt động xã hội mới nhất mang tên Be Seen Be Heard (Tạm dịch: Trao Quyền Lên Tiếng), hai đối tác mong muốn khuếch trương tiếng nói của thế hệ trẻ trong đời sống cộng đồng.

Thông tin từ buổi họp báo tại Liên Hiệp Quốc, New York, vào ngày 11/5/2022, hàng triệu thanh niên đang thiếu đi tiếng nói trong các vấn đề xã hội và lĩnh vực chính trị. Hiện nay, không khó nhận ra những vấn đề biến đổi khí hậu, xung đột toàn cầu hay bất bình đẳng đang diễn ra và có xu hướng nghiêm trọng hơn. Hơn bao giờ hết, đây là lúc những ý tưởng, quan điểm và đóng góp của thế hệ làm chủ tương lai cần được xem xét nghiêm túc nhất.

Theo báo cáo toàn cầu vừa được công bố: 82% dân số cho rằng hệ thống chính trị cần được cải cách mạnh mẽ để phù hợp với tương lai, và gần 70% cho rằng giới trẻ cần lên tiếng mạnh mẽ hơn*. Gần một nửa dân số thế giới dưới 30 tuổi. Nhưng thanh niên chỉ chiếm 2,6% lực lượng chính trị gia trên toàn thế giới**. Độ tuổi trung bình của bộ máy lãnh đạo hiện là 62 tuổi***. 37% cơ quan lập pháp tại các quốc gia không có thành viên nào dưới 30 tuổi**, và thậm chí, chưa đến 1% số lượng thành viên là nữ giới.

Tạm dịch: Độ tuổi trung bình của cấp lãnh đạo trên toàn cầu là 62 tuổi

Người trẻ có quyền được can thiệp vào những vấn đề chính trị ảnh hưởng đời sống tương lai của chính họ. Tuy nhiên, những rào cản lâu năm vẫn còn hiện hữu & ngăn cản giới trẻ tham gia sâu hơn. Ngày 11/5/2022, The Body Shop và Đặc phái viên về Thanh Niên tại Liên Hợp Quốc đã bắt tay hợp tác để thay đổi vấn đề này. Thông qua chiến dịch hoạt động xã hội mới nhất mang tên “Be Seen Be Heard” (Tạm dịch: Trao Quyền Lên Tiếng), hai đối tác mong muốn khuếch trương tiếng nói của thế hệ trẻ trong đời sống cộng đồng.

Chiến dịch mong muốn tạo nên những thay đổi lâu dài trong cấu trúc các cơ quan, để nâng cao vai trò của những người trẻ trong việc ra quyết định. Đồng thời, báo cáo chung với đề tài “Trao Quyền Lên Tiếng: Hiểu về sự tham gia của giới trẻ trong lĩnh vực chính trị” cũng đã được ra mắt. Tại thời điểm chiến lược hiện nay, bài báo cáo đã vẽ nên bức tranh tổng thể về những định kiến & rào cản trong cơ cấu mà người trẻ phải đối mặt khi tham gia vào những đề tài mang tầm vóc quốc gia. Nội dung cũng đưa ra những khuyến nghị có thể giải quyết những thách thức hiện hữu và phát triển những lợi ích to lớn hơn cho toàn xã hội. Báo cáo bao gồm những phát hiện từ cuộc khảo sát lớn nhất tại The Body Shop được thực hiện vào tháng 12/2021, tại 26 quốc gia, cùng sự tham gia của 27.043 đối tượng mà một nửa là dưới 30 tuổi.

Nghiên cứu kết luận, 82% đối tượng khảo sát đồng ý rằng hệ thống chính trị cần được cải cách mạnh mẽ để phù hợp với tương lai. Khi mô tả về các chính trị gia, 84% nhắc đến “tư lợi” và 74% nhắc đến “tham nhũng”. 3/4 nhóm người dưới 30 tuổi cảm thấy các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp đang làm “rối tung” xã hội và hành tinh.

Tạm dịch: 37% bộ máy chính trị trên toàn cầu không có thành viên nào dưới 30 tuổi

Cứ 2 trong 3 người được phỏng vấn đồng ý rằng không nên cân bằng tuổi trong chính trị; và 8 trên 10 người ở mọi lứa tuổi tin rằng độ tuổi bầu cử lần đầu tiên lý tưởng nên là 16 đến 18 tuổi, thay vì 18 tuổi trở lên – phổ biến tại phần lớn các quốc gia trên toàn cầu. 1 phần 3 những người dưới 30 tuổi sẽ cân nhắc ứng cử vào một chức vụ chính trị, so với 1 phần 5 nhóm người trên 30 tuổi. Mọi người ở nhiều nhóm tuổi đồng ý rằng khi những cơ hội lên tiếng được trao cho người trẻ trong việc phát triển chính sách hoặc xây dựng thay đổi sẽ tạo nên hệ thống chính trị tốt đẹp hơn.

