4 xu hướng OEM marketing mà doanh nghiệp không thể bỏ qua trong năm 2022
Trước áp lực của thế độc quyền mà Facebook và Google tạo nên trong thị trường quảng cáo ứng dụng di động, OEM đang dần được lựa chọn như một phương thức tăng trưởng chiến lược đối với các nhà phát hành ứng dụng trên toàn cầu. OEM là gì? Các xu hướng tăng trưởng ứng dụng nào trên OEM mà bạn không nên bỏ lỡ?
1. OEM là gì?
Trong ngành công nghiệp thiết bị di động, OEM được định nghĩa là các công ty vừa sản xuất thiết bị di động, vừa tự xây dựng ứng dụng và vận hành app store riêng. Ví dụ, Samsung – công ty xuất đi 80,4 triệu điện thoại thông minh chỉ trong quý 3 năm 2020 – là một Android OEM. Các OEM phổ biến khác như OPPO, Vivo, Xiaomi và Huawei cũng chiếm thị phần lớn trên toàn cầu, đặc biệt ở một số khu vực như Đông Nam Á, Nam Mỹ hay Châu Âu. Doanh nghiệp có thể sử dụng các app store thay thế này để quảng bá ứng dụng đến nhiều người dùng mới chưa được khai thác trước đó, từ đó tăng trưởng tệp người dùng và mở rộng quy mô ứng dụng.
2. 4 xu hướng marketing OEM trong năm 2022
Xu hướng 1: OEM marketing là sự lựa chọn trong chiến lược UA của thị trường châu Âu
Có nhiều yếu tố cho thấy các nhà phát triển và quản lý UA ở phương Tây đang tăng cường sử dụng OEM marketing. Các nền tảng quảng cáo OEM như Xiaomi, Huawei, OPPO và Vivo ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, do doanh số bán hàng cao trong suốt năm 2021 và giúp nhiều doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn người dùng mới. Cũng trong năm đó, Xiaomi soán ngôi Samsung, trở thành hãng điện thoại thông minh số 1 châu Âu. Báo cáo của Strategy Analytics cho biết, Xiaomi đã bán được gần 12,7 triệu chiếc điện thoại thông minh tại thị trường châu Âu trong quý II – góp phần đưa thị phần của công ty đạt mức 25,3% – trong khi đó, Samsung chiếm 24% thị phần với 12 triệu chiếc. Các hãng OEM này có doanh số cao một phần nhờ bán điện thoại thông minh ở mức giá thấp hơn Apple.
Hơn nữa, các nền tảng quảng cáo OEM còn tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp ở phương Tây – xu hướng này dự kiến sẽ kéo dài suốt năm 2022. Các hãng OEM đã thành công giành được một số cơ hội quảng báo thương hiệu lớn, điển hình như Vivo đã ký kết hợp động độc quyền với FIFA để trở thành nhà tài trợ chính thức của FIFA World Cup 2022. Điều này hứa hẹn giúp các doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn người dùng mới sau khi khởi chạy ứng dụng trên các app store thay thế. Các hãng OEM như Xiaomi, Huawei, OPPO, Vivo và realme là một giải pháp thay thế hiệu quả cho các kênh marketing có chi phí đắt đỏ gấp nhiều lần. Điều này cho thấy các nhà phát triển ứng dụng ở phương Tây cần khai thác các app store này để đẩy mạnh tăng trưởng.
Xu hướng 2: OEM sẽ thách thức vị thế độc quyền của Google và Facebook trong năm 2022
Vị thế độc quyền của Google và Facebook liên tục bị lung lay trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của OEM – các hãng điện thoại phát triển app store riêng. Các OEM đứng đầu thế giới đã có hơn 45% thị phần. Với việc không ngừng cải tiến sản phẩm để hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp, các nền tảng quảng cáo OEM dần trở thành mối đe dọa cho sự thống trị của các ông lớn trong ngành, như Xiaomi, Huawei, OPPO, realme và Vivo. Không chỉ dừng lại ở việc tăng thị phần, OEM còn tập trung phát triển các sản phẩm quảng cáo để giúp doanh nghiệp có thêm người dùng mới. OEM càng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các doanh nghiệp phương Tây sau khi cam kết tuân thủ quy định GDPR và CPAA.
OEM có đủ sức cạnh tranh với Google và Facebook nhờ chi phí tăng trưởng người dùng thấp, cung cấp nhiều lựa chọn quảng cáo an toàn với thương hiệu và đem đến môi trường quảng cáo nói không với gian lận. Chứng kiến việc nhiều nhà phát triển bổ sung nền tảng quảng cáo OEM vào chiến dịch quảng cáo, các đối tác đo lường di động (Mobile Measurement Partner) như Appsflyer và Adjust đã quyết định tích hợp với các OEM hàng đầu – giúp nhà phát triển theo dấu người dùng đến từ các nền tảng quảng cáo này. Kết quả AppsFlyer Performance Index gần nhất cho thấy, điện thoại thông minh của các hãng OEM được đánh giá cao cả về số lượng và chất lượng người dùng.
Xu hướng 3: Nhiều nhà phát triển game đang lựa chọn OEM làm kênh quảng cáo
Trước đây có một số quan điểm chưa đúng về OEM và mô hình kiếm tiền dành cho game di động khiến thị trường OEM chưa được tận dụng trong mảng game di động. Cụ thể, nhà phát triển cần hiểu đúng rằng, nếu lựa chọn OEM để triển khai ứng dụng, thì họ không nhất thiết phải bổ sung giải pháp thanh toán mới. Một số app store như Samsung, Huawei và Xiaomi cho phép tích hợp giải pháp thanh toán, tạo điều kiện để nhà phát triển phát hành ứng dụng trên store. Hơn nữa, OPPO, Vivo và Xiaomi cũng không ép buộc nhà phát triển phải sử dụng giải pháp thanh toán của hãng.
Một quan điểm sai lầm khác về mô hình kiếm tiền dành cho game di động trên OEM là: nếu phân phối quảng cáo trên app store thay thế, thì các công ty video ad như Unity và AppLovin sẽ không ghi nhận doanh thu. Sự thật là, phía nhà phát triển ứng dụng sẽ không gặp phải bất kỳ một hạn chế nào, miễn là app store thay thế không từ chối phân phối ứng dụng có cài dịch vụ Google Play.
Các quan điểm sai này khiến cho nhà phát triển bỏ qua các lợi ích to lớn từ OEM. Khi ngày càng nhiều nhà phát triển hiểu đúng về cách thức kiếm tiền trên nền tảng quảng cáo OEM, chúng ta có thể hy vọng rằng các nhà phát triển game sẽ lựa chọn OEM thường xuyên hơn trong năm 2022.
Xu hướng 4: Thị trường app store mở rộng với tốc độ chóng mặt
Thị trường app store trong năm tới đây sẽ mở rộng với tốc độ như “tên bắn”. Nhiều nhà phát hành quảng cáo hàng đầu, ví dụ Epic Games, đang thực hiện nhiều thay đổi đáng kể để tham gia vào thị trường. Trước đây, vì lo ngại về vấn đề độc quyền, Epic games đã quyết định không sử dụng phương thức thanh toán của App Store và Google Play trong một phiên bản cập nhật Fortnight. Cuộc đối đầu gay gắt giữa các công ty này dẫn đến việc Fortnight bị gỡ bỏ khỏi App Store. Ví dụ này cho thấy, các hành động củng cố sức mạnh độc quyền của hai hãng app store lớn chỉ thôi thúc các nhà phát triển tìm kiếm giải pháp thay thế thông qua OEM.
Xu hướng sử dụng OEM như một mảnh đất mới đầy tiềm năng đang ngày càng rõ ràng hơn ở khu vực Đông Nam Á – nơi có hệ sinh thái cân bằng hơn cho các nhà phát triển, bao gồm thị trường Việt Nam với 2/3 dân số sử dụng thiết bị di động OEM. Khi Google Play quyết định tạm thời xóa PayTM ra khỏi store, công ty công nghệ đến từ Ấn Độ này đã tìm kiếm giải pháp thay thế. Các doanh nhân lớn ở Ấn Độ cũng đang hợp lực với nhau để xây dựng app store riêng. Việc thị trường ngày càng mở rộng và chào đón nhiều gương mặt mới sẽ nhanh chóng mang đến nhiều tác động lớn. Hy vọng xu hướng này sẽ giúp nhiều app store có thêm động lực để cạnh tranh thị phần trong năm 2022.
Hãy liên hệ với avow.tech hoặc email [email protected] để tìm hiểu thêm về cơ hội tăng trưởng người dùng ứng dụng di động trên kênh OEM tại Việt Nam và trên toàn cầu.