Phân tích SOSTAC: Top 3 mô hình lập kế hoạch Marketing đơn giản, hiệu quả

SOSTAC được bình chọn là mô hình phổ biến thứ 3️⃣ trong cuộc thăm dò của CIM về các mô hình tiếp thị vì nó dễ nhớ và dễ dàng cấu trúc cho các hoạt động lập kế hoạch khác nhau. 
👉 Vì vậy, cho dù bạn đang xây dựng một chiến lược Marketing tổng thể, Digital Marketing hay cải thiện các chiến thuật kênh riêng lẻ như SEO, Social Media, quảng cáo,... bạn đều có thể áp dụng mô hình SOSTAC để đạt kết quả tốt nhất. 
⚡️ Cùng tìm hiểu mô hình lập kế hoạch Marketing xịn sò này nhé!

SOSTAC là viết tắt của:
- Situation - Thực trạng của doanh nghiệp?
- Objectives - Mục tiêu là gì?
- Strategy - Làm cách nào để đạt được điều đó?
- Tactics - Làm cách nào để đạt được điều đó một cách chính xác?
- Actions - Kế hoạch là gì?
- Control - Kiểm soát kế hoạch và hoạt động

 

Giai đoạn 1: Phân tích thực trạng 

- Phân tích doanh nghiệp bằng mô hình SWOT: Đâu là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa đối với toàn doanh nghiệp.
- Phân tích hiệu suất Marketing hiện tại
- Phân tích Customer Insight
(Who, Why, How): Khách hàng tiềm năng là ai (Phân tích nhân khẩu học), cách họ tương tác với thương hiệu, các nền tảng được sử dụng, làm thế nào để tiếp cận, thu hút họ.
- Phân tích xu hướng thị trường hiện tại 
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Đối thủ của bạn là ai? Làm thế nào để họ cạnh tranh (giá cả, sản phẩm, dịch vụ khách hàng, danh tiếng,...) những yếu tố khác biệt chính của họ?
- Các nguồn lực kỹ thuật số: Liệt kê tất cả các kênh kỹ thuật số khác nhau được sử dụng và sự thành công của từng kênh đối với doanh nghiệp - điều gì đang hoạt động tốt và điều gì không?

 

Giai đoạn 2: Mục tiêu 

Thiết lập mục tiêu 5S bao gồm Sell, Serve, Sizzle, Speak, Save 
- Sell (Bán): Mục tiêu thu hút và giữ chân khách hàng
- Serve (Phục vụ): Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng 
- Sizzle (Giá trị được thêm vào): Tăng sự nhận biết, độ phủ sóng thương hiệu, tạo trải nghiệm thương hiệu trực tuyến tích cực
- Speak: Tăng tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng 
- Save: Tăng hiệu quả ổn định 


Xác định mục tiêu 5S theo mô hình SMART:
- Specific: Đơn giản, hợp lý, cụ thể
- Measurable: Có thể đo lường được 
- Achievable: Mục tiêu khả thi, có thể đạt được
- Relevant: Liên quan đến mục tiêu kinh doanh 
- Time-Bound: Đạt mục tiêu trong thời hạn nhất định 

 

Ví dụ với mục tiêu thu hút khách hàng, mục tiêu theo SMART là: Tiếp cận được 100.000 khách hàng mới trong quý 2/ 2022.

 

Giai đoạn 3: Chiến lược

Phân tích STP 
- Segment: Phân chia khách hàng trong thị trường mục tiêu thành các nhóm nhỏ khác nhau - có chung đặc điểm, nhu cầu và phản hồi tương tự. 4 loại phân khúc thị trường bao gồm theo địa lý, theo nhân khẩu học, theo hành vi khách hàng, theo tâm lý khách hàng.
- Target: Lựa chọn thị trường mục tiêu bao gồm những khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 4 phương pháp lựa chọn thị trường mục tiêu: tập trung vào một phân đoạn thị trường cụ thể, chuyên môn hóa có chọn lọc, chuyên môn hóa theo đặc tính thị trường, bao phủ toàn bộ thị trường 
- Positioning: Định vị thương hiệu nhằm đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng.

