Chiến lược Marketing thành công của Honda tại thị trường Việt Nam: Đầu tư vào tài trợ & truyền thông

Honda là một trong những hãng sản xuất xe có tên tuổi trên thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng. Để có được thành công như ngày hôm nay tại thị trường Việt Nam, chiến lược 4P của Honda đã được hãng áp dụng hiệu quả. Hãy cùng ORI tìm hiểu kỹ hơn về chiến lược marketing này qua bài viết dưới đây nhé.

I. Tổng quan về công ty Honda Việt Nam

Công ty Honda được thành lập năm 1948 tại Nhật Bản. Đây là nhà sản xuất ô tô và xe máy hàng đầu của thế giới. Trụ sở Honda tại Việt Nam được thành lập năm 1996. Honda Việt Nam là công ty liên doanh với 3 đơn vị gồm Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan), Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam. Họ hợp tác trên hai dòng sản phẩm chính là ô tô và xe máy.

Khi đến với thị trường Việt Nam, Honda đã khẳng định được vị thế của mình với những sản phẩm chất lượng và chiến lược marketing hiệu quả. Trong hơn 20 năm phát triển, Honda đã trở thành một trong những thương hiệu chủ chốt trong việc sản xuất và cung cấp ô tô xe máy tại Việt Nam.

chien-luoc-4p-cua-honda

Logo của Honda được hoàn thành vào năm 1947, đại diện cho ước mơ bay cao, bay xa.

Khẩu hiệu “The Power Of Dream” (Sức mạnh của những Ước mơ) của Honda thể hiện mong muốn tạo ra nhiều giá trị hơn, biến những mong muốn, ước mơ thành hiện thực và tạo thêm nhiều niềm vui cho người dân và xã hội. Tại Việt Nam, khẩu hiệu của Honda là “Tôi yêu Việt Nam”.

 

II. Phân tích chiến lược 4P của Honda

Một trong những yếu tố làm nên thành công của công ty Honda Việt Nam là chiến lược marketing hiệu quả. Chiến lược 4P của Honda tác động vào giá, sản phẩm, nơi bán và các phương tiện truyền thông. Đặc biệt, Honda đã mở nhiều chiến dịch truyền thông lớn để quảng bá cho thương hiệu.

1. Chiến lược 4P của Honda marketing về giá (Price)

Đối với hầu hết khách hàng, khi muốn mua sản phẩm, họ thường sẽ xem xét giá tiền đầu tiên. Giá cả là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến quyết định có chọn sản phẩm hay không. Đối với sản phẩm xe máy, ô tô, giá cả sẽ tương đối đắt đỏ nhưng đây đều là những phương tiện thiết yếu trong cuộc sống, đặc biệt là xe máy. Chiến lược giá của Honda đã rất chú trọng đến điều này nên đã thu hút được nhiều khách hàng.

chien-luoc-4p-cua-honda

Các sản phẩm của Honda luôn được xem xét giá tiền để phù hợp với giá trị và nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm đó. Ví dụ đối với các sản phẩm có chất lượng trung bình, mẫu mã không bắt mắt thì sẽ có giá bình dân để phù hợp với nhu cầu sử dụng thiết yếu. Còn các xe có mẫu mã đẹp, chất lượng cao cấp sẽ có giá cao nhằm hướng đến những người thuộc giới thượng lưu mong muốn thể hiện đẳng cấp và sang trọng.

Tuy nhiên, đa số các sản phẩm của Honda đều có mức giá trung bình. Công ty Honda Việt Nam xác định rõ khách hàng mục tiêu của họ là tầng lớp có mức thu nhập trung bình chiếm phần lớn trong tổng số khách hàng của Honda. Do đó, việc định giá các sản phẩm vẫn luôn xoay quanh nhóm này. Các chính sách của công ty cũng ưu tiên đặt nhóm khách hàng này lên vị trí hàng đầu để nâng cao hiệu quả marketing.

 

2. Chiến lược marketing về sản phẩm Honda (product)

Chiến lược 4P của Honda marketing về sản phẩm là chiến lược đa dạng hóa. Đa dạng hóa là một chiến lược đầy thách thức vì nếu không có kế hoạch tốt sẽ dẫn đến giảm doanh thu trầm trọng. 

2.1. Lợi ích và nguy cơ của đa dạng hóa sản phẩm

Đa dạng hóa giúp Honda có thể liên tục làm mới, tăng doanh số nhờ nhiều dòng sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh với các nhãn hàng khác.

Tuy nhiên, nguy cơ của chiến lược 4P của Honda về sản phẩm này là có thể sẽ gây mất tính chất và hình ảnh thương hiệu trong mắt người dùng. Cụ thể, trong việc tạo ra quá nhiều sản phẩm khác nhau sẽ làm khách hàng mất nhận thức về sản phẩm chính của nhãn hàng là gì. Từ đó ảnh hưởng đến hình ảnh ban đầu nhãn hàng xây dựng trong mắt khách hàng.

chien-luoc-4p-cua-honda

Đa dạng hóa sản phẩm là nước đi của nhiều nhãn hàng lớn nhưng không phải ai cũng thành công.

