Affiliate Marketing: giải pháp thay thế Marketing truyền thống cho các doanh nghiệp SME?
Dịch bệnh chắc hẳn đã gây nên không ít những ảnh hưởng lên chất lượng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian qua. Để đưa công ty quay trở lại tốc độ tăng trưởng cũ thì nhũng thay đổi và cải tiến trong chiến lược marketing là 1 cách cực kỳ tiềm năng. Và giải pháp đáng Marketing hiện đại (vừa tiết kiệm chi phí trong khi vẫn mang lại hiệu quả cao nhất) dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xoay xở sau đại dịch Covid-19 chính là Affiliate Marketing.
1. Môi trường phát triển Affiliate Marketing tại Việt Nam
Affiliate marketing (hay còn gọi là tiếp thị liên kết) là mô hình Performance Marketing. Nghĩa là các công ty sẽ chi trả chi phí marketing dựa trên hiệu suất làm việc. Có thể hiểu đơn giản: chiến lược Affiliate marketing bán được nhiều sản phẩm thì công ty sẽ trả chi phí marketing lớn. Ngược lại, chiến lược affiliate marketing bán được ít sản phẩm thì công ty sẽ chi trả chi phí marketing thấp hơn.
Tiếp thị liên kết được coi là một chiến lược Marketing phổ biến tại nước ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng mô hình tiếp thị này để thúc đẩy bán hàng và tạo doanh thu trực tuyến với chi phí được tối ưu nhất.
Việt Nam đã và đang hội tụ những điều kiện cần và đủ để phát triển Affiliate Marketing. Chúng ta là đất nước có dân số đông và tỷ lệ dân số trẻ (Gen Z) rất cao. Họ chính là lực lượng sử dụng và tham gia các hoạt động trực tuyến hàng đầu. Vì vậy, sự trẻ hoá dân số cũng chính là 1 yếu tố giúp đảm bảo cho một thị trường tiếp thị liên kết phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong tương lai.
Bên cạnh đó, ngành thương mại điện tử tại Việt Nam đang không ngừng tăng trưởng trong suốt 10 năm vừa qua và hiện chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đặc biệt là sau khoảng thời gian giãn cách xã hội, số danh mục hàng hóa mà người dùng Việt mua sắm trực tuyến tăng 50% so với cùng thời điểm năm 2021.
Bằng chứng khác là sự “phát triển thẳng đứng” của các sàn TMĐT như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo… Số người mua hàng online trực tuyến liên tục tăng qua từng năm. Điều này kéo theo sự phát triển không ngừng của các Affiliate Network - các đơn vị cung cấp hình thức mua bán hàng thông qua link giới thiệu sản phẩm, người giới thiệu sản phẩm sẽ được hưởng hoa hồng nếu có khách hàng mua hàng qua link giới thiệu.
Như vậy, có thể nói sự trẻ hoá dân số kèm theo sự bùng nổ của TMĐT chính là 1 tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp SME thay đổi để bắt kịp xu hướng và vực dậy doanh thu tốt hơn sau đại dịch.
2. Các doanh nghiệp sẽ triển khai Affiliate Marketing như thế nào?
Có 1 số điểm cần lưu ý khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn áp dụng hình thức Tiếp thị liên kết vào mô hình kinh doanh của mình:
-
Thứ nhất, doanh nghiệp chỉ cần phải trả hoa hồng khi có một hành động cụ thể từ phía khách hàng (tải app, mua hàng, điền thông tin…). Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ không cần chi trả cho những hoạt động không tạo ra khách hàng tiềm năng.
-
Thứ hai, sử dụng tiếp thị liên kết cũng là cách hiệu quả để tăng nhận thức thương hiệu trên thị trường. Có 2 phương thức cơ bản khi triển khai tiếp thị liên kết: 1 là paid-traffic (chạy quảng cáo cho sản phẩm), 2 là free-traffic (sử dụng những người nổi tiếng như KOL/ KOC để quảng bá sản phẩm tới tệp follower của họ). Dù làm theo cách nào thì Affiliate cũng là 1 mô hình Marketing giúp tăng độ nhận diện thương hiệu.
-
Thứ ba, các website TMĐT mới thường dễ đối mặt với thất bại nếu như không đủ lưu lượng truy cập và người dùng. Vì vậy, tiếp thị liên kết là một phương pháp giúp bảo toàn để đảm bảo lưu lượng truy cập cho các doanh nghiệp SME mới lập trang web TMĐT.
-
Cuối cùng, hầu hết các Affiliate Network (nền tảng tiếp thị liên kết) đều cung cấp tính năng theo dõi hiệu quả của chiến dịch marketing với các chỉ số về số lần hiển thị, số nhấp chuột, doanh số bán hàng và lượt chuyển đổi để bạn có thể hiểu rõ liệu chiến dịch Affiliate của doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không.
3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bắt đầu áp dụng mô hình Affiliate Marketing như thế nào?
Điều quan trọng nhất khi áp dụng mô hình tiếp thị liên kết là phải theo dõi hiệu suất của chiến dịch và đảm bảo rằng doanh nghiệp đang trả đúng chi phí cho chiến dịch marketing đó.
Các doanh nghiệp lớn sẽ có đủ nhân lực và điều kiện công nghệ để duy trì 1 hệ thống data base giúp theo dõi chiến dịch tiếp thị liên kết. Ngược lại, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhân lực và điều kiện công nghệ giới hạn thì việc tìm kiếm và lựa chọn 1 Affiliate Network (Nền tảng Affiliate) phù hợp sẽ là gợi ý đầu tiên.
Lợi ích của việc sử dụng các nền tảng tiếp thị liên kết này là họ sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thiết lập và bắt đầu triển khai chiến dịch Affiliate 1 cách phù hợp. Doanh nghiệp sẽ không cần phải đăng tin tuyển dụng tìm kiếm nhân viên marketing nữa. Thay vào đó, các Affiliate network sẽ kết nối sản phẩm của doanh nghiệp đến với những Marketer tiềm năng có sẵn trên thị trường. Những Marketer này sẽ đem sản phẩm của doanh nghiệp đi quảng bá.
Ngoài ra, các Affiliate Network sẽ cung cấp hệ thotheo dõi hiệu suất của chiến dịch tiếp thị liên kết thông qua báo cáo bao gồm các chỉ số như lượt click, lượt chuyển đổi, tỉ lệ chuyển đổi,...
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều Affiliate Network như Dinos, Accesstrade, Adflex, Hyperlead, … Mỗi nền tảng affiliate sẽ đều có những ưu điểm riêng. Doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn 1 nền tảng phù hợp với sản phẩm của mình.