Marketer Phan Linh
Phan Linh

Author | Freelance Writer | Writing Coach @ Norway

Bài học PR từ vụ "đạo" diễn văn của Melania Trump

Vụ đạo diễn văn của phu nhân Donald Trump đã rùm beng trên báo chí một thời gian. Đáng ra thời điểm có bài phát biểu đó là thời điểm để Melania Trump toả sáng thì nó nhanh chóng gây ra nhiều tranh cãi khi người nghe phát hiện ra cô đã ăn cắp ý tưởng của một diễn văn của bà Michelle Obama từ năm 2008.

Bài học PR từ vụ đạo diễn văn của Melania Trump

Ảnh: Getty Images

Chẳng có gì ngạc nhiên khi giới truyền thông nhảy vào "xâu xé", hầu hết đều lên tiếng chế nhạo. Truyền thông xã hội xuất hiện hàng loạt những đoạn video đáng xấu hổ - khi so sánh trực tiếp hai bài phát biểu. Người dùng Twitter có chuyện để cười, chế giễu Melania trum với hashtag #famousMelaniaTrumpQuotes. Nhưng giữa muôn vàn sự đùa cợt chế giễu đó, cũng có nhiều câu hỏi nghiêm túc: làm sao lại có thể xảy ra một chuyện như vậy?

Theo New York Times, người viết diễn văn cho Melania Trump đã gửi một bản nháp cho cô trước đó, sau đó đợi phản hồi từ cô. Nhưng Melania Trump đã không nói gì hết. Thay vào đó, cô nhặt nhanh ý, tự viết lại theo ý mình và tất nhiên trong đó, hầu như sao chép lại những ý tưởng và từ ngữ của Michelle Obama.

Công chúng đã nhận được lời xin lỗi từ Tập đoàn của Trump. Sau đó, một chuyên gia viết lách trong nội bộ của Trump có tên Meredith Mclver đã đưa ra một bức thư, trong đó cô xin lỗi vì đã vô tình giúp Melania Trump viết những hướng dẫn ăn cắp ý tưởng.

Nhưng, có một vấn đề là, các phương tiện truyền thông không tin Meredith Mclver thực sự tồn tại. Những hãng tin đáng tin cậy không thể xác định được danh tính của người này. Xét về khía cạnh PR, đây thực sự là một trường hợp vô cùng cẩu thả và nghiêm trọng. Tất nhiên, dưới góc độ làm PR, tôi nhận ra một số bài học:

1. Phải tin tưởng chuyên gia PR của bạn

Trong những cuộc tranh cãi, có một điều rõ ràng: khi nói tới PR, tốt nhất là nên lắng nghe những chuyên gia. John McConnell và Matthew Scully rất cẩn trọng trong việc lên kế hoạch và đã viết những bản diễn văn cho Melania Trump trước một tháng ngày diễn ra Hội nghị của Đảng cộng hoà. Cả hai đều là những chuyên gia viết diễn văn chính trị cao cấp và lâu năm. Họ đã từng viết cho George W.Bush vào đầu những năm 2000.

Vì vậy, khi Melania Trump tự biết lại bài diễn văn gốc (với không chút kinh nghiệm nào trước đó), hiển nhiên cô ta không hề coi trọng chuyên môn của những người viết diễn văn chuyên nghiệp. Tất nhiên cô có tiếng nói tự do và công khai trong những bài phát biểu. Nhưng những người viết diễn văn chuyên nghiệp mới là những người biết đâu là cách tốt nhất để một diễn văn được tiếp nhận. Rõ ràng, bài diễn văn của Melania Trump không hề được đón nhận.

2. Giao tiếp

Rõ ràng, Melania Trump không nói chuyện với những người viết diễn văn sau khi cô đọc bản thảo đầu tiên. Cô không muốn chuyên gia giúp đỡ.

Một chuyên gia PR muốn làm việc với khách hàng của họ để sáng tạo nội dung mà mọi người đều hài lòng. Họ sẽ dành thời gian để tìm hiểu mục tiêu của khách hàng, phác thảo ra những giá trị mà khách hàng tin tưởng với thương hiệu và đưa ra những mô tả hay diễn giải một thông điệp. Giao tiếp rất quan trọng, bất kể là ở giai đoạn nào, vì không có giao tiếp thì không thể làm việc, cũng không thể nắm bắt được tiêu chuẩn hay yêu cầu của khách hàng.

3. Đừng nghĩ có thể qua mắt được thiên hạ

Tập đoàn Trummp ban đầu đã từ chối xác nhận việc Melania đạo văn. Sau đó, họ lập luận đó chỉ là một sự trùng hợp. Cuối cùng, họ đưa ra một tuyên bố về cô Meredith Mclver trong một nỗ lực làm "yên lòng" công chúng. Tuy nhiên, lại chẳng có ai chứng minh được cái cô Meredith Mclver là một người thật đang tồn tại.

Các phương tiện truyền thông và công chúng theo dõi mọi thứ. Bạn cần phải minh bạch với họ. Khi mà một chuyên gia viết trong tập đoàn Trump thậm chí không có một tài khoản Twitter hay LinkedIn được xác minh, họ hoàn toàn có thể nghi ngờ đó là "giả".

Một PR agency không chấp nhận những bài viết từ khách hàng khi họ biết đó là một mẫu quảng cáo hay bài viết ăn cắp ý tưởng. Thêm vào đó, khách hàng cũng không thể tạo ra những nhân vật hư cấu, hoặc nói dối công chúng. Mọi thứ đều cần rõ ràng, nhất là những nội dung được phát hành ra bên ngoài, chỉ cần một chút sơ sảy có thể sẽ trở thành thảm hoạ và sụp đổ hình ảnh trong công chúng. Nó cũng sẽ đưa bạn từ cái nhìn thiện cảm trở nên bị ghét bỏ trong mắt công chúng. Giống như những gì đã xảy ra với Melania Trump.

Đọc các bài chia sẻ về PR & Truyền thông khác tại www.makeitnoise.com