 

2.2. Cách khắc phục nguy cơ 

Honda đã có giải pháp tốt để khắc phục việc này. Honda đã tạo ra nhiều thương hiệu con hay còn gọi là các dòng như Vision, Lead, Air Blade, SH,... Nếu muốn tạo ra sản phẩm mới, Honda chỉ cần cải tiến các thương hiệu con này. Khi một sản phẩm SH mới tạo ra, người dùng vẫn sẽ ghi nhớ đó là sản phẩm xe máy SH và SH thuộc quyền sở hữu của Honda. 

Việc đa dạng dòng sản phẩm cũng giúp Honda dễ dàng gắn đặc tính vào tên của dòng. Ví dụ, SH với “sang trọng, đẳng cấp”, Wave với “xe bình dân”,...  Mỗi dòng sản phẩm sẽ được xác định phù hợp với nhu cầu sử dụng và nhóm khách hàng cụ thể. Do đó, người dùng thường sẽ nghĩ ngay đến Honda nếu muốn mua sản phẩm xe máy hoặc ô tô vì họ có nhiều sự lựa chọn phù hợp với mình. 

Việc này cũng là một trong những yếu tố khiến Honda phát triển mạnh mẽ hơn Yamaha và nhiều hãng xe khác tại Việt Nam và trên thế giới. Chiến lược 4P của Honda cũng được Al Ries (chuyên gia marketing nổi tiếng thế giới) đề cập nhiều lần trong các đầu sách của mình.

 

3. Chiến lược 4P của Honda marketing về hệ thống phân phối (Place)

Việt Nam là đất nước có thu nhập không quá cao, cụ thể ở mức trung bình thấp. Do đó, đây là thị trường phù hợp để Honda kinh doanh. Vì muốn tận dụng lợi thế này và tăng doanh thu nhanh chóng, Honda đã xây dựng hệ thống các cơ sở phân phối và bán hàng. 

Trước tiên, Honda Việt Nam đặt các nơi phân phối lớn tại các thành phố lớn và phát triển, sau đó mở rộng ra các nhà phân phối nhỏ ở các huyện, thị trấn và thành phố kém phát triển hơn. Hiện nay, Honda có 2 loại kênh phân phối sau:

3.1. Hình thức phân phối độc quyền

Hình thức phân phối độc quyền sẽ áp dụng cho các sản phẩm cao cấp. Ví dụ, với xe máy SH, Honda sẽ chỉ đưa đến các cơ sở lớn đặt tại các trung tâm đô thị mà hãng trực tiếp quản lý. Những đại lý bán lẻ sẽ không được Honda cho phép lấy hàng từ trụ sở để phân phối đến khách hàng. Việc này giúp Honda thắt chặt trong khâu quản lý sản phẩm và giảm được chi phí kiểm sát các địa điểm bán lẻ.

3.2. Hình thức phân phối rộng rãi

Honda Việt Nam mở rộng các địa điểm bán hàng trên khắp cả nước. Đầu tiên là ở các thành phố lớn, sau đó tiếp tục với các thành phố, huyện, thị xã nhỏ hơn. Việc phân phối rộng rãi ngoài giúp tăng doanh thu mà còn giúp tăng độ nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng. 

Tuy nhiên, mặt trái của việc mở rộng kinh doanh này là quá trình kiểm soát các điểm bán hàng. Vì có quá nhiều đại lý bán hàng trải dài khắp cả nước nên Honda không thể quản lý trực tiếp. Do đó, để tránh các trường hợp xấu, Honda đã yêu cầu các đại lý có những cam kết trong việc phân phối sản phẩm. 

Các cam kết này bao gồm bán đúng giá, đảm bảo chất lượng và không kinh doanh sản phẩm độc quyền của những cơ sở lớn. Giải pháp này phần nào giúp đỡ Honda quản lý các điểm bán lẻ tốt hơn.

 

4. Chiến lược marketing về truyền thông của Honda (Promotion)

Honda là thương hiệu chi mạnh tay trong các chiến dịch truyền thông đại chúng. Honda Việt Nam nổi tiếng với các TVC trên truyền hình vào khung giờ vàng tại các kênh lớn như VTV1, VTV3,... Bên cạnh đó, Honda còn thực hiện các quảng cáo ngoài trời để tăng nhận diện thương hiệu với người dùng. Sau đâu là những hình thức đẩy mạnh quảng cáo của Honda.

4.1. Tài trợ và quan hệ đối tác

Để quảng cáo và đưa hình ảnh thương hiệu đến gần với người dùng hơn, Honda đã thực hiện hợp tác và tài trợ cho nhiều chương trình và đơn vị. Cách quảng cáo này vừa giúp tiếp cận khách hàng một cách thân thiện vừa nâng cao hình ảnh thương hiệu trong mắt họ.

