Chiến lược Marketing của KFC - Đối thủ đáng gờm với McDonald’s

KFC là thương hiệu thức ăn nhanh đình đám của Mỹ đã đặt chân vào thị trường Việt Nam sau khi quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa. Đây là một sự liều lĩnh của KFC khi Việt Nam còn là một thị trường mới và chưa thịnh hành đồ ăn nhanh.

1. Khởi nghiệp với tham vọng nhỏ bé:

KFC là viết tắt của cụm từ Kentucky Fried Chicken- Gà rán Kentucky, là thương hiệu gà rán được thành lập vào 20/03/1930 thuộc sở hữu tập đoàn Yum! Brands (Hoa Kỳ). Đây là tập đoàn lớn nhất thế giới về lĩnh vực fast food với 39.000 nhà hàng tại hơn 125 quốc gia. 

Chiến lược Marketing của KFC - Đối thủ đáng gờm với McDonald’s

(Nguồn: Travel Mag)

Khởi đầu bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho khách hàng dừng chân tại trạm xăng Corbin – bang Kentucky. Ông Harland Sander gọi đó là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn với công việc. Với mục đích ban đầu để mưu sinh nhưng sau này nó trở thành một trong  những hệ thống đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới. Nhờ vào ông luôn nỗ lực, phấn đấu và sáng tạo thành công các công thức pha chế bí mật với 11 loại hương vị với kỹ thuật nấu sáng tạo mang đến hương vị  đặc biệt của món gà rán.

Năm 1955, ông Harland Sanders đã tự tin với chất lượng gà rán của mình và quyết định thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Sau 10 năm, KFC đã có hơn 600 cửa hàng nhượng quyền tại Mỹ và Canada. Năm 1964, Harland Sanders quyết định bán chuỗi cửa hàng của mình cho một nhóm nhà đầu tư với giá 2 triệu đô la Mỹ, trong đó có John Y.Brown JR, người sau này đã trở thành thống đốc bang Kentucky.

2. Sự gia nhập và phát triển tại thị trường Việt Nam:

Vào năm 1997, KFC đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh, đánh dấu 1 chân vào sự khởi đầu của KFC tại Việt Nam với thực đơn phong phú và đa dạng. KFC đã mất gần 10 năm đầu tiên để chịu lỗ và cố gắng thay đổi nhận thức người tiêu dùng rồi trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân Việt Nam. Hãy cùng xem qua những  năm KFC gia nhập vào thị trường Việt Nam:

  • Tháng 12/1997: Nhà hàng đầu tiên được mở tại TP. Hồ Chí Minh.

  • Tháng 12/1998: Mở rộng thêm nhà hàng tại Đồng Nai.

  • Tháng 6/2006: Bắt đầu mở thêm tại thủ đô Hà Nội.

  • Tháng 5/2008: Sau đó lan rộng ra miền trung bắt đầu từ Huế.

  • Năm 2011: Mở đồng loạt các cửa hàng tại Quy Nhơn, Hải Dương, Phan Thiết, Nha Trang,…

  • Năm 2013: Khai mở cửa hàng đầu tiên tại thành phố du lịch mới Hạ Long.

        … 

Chiến lược Marketing của KFC - Đối thủ đáng gờm với McDonald’s

(Nguồn: Wikipedia)

Với chiến lược Marketing của KFC, hệ thống này đã mặt tại hơn 36 tỉnh, thành phố lớn trên cả nước. Quy mô phát triển hơn 153 nhà hàng và sử dụng hơn 3.000 lao động, từ đó tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân Việt Nam. Vậy chiến lược Marketing Mix của KFC đã chọn là gì? 

3. Chiến lược Marketing Mix của KFC:

KFC là thương hiệu đầu tiên trong ngành đồ ăn nhanh của nước ngoài đặt chân vào thị trường Việt Nam. Lúc đầu Việt Nam là đất nước không ưa chuộng những món ăn nhanh. Nên đây là một trong những thách thức lớn đối với KFC tại thời điểm đó. Với chiến lược Marketing mix của mình thì KFC đã thành công chinh phục được người dân nơi đây kể cả những người khó tính. 

Chiến lược sản phẩm của KFC

Sản phẩm được xem là yếu tố đứng đầu trong chiến lược Marketing mix của KFC. Sản phẩm ban đầu của KFC chính là những miếng gà giòn bằng áp suất, được tẩm ướp với công thức gồm 11 loại thảo và gia vị. Đến với mỗi quốc gia, KFC luôn điều chỉnh thực đơn của mình để phù hợp với văn hóa và thói quen tại đất nước đó. Ở các nước Hồi giáo và Trung Đông thì KFC phục vụ gà Halal còn ở Ấn Độ KFC cung cấp các loại bánh kếp chay và cơm chay để phục vụ các khách hàng ăn chay. 

Khi vào Việt Nam, KFC cũng thay đổi khẩu vị để phù hợp với ẩm thực của Việt Nam. Bên cạnh các món ăn nổi tiếng ở KFC như gà rán và hamburger, KFC còn chế biến thêm các món ăn khác như cơm gà, bắp cải trộn Jumbo, bánh mì mềm, bánh trứng Egg Tart,… và kích thước cũng nhỏ hơn để phù hợp với thói quen ăn uống của người tiêu dùng tại Việt Nam.