David Boynton, Giám đốc Điều hành của The Body Shop phát biểu: “Vai trò của chúng tôi rất rõ ràng. Những vấn đề hiện tại của thế giới không thể được giải quyết với một nhóm cá nhân giống nhau, với những quan điểm giống nhau. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng số đông người trẻ lạc quan về tương lai; và chúng ta nên dành sự quan tâm và lắng nghe quan điểm và ý tưởng của họ trong các vấn đề quốc gia. Chúng tôi sẽ sử dụng mạng lưới toàn cầu để nâng cao nhận thức và hỗ trợ thế hệ trẻ, như những gì đã làm trong quá khứ. Kể từ khi Anita Roddick thành lập thương hiệu vào năm 1976, chúng tôi không ngừng đấu tranh cho công bằng xã hội và môi trường. Chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp toàn cầu phải chịu trách nhiệm đối với cộng đồng nơi họ hoạt động. Trong suốt lịch sử vận động của mình, The Body Shop đã tạo nên những sự thay đổi trực tiếp bằng sự thông qua hoặc thay đổi các chính sách và hành động lập pháp tại hơn 24 quốc gia từ năm 1990. ‘Be Seen Be Heard’ đặt mục tiêu về một thế giới công bằng cho người trẻ và được xây dựng bởi người trẻ. Cùng với Văn phòng Đặc phái viên về Thanh Niên tại Liên Hợp Quốc, chúng tôi đặt sứ mệnh theo đuổi mục tiêu này”.

Từ trái qua phải: Samson Itodo, Gina Martin, Jayathma Wickramanayake, Chris Davis.
Nguồn ảnh: Joel Sheakoski/Joel S Photo

Jayathma Wickramanayake, Đặc phái viên về Thanh Niên tại Liên Hợp Quốc phát biểu: “Khoảng cách giữa các thế hệ về quyền lực, ảnh hưởng và lòng tin là một trong những thách thức lớn nhất trong đại chúng. Sự hiện diện tích cực của những người trẻ trong những hoạt động xã hội trên đường phố, tại các cơ quan xã hội và trên các phương tiện truyền thông xã hội đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của thế hệ tương lai về việc tạo nên những thay đổi mang tính chuyển đổi cho sự bình đẳng, công bằng và bền vững trong cộng đồng. Việc tham gia là quyền, nhưng sự thiếu vắng tiếng nói của các đại diện trẻ trong những quyết định trọng yếu đã dẫn đến sự ngờ vực không đáng có với bộ máy chính trị; cũng như những chính sách đưa ra chưa hẳn phản ánh đúng mối quan tâm hay giải quyết vấn đề của họ. Chiến dịch này chính là cơ hội để thay đổi điều đó”.

The Body Shop và Đặc phái viên của Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc về Thanh Niên chung tay thúc đẩy sự thay đổi mang tính chuyển đổi.

Bài báo cáo chỉ ra rằng sự thiếu niềm tin vào hệ thống chính trị tồn tại đã lâu, nhưng người phỏng vấn ở các nhóm tuổi cũng thể hiện mong muốn thanh niên sẽ đóng góp nhiều hơn trong các vấn đề chính trị. Điều này là cơ sở cho những chiến dịch hành động trên toàn cầu, với những thay đổi về mặt chính trị, trong đa dạng đề tài. Trong đó, sự tham gia của giới trẻ trong những vấn đề cần ra quyết định, có thể được nâng cao bằng cách:

Tạm dịch: Người trẻ đóng vai trò quan trọng trong những quyết định ảnh hưởng đến tương lai

  • Giảm độ tuổi bầu cử
  • Tăng cường đại diện chính thức của thanh niên thông qua các hội đồng thanh niên, Quốc hội & Ủy ban
  • Dỡ bỏ các rào cản để nhiều người trẻ được tham gia vào quá trình ra quyết định của cộng đồng
  • Đơn giản hoá việc đăng ký cử tri cho những người tham gia lần đầu tiên
  • Cải thiện kỹ năng lãnh đạo của giới trẻ

Chiến dịch sẽ diễn ra tại 2.600 cửa hàng, trên 75 quốc gia tại 6 châu lục.

Sự hợp tác của The Body Shop và Đặc phái viên về Thanh Niên tại Văn phòng Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc sẽ mang đến ý nghĩa cho những người trẻ và những bên liên quan có thể tham gia vào chiến dịch với những lộ trình đa dạng. Các hoạt động tại địa phương sẽ bao gồm các quan hệ đối tác với các tổ chức phi chính phủ (NGO) được điều hành bởi các thanh niên hay tập trung vào các vấn đề thanh niên, và/hoặc tạo cơ hội thông qua các kiến nghị và hoạt động khác.

Chiến dịch chính thức được phát động trên toàn cầu vào tháng 5/2022 và sẽ kéo dài đến nửa đầu năm 2025. Xem thông tin chiến dịch tại đây.

Chú thích:

* Khảo sát về Thanh Niên toàn cầu Be Seen Be Heard được thực hiện vào tháng 12/2021 bởi Dynata: Đây là nghiên cứu định tính và định lượng quy mô lớn, được khảo sát trên 27.043 đối tượng ở nhiều độ tuổi, bao gồm 14.160 người từ 15 đến 30 tuổi và cư trú tại 26 nước. Để đảm bảo độ tin cậy và đại diện, mẫu tham gia gồm các nhóm tuổi, giới tính, khu vực và mức thu nhập. Khảo sát cũng đảm bảo sự phổ biền về địa lý toàn cầu, với 59% dân số thế giới được bao gồm trong mẫu.

** https://www.ipu.org/our-impact/youth-empowerment/data-youth-participation

*** Dữ liệu REIGN| REIGN (oefdatascience.github.io)