Quan hệ tài trợ quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến Honda là tài trợ cho đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam VFF. Cụ thể, Honda tài trợ cho Đội tuyển bóng đá Quốc gia Nam, Đội tuyển bóng đá Quốc gia Nữ và Đội tuyển U23 Việt Nam từ năm 2019 đến nay. 

chien-luoc-4p-cua-honda

Lễ ký kết tài trợ cho đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam của Honda vào 24/04/2019.

Bên cạnh đó, nhãn hàng này còn hỗ trợ cấp nón bảo hiểm cho trẻ em tại Việt Nam. Việc này giúp nâng cao tỷ lệ trẻ em đội nón bảo hiểm đạt chuẩn từ 35% năm 2018 lên đến 70% trong năm 2019. Ngoài ra, Honda còn hỗ trợ cấp học bổng và các chương trình nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông. Những nỗ lực tài trợ và hợp tác này tạo cái nhìn thiện cảm và tiếp cận người dùng dễ dàng hơn cho Honda.

4.2. Đánh trúng vào nhu cầu của khách hàng

Người Việt Nam ưa chuộng các sản phẩm rẻ và có độ bền cao. Nắm được tâm lý này, Honda đã đưa ra các chiến dịch làm nổi bật các sản phẩm có những đặc tính này như wave alpha,... Vì thế, các sản phẩm này dễ dàng tiếp cận được người dùng và tạo nên niềm tin của người dùng vào sản phẩm của nhãn hàng. Nhờ đó mà thị phần của Honda hơn 70% trên tổng thị phần xe máy tại Việt Nam, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh khác.

4.4. Giới thiệu sản phẩm

Với các sản phẩm mới, Honda đẩy mạnh việc giới thiệu trước công chúng, đặc biệt là các sản phẩm thuộc các dòng nổi tiếng như SH, Wave,... Việc giới thiệu sẽ đi kèm với các giảm giá và khuyến mại cho khách hàng. 

Ngoài ra, Honda còn đem giới thiệu các sản phẩm mới ở các khu hội chợ hoặc phòng triển lãm để thu hút người dùng. Và nhằm thông báo đến khách hàng về việc tung ra sản phẩm mới.

4.5. Đầu tư nhiều vào truyền thông và khuyến mãi lớn

Honda đầu tư mạnh vào TVC và các chiến dịch truyền thông. Cụ thể, Honda đã từng cho chạy chiến dịch “Đi về nhà” và đặt nhiều quảng cáo outdoor. Những hình thức quảng cáo này tốn kinh phí khá lớn nhưng lại đem về hiệu quả đáng kinh ngạc. Đặc biệt là “Đi về nhà”. 

chien-luoc-4p-cua-honda

MV “Đi về nhà” đã làm khuấy động bảng xếp hạng trên youtube vào dịp tết năm 2021.

Nhờ sự góp mặt của Đen Vâu và JustaTee, cộng với đầu tư về mặt kỹ thuật đã giúp MV này lọt top trending trong khoảng thời gian dài. Nhờ đó tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng trên cả nước, đặc biệt là giới trẻ.

Các chương trình khuyến mãi không thật sự hiệu quả nếu xét về mặt doanh thu. Các khuyến mãi thường chỉ thu hút các khách hàng trung thành mà không tiếp cận được với những khách hàng mới. Ngoài ra, việc khuyến mãi tỷ lệ thuận với số lượng bán ra. Khi hết khuyến mãi thì số lượng sản phẩm được bán cũng giảm theo. Và có thể giảm trong thời gian dài vì khách hàng chờ đợi đến đợt giảm giá tiếp theo mới mua hàng. 

4.6. Slogan độc đáo “Tôi yêu Việt Nam” tạo được thiện cảm từ phía khách hàng

Slogan “Tôi yêu Việt Nam” của Honda đã tạo được thiện cảm lớn đối với khách hàng Việt Nam. Honda đã gắn bó với người việt từ những chiếc xe máy 60, 70 đến những chiếc xe SH hiện đại như bây giờ. Do đó, việc tạo slogan này cũng thể hiện được sự gần gũi với khách hàng và với thị trường Việt Nam.

chien-luoc-4p-cua-honda

Chiến lược 4P của Honda còn hợp tác với đài truyền hình Việt Nam cho ra mắt chuỗi chương trình “Tôi yêu Việt Nam”. Chương trình này được Honda đầu tư lớn để phủ sóng trên truyền hình và internet trên phạm vi toàn quốc. Chương trình với mục đích tăng độ hiểu biết về an toàn giao thông đã giúp khách hàng có cái nhìn tốt đẹp về hình ảnh thương hiệu. 

Qua bài viết, chúng tôi đã phân tích chiến lược 4P của Honda. Chiến lược này đã giúp Honda thuận lợi tiến vào và thống trị thị trường Việt Nam trong lĩnh vực xe máy. Mong những thông tin trong bài viết giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu các case study về marketing.