TenMax: Phân tích ngành dịch vụ giao đồ ăn Đông Nam Á - Hành vi tiêu dùng rất khác nhau

TenMax: Phân tích ngành dịch vụ giao đồ ăn Đông Nam Á - Hành vi tiêu dùng rất khác nhau

Theo thống kê, năm 2021 có ít nhất 70% người dân địa phương đã lựa chọn mua thức ăn mang về. So với trước năm 2020, tần suất mua và chi tiêu cho đồ ăn sẵn đã tăng hơn 60%. Bước vào ngành giao hàng thực phẩm là một trong những động thái cần thiết để củng cố vị trí của doanh nghiệp trước khi chuyển sang Super App.

Dịch vụ giao hàng ăn uống gần như gắn liền với thương mại điện tử để trở thành động lực tăng trưởng chính của các ngành công nghiệp kỹ thuật số. Dù bạn là chủ cửa hàng có ý định mở rộng kinh doanh tại các nước Đông Nam Á hay các nhà quảng cáo muốn bắt kịp cơn sốt và gia nhập nền tảng, bài viết này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn sâu sắc về thị trường giao hàng thực phẩm Đông Nam Á với 3 trọng tâm chính:

Tiêu điểm 1: Tổng giá trị đang bùng nổ, độ thuận tiện và vệ sinh tạo ra 11,5 tỷ cơ hội kinh doanh

TenMax: Phân tích ngành dịch vụ giao đồ ăn Đông Nam Á - Hành vi tiêu dùng rất khác nhau

Khi bắt đầu phát triển dịch vụ giao hàng, ngành thức ăn nhanh là ngành cung cấp chính, cho đến những năm gần đây, dân số và mô hình việc làm ở Đông Nam Á đã thay đổi, nhu cầu giao đồ ăn tăng lên và các nền tảng giao hàng đã xuất hiện. Từ các hàng quán vỉa hè đến các nhà hàng được xếp hạng sao đều đã tham gia thị trường để mở rộng nguồn khách hàng và tiết kiệm chi phí vận hành.

Thêm vào đó, dịch bệnh đã thúc đẩy sự phát triển của ngành giao hàng thực phẩm, nó không chỉ giải quyết vấn đề dân sinh mà còn mang đến “bình minh” cho các doanh nghiệp.

Tại Indonesia, 40% cửa hàng tham gia nền tảng giao hàng lần đầu tiên là sau khi bùng phát COVID-19. Người tiêu dùng tại nước này xem xét các quy định về vệ sinh và phòng chống dịch bệnh để tăng tần suất sử dụng dịch vụ giao hàng thực phẩm.

Ở Malaysia, người dân địa phương đặt hàng mang đi ít nhất 1 lần mỗi tuần và cứ 3 người thì có 1 người chọn các nhà hàng địa phương khi đặt hàng để hỗ trợ nhà hàng duy trì tồn tại qua mùa dịch.

Báo cáo mới nhất của Momentum Works chỉ ra rằng tổng giá trị giao dịch giao thực phẩm ở Đông Nam Á lên tới 15,5 tỉ USD. Sự phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng hàng năm đáng kinh ngạc là 30% cho thấy dịch bệnh đã thay đổi hành vi tiêu dùng thực phẩm của người dân, và người tiêu dùng tiếp tục tin tưởng vào sự tiện lợi của các dịch vụ giao thực phẩm. Nhìn về tương lai, thị trường dịch vụ chuyển phát vẫn còn nhiều tiềm năng.

Tiêu điểm 2: Ba nền tảng lớn cạnh tranh – Giao hàng thực phẩm tích luỹ thông tin chi tiết của bên thứ nhất và chủ động thanh toán

TenMax: Phân tích ngành dịch vụ giao đồ ăn Đông Nam Á - Hành vi tiêu dùng rất khác nhau

Báo cáo mới nhất của nền tảng giao đồ ăn Đông Nam Á chỉ ra rằng Indonesia, Thái Lan và Singapore là 3 thị trường hàng đầu trong khu vực. Tuy nhiên, Malaysia và Thái Lan có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao nhất. Điều này phản ánh sức tiêu dùng ngày càng mạnh của người dân 2 nước. Trong khi đó, Việt Nam công bố mức tăng hàng năm thấp nhất, cho thấy rằng những đợt lockdown và giãn cách xã hội nghiêm ngặt có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh doanh.