 

Phân tích SIT
- Sequence: Trình tự được khuyến khích là: Tăng độ tin cậy, cố gắng, mua hàng,.... Việc sắp xếp theo trình tự rất quan trọng vì nó cho phép khách hàng cảm thấy thông tin được cung cấp đáng tin cậy và có nguồn rõ ràng.
- Integration: Tích hợp tất cả cơ sở dữ liệu vào CRM, có thể bao gồm trang web, tiếp thị qua email, điện thoại,... Việc tích hợp thông tin này cho phép một công ty đánh giá các cơ sở dữ liệu của họ và đưa ra các giải pháp về cách cải thiện chúng. 
- Targeting & Segmentation: Phân khúc thị trường dựa trên sản phẩm của công ty.

 

Giai đoạn 4: Chiến thuật 

Marketing Mix 7P:
- Product (Sản phẩm): Sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của một nhóm khách hàng mục tiêu hoặc tiềm năng. 
- Price (Giá): Định giá dựa trên các yếu tố như: thị phần, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm,  giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm,...
- Place (Phân phối): Địa điểm mà khách hàng có thể tiếp cận và mua được sản phẩm/dịch vụ.
- Promotion (Xúc tiến): Tất các các hoạt động quảng cáo/ hỗ trợ bán hàng, nhằm tiếp cận, thu hút và chuyển đổi khách hàng. 
- People (Con người): Người tiếp xúc, tương tác với khách hàng (chủ doanh nghiệp, nhân viên tiếp thị, nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng hoặc người giao hàng,…) 
- Process (Quy trình): Quy trình giúp doanh nghiệp có thể phân phối sản phẩm đến tay khách hàng, bao gồm: quy trình sản xuất/ phân phối sản phẩm, quy trình thanh toán, quy trình logistic,....
- Physical evidence (Bằng chứng vật chất): Bao bì sản phẩm, bảng chỉ dẫn, biên lai giao hàng hay cách bố trí cửa hàng của doanh nghiệp,...

 

Một số Marketing tactics hiệu quả 
- SEO
- Google Ads, Facebook Ads,...
- Affiliate Marketing 
- Content Marketing 
- Email Marketing

 

Giai đoạn 5. Hành động

Xây dựng chiến thuật cho từng chiến lược triển khai
SEO
- Phân tích từ khóa: Nhắm mục tiêu từ khóa nào?
- Tối ưu hóa Onpage: Tối ưu hóa các yếu tố trên trang web để đảm bảo thứ hạng tốt nhất trong Google.
- Nội dung: Tạo nội dung giá trị, hữu ích, xác định và tiếp cận các blogger, diễn đàn và trang web hàng đầu trong ngành được chuẩn bị để tạo nội dung dành cho khách và xây dựng mối quan hệ, thúc đẩy thương hiệu.
- Xây dựng liên kết: Xây dựng backlink để tăng thẩm quyền trang web. 

Quảng cáo Google
- Phân tích từ khóa: Nhắm mục tiêu từ khóa nào?
- Ngân sách 
- Trang đích: Thực hiện các từ khóa đang nhắm mục tiêu đưa khách hàng đến đúng trang web.

Content Marketing 
- Phân tích insight chuyên sâu của khách hàng
- Xây dựng chiến lược Content theo hành trình khách hàng 
- Xây dựng tỷ trọng nội dung theo mô hình AIDA


Xác định thời gian và phân công nguồn lực để thực hiện các chiến thuật. 
 

Giai đoạn 6: Kiểm soát

- Theo dõi KPI và đánh giá các chỉ số 

- Đánh giá trải nghiệm người dùng (Các bình luận, đánh giá của người dùng,...)

- Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi