Marketer VIETSTARMAX - TVC Quảng Cáo
VIETSTARMAX - TVC Quảng Cáo

Nhà sản xuất Phim quảng cáo @ Vietstarmax

Những điều nên và không nên đối với Video Marketing

Hiện nay, Việc sử dụng Video Marketing đã trở thành chiến lược đắt giá cho các thương hiệu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có hơn 50% người tiêu dùng muốn xem video từ các thương hiệu, nhiều hơn bất kỳ loại nội dung nào khác. Đối với những marketer mới làm quen với lĩnh vực video marketing, dưới đây là một số điều cần làm và không nên làm khi bạn bắt đầu. 

Những điều nên làm

1. Nội dung video ấn tượng

Sử dụng nội dung video ấn tượng là điều đầu tiên mà người xem dành tình cảm đến với doanh nghiệp của bạn. Cho nên việc sử dụng một nội dung video như thế nào là điều rất quan trọng. Bạn nên tập trung video của mình vào câu chuyện thương hiệu ở tất cả những khía cạnh bạn có thể nghĩ đến, thay vì chỉ lo bán sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn vì storytelling là một xu hướng không thể tách rời của video marketing.

Đặc biệt, Việc lựa chọn người đại diện cho doanh nghiệp của bạn trong video phải chân thực và rõ ràng. Vì điều này cho thấy rằng thương hiệu của bạn uy tín và đáng tin cậy như thế nào. Trên thực tế, các video do chính các CEO cầm máy quay không theo kiểu kịch bản có sẵn hào nhoáng và đặc biệt lạ mắt thường được khách hàng nhìn nhận tốt hơn. 

2. Thêm vào CTA

Thông thường trong các video của các thương hiệu hay quên thêm vào lời kêu gọi hành động (CTA). Đây có thể gọi là một chiến thuật nhỏ nhưng cần thiết trong chiến lược video tổng thể của bạn. Điều quan trọng sau khi khách hàng mục tiêu đã tương tác với nội dung video của bạn, là bạn phải hướng họ đến một hành động cụ thể.

Khách hàng có nên truy cập landing page hay website để tìm hiểu thêm về doanh nghiệp và yêu cầu tư vấn hay xem thêm một video khác không? Một lời kêu gọi hành động rõ ràng vừa phù hợp sẽ cho phép bạn thúc đẩy mức độ tương tác của khách hàng cao hơn. Vì vậy, CTA có thể dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. 

Những điều nên và không nên đối với Video Marketing

Luôn thêm vào CTA trong video (Nguồn ảnh: marketing doorway)

4. Theo dõi kết quả bằng các công cụ phân tích 

Một báo cáo dự báo và xu hướng từ Cisco cho biết video sẽ chiếm 82% tổng lưu lượng IP vào năm 2022. Đây cũng chính là lý do tại sao việc xem xét và đo lường mức độ thành công của từng video là điều cơ bản để đảm bảo chúng tiếp cận khán giả theo cách hiệu quả nhất có thể.

Bạn có thể làm điều này thông qua phân tích và số liệu, bao gồm: tỷ lệ xem và phát video, tỷ lệ xem hết video, lượt xem theo nơi chia sẻ video, lượt chia sẻ trên mạng xã hội, tỷ lệ chuyển đổi hoặc ảnh hưởng của video đến doanh thu.

5. Phụ đề cho video

Ngày nay, gần 85% video trên thiết bị di động được xem ở chế độ tắt tiếng có phụ đề. Bởi vì thói quen xem video của người tiêu dùng hiện nay rất linh hoạt. Họ có thể xem trên phương tiện giao thông công cộng khi đang đi làm, nhân viên văn phòng xem trên bàn làm việc của mình hoặc bất kỳ ai lướt qua phần video khi đang nghe Spotify.

Phụ đề chi tiết rõ ràng và ngắn gọn là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho video của thương hiệu. Không chỉ cung cấp khả năng tiếp cận với đa dạng nhóm người, mà còn giúp việc xem nội dung đơn giản hơn cho tất cả người xem. 

Những điều không nên làm

1. Quá tập trung vào việc trở nên viral

Nhiều thương hiệu thường muốn ý tưởng video của họ phải mang tính viral hay “lan truyền” mạnh mẽ. Nhưng đừng quá chú trọng vào việc đạt được điều này bất kể có mang đến lợi ích về thương mại hay không. Lượt truy cập hoặc lượt xem video thường được sử dụng để đo lường thành công. Nhưng theo quan điểm marketing, đó không phải lúc nào cũng là cách tốt nhất để xác định thành công.

Những điều nên và không nên đối với Video Marketing

Không nhất thiết phải trở nên viral (Nguồn ảnh: let’s do video)

Một video được nhắm mục tiêu tốt có thể chỉ có 5.000 lượt truy cập và mang lại 10.000 đô la doanh thu. Trong khi một video khác có thể thu về hàng triệu lượt truy cập nhưng chỉ mang lại 1.000 đô la. Vì vậy, hãy cân nhắc xem một video viral có phù hợp với doanh nghiệp của bạn không. Ví dụ, một video được sản xuất cho một cửa hàng sửa chữa ô tô ở thị trấn nhỏ không có khả năng dẫn đến một làn sóng kinh doanh, ngay cả khi mọi người trên toàn cầu xem video viral của họ. 

2. Video quá dài

Khi nói đến việc xác định mức độ tương tác tổng thể trên video của bạn, thời lượng đóng một vai trò quan trọng. Theo Wistia, video có thời lượng từ hai phút trở xuống có tỷ lệ tương tác cao hơn. Nếu video dài hơn hai phút, tỷ lệ giữ chân sẽ giảm đáng kể theo thời gian. Thời lượng video của bạn cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào nền tảng bạn sẽ đăng tải. Ví dụ, một video dài hai phút phù hợp với YouTube và Facebook, nhưng nên được rút ngắn cho Instagram và Twitter.

Lưu ý: Các video ngắn thường rất có hiệu quả trong việc nhận biết và tương tác với thương hiệu. Các video dài thường phù hợp để thúc đẩy cuộc trò chuyện và cung cấp thông tin chi tiết cho người dùng. 

3. Chỉ sản xuất video cho một nền tảng

Chiến lược đa nền tảng đã trở nên quan trọng hơn đối với video marketing. Hiện nay đã không còn phù hợp để bạn chỉ tạo video cho một nền tảng sau đó copy lại cho tất cả những nền tảng khác. Nếu nội dung được thiết kế riêng cho từng nền tảng, nội dung đó sẽ có cơ hội tương tác và chuyển sang doanh nghiệp cao hơn nhiều so với phương pháp video marketing một video phù hợp với tất cả. 

Những điều nên và không nên đối với Video Marketing

Video phải được thực hiện cho nhiều nền tảng khác nhau (Nguồn ảnh: Lynda)