Cạnh tranh về dịch vụ chuyển phát ở Đông Nam Á rất khốc liệt. Grab, Foodpanda và Gojek là 3 ông lớn tranh giành “quyền bá chủ”. Dù các rào cản gia nhập ngành chuyển phát tương đối thấp và thực tế là các dịch vụ bản địa hoá có thể được sử dụng như một lợi thế cạnh tranh thì các nền tảng chính ở các quốc gia vẫn có đôi chút khác biệt. Thị trường Malaysia chủ yếu bị chi phối bởi 2 nền tảng, Foodpanda và GrabFood. Tại Việt Nam, Grab và ShopeeFood chiếm đến 90% thị phần. Tại Indonesia, GrabFood và GoFood đối đầu trực tiếp. 

Khi giao hàng trở thành thói quen thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của mọi người, nhiều dữ liệu và thông tin chi tiết của bên thứ nhất có thể được tích luỹ trên nền tảng và các nhà khai thác có thể phát triển nhiều mô hình kinh doanh hơn, tạo đà tiến lên hàng ngũ Super APP.

Ví dụ như dự án của TenMax với Gojek Indonesia đã mở rộng hoạt động kinh doanh quảng cáo của họ để tạo ra nền tảng quảng cáo kỹ thuật số độc quyền GoGAN, cho phép người dùng thương hiệu toàn cầu tối ưu hoá các kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số của họ ở mọi quy mô. Hay như Shopee cũng đã thành công trong việc ăn mòn thị phần của các đối thủ khác với chiến lược tung ra dịch vụ giao đồ ăn để thu hút sự tham gia sâu rộng và đa dạng của người dùng hiện tại.

Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm với rủi ro. 63% người dùng cho biết họ không ngại chuyển nhà cung cấp nền tảng phân phối. Vì vậy, đối với doanh nghiệp, củng cố lòng trung thành với thương hiệu là cách duy nhất để tồn tại.

Tiêu điểm 3: Mặt hàng và giá cả là chìa khoá – Bảo vệ môi trường và sức khoẻ trở thành xu hướng chủ đạo mới

TenMax: Phân tích ngành dịch vụ giao đồ ăn Đông Nam Á - Hành vi tiêu dùng rất khác nhau

Dịch vụ giao hàng ăn uống dường như đã gắn liền với thương mại điện tử và thanh toán điện tử như 3 nhà khai thác nền tảng (Grab, Foodpanda và Gojek) tạo đà tăng trưởng lớn cho ngành kỹ thuật số. Vậy làm thế nào để giành được trái tim của người tiêu dùng?

Theo thống kê của GrabFood, 3 lý do chính khiến người tiêu dùng Malaysia đặt đồ ăn giao tận nơi là: ︎Không có thời gian nấu nướng, không biết nấu món họ muốn ăn, tránh xếp hàng trong nhà hàng. Bên cạnh đó, giá cả, lựa chọn đồ ăn đa dạng và khuyến mãi là các yếu tố chính để người dùng thử đặt đồ ăn từ một nhà hàng mới.

Theo khảo sát tại Việt Nam của i-Buzz Asia, 70% người dùng thích giao hàng miễn phí và gần 60% tìm kiếm mã khuyến mãi. Giảm giá cũng là yếu tố số 1 khiến người dân Indonesia sẵn sàng sử dụng một nền tảng giao hàng cụ thể. Có ý kiến ​​cho rằng các nền tảng hoặc cửa hàng có thể áp dụng nhiều chiết khấu nhỏ để thu hút người tiêu dùng đặt hàng nhiều hơn. Với nhận thức về môi trường ngày một nâng cao, có đến 60% người tiêu dùng chọn tuỳ chọn không cần thìa đũa hay đồ dùng khác khi đặt hàng.

Ngoài ra, các vấn đề sức khoẻ trở nên quan trọng hơn trong thời kỳ dịch bệnh và các đơn đặt hàng ăn uống lành mạnh trên GrabFoob đã tăng gấp 3 lần. Tại Việt Nam, không khó để tìm đặt các loại đồ ăn này qua các từ khoá tìm kiếm như “EatClean” hay “Healthy food”. 70% người dùng Malaysia nói rằng họ muốn ăn uống lành mạnh hơn và 40% sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm lành mạnh. Nếu muốn tăng lòng trung thành với thương hiệu, bạn cũng có thể bắt đầu từ việc thiết kế thực đơn và sản phẩm để cung cấp hàng hoá hay dịch vụ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Tóm lại, xu hướng giao hàng trong tương lai ở Đông Nam Á có liên quan mật thiết đến sự phát triển của các Super APP. Các doanh nghiệp dù gia nhập hay mở rộng thị trường giờ đã có thêm định hướng và thông tin để đưa vào cân nhắc.

* Nguồn: TenMax (Tổng hợp)