Chiến lược Marketing của KFC - Đối thủ đáng gờm với McDonald’s

(Nguồn: Foody)

Chiến lược Marketing của KFC giúp thương hiệu có được chỗ đứng vững chắc, sản phẩm vô cùng độc đáo của nhãn hàng. Ngoài ra, danh mục các sản phẩm được sắp xếp theo nhiều loại giúp khách hàng lựa chọn được thức ăn nhanh chóng như: gà rán truyền thống, thức ăn nhẹ, thức ăn phụ, nước giải khát,… KFC cũng tung ra thị trường nhiều món mới như hamburger phi lê, hamburger tôm,... với nhiều thức uống giải khát thay thế nước ngọt tạo nên sự thích thú và tò mò cho giới trẻ.

Một điểm đáng chú ý nữa khi KFC đã nghiên cứu và tạo ra một loại dầu chiên gà ít béo nhằm chú trọng tới sức khỏe của khách hàng. Thêm vào đó, nguồn cung cấp thịt gà sạch và uy tín của KFC cũng là điểm mạnh giúp người tiêu dùng an tâm sử dụng. Không dừng lại với dịch vụ cung cấp gà rán mà KFC còn cung cấp cho khách hàng sự thoải mái nhất với chính sách thẻ VIP cho khách hàng khi mua hàng được chiết khấu 10%. Nhờ vậy KFC tạo được sự gắn kết với khách hàng và khách hàng trung thành.

Chiến lược giá của KFC

Khi mới gia nhập thị trường Việt Nam thì đồ ăn nhanh như gà rán, hamburger đang quá xa lạ với người Việt. Do đó KFC thực hiện chính sách giá thấp để thâm nhập vào thị trường nhằm giúp khách hàng dễ tiếp cận với sản phẩm. Đây được xem là chiến lược hiệu quả bởi sau thời gian chịu lỗ gần 10 năm, năm 2006, KFC bắt đầu có lãi và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường F&B tại Việt Nam.

Chiến lược Marketing của KFC - Đối thủ đáng gờm với McDonald’s

(nguồn: fanpage KFC)

Chiến lược về giá linh hoạt giúp KFC nhanh chóng chiếm thị phần đồ ăn nhanh tại Việt Nam. Khi đã có lượng khách hàng trung thành, KFC chuyển sang chiến lược tăng giá cao hơn đối thủ. Dù mức giá không vượt xa quá nhiều, điều này đã tác động mạnh mẽ tới tâm lý khách hàng về hình ảnh thương hiệu cùng lối suy nghĩ sản phẩm có “giá cao hơn sẽ có chất lượng tốt hơn”. 

KFC gộp các sản phẩm và tạo thành gói combo cung cấp cho khách hàng với mức giá ưu đãi hơn khi lựa chọn mua riêng lẻ. Chính điều này đã khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn, các combo cũng được triển khai linh hoạt và tùy chọn để vừa đáp ứng đúng sở thích vừa phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt.

Chiến lược phân phối của KFC

Năm 1997, KFC đã đến với Thành phố Hồ Chí Minh, thời điểm hiện tại hãng đã xây dựng hệ thống cửa hàng rộng khắp các vùng miền. Năm 2005, KFC có 17 cửa hàng, đến năm 2008 con số nâng lên 44 cửa hàng, và 1 năm sau con số này là 70 cửa hàng. Hiện nay, KFC có hơn 140 cửa hàng trải dài 3 miền Bắc – Trung – Nam và các thành phố lớn.

Điều này cho thấy chiến lược mở rộng các kênh phân phối của KFC dàn trải tại nhiều địa phương nhằm tiếp cận tối đa khách hàng. Các cửa hàng tập trung ở trung tâm các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng vì đây được coi là tập trung nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Với độ phủ sóng lớn như thế này chiến lược phân phối tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng khi muốn tìm kiếm một cửa hàng KFC gần nhất cho bản thân. Điều này giúp tiết kiệm được thời gian đi lại mà khách hàng không phải đi quá xa nơi mình ở để có được bữa ăn tại KFC.

Chiến lược Marketing của KFC - Đối thủ đáng gờm với McDonald’s

(Nguồn: diễn đàn doanh nghiệp)

Chiến lược phân phối của KFC còn được thể hiện ở số lượng cửa hàng cũng như vị trí phân phối trong hệ thống của KFC. Ban đầu KFC thường chọn các siêu thị hay trung tâm mua sắm vì những địa điểm này thường đặt ở những khi đông dân cư và thuận tiện cho người dân mua sắm cũng như thưởng thức đồ ăn. Do tốc độ phát triển của siêu thị hay những trung tâm thương mại lớn hơn với tốc độ phát triển của KFC, nên hãng đã chọn những vị trí đẹp và thuận lợi gia thông để tạo cho khách hàng được sự tìm kiếm dễ dàng cũng như không gian rộng rãi khi trải nghiệm mua hàng tại KFC. Những kênh phân phối của KFC hợp lý và địa điểm không gian được thương hiệu nghiên cứu nghiêm túc kỹ càng đã tạo ra hiệu ứng tốt không chỉ ở các thành phố lớn mà ở những địa phương nhỏ.

Nguồn: AdsPlus