Marketer Thu Nguyệt
Thu Nguyệt

Head of MarCom @ Unique OOH

OOH x Storytelling: Khi bảng quảng cáo ngoài trời biết “kể chuyện”

OOH x Storytelling: Khi bảng quảng cáo ngoài trời biết “kể chuyện”

Khi bảng quảng cáo ngoài trời biết “kể chuyện”, thương hiệu và người tiêu dùng sẽ có thể kết nối với nhau theo cách gần gũi và thân tình nhất.

Storytelling là khái niệm không còn quá xa lạ trong lĩnh vực Truyền thông – Marketing – Quảng cáo. Thay vì trực tiếp đưa thông điệp đến với công chúng, các nhãn hàng lựa chọn cách kể một câu chuyện thú vị để khiến người tiêu dùng liên tưởng đến thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Bằng cách này, thông điệp sẽ đến với công chúng một cách tự nhiên và gần gũi hơn.

Vậy còn quảng cáo ngoài trời thì sao? Chúng không chỉ là những biển bảng đơn thuần chỉ hình và chữ, đặt tại những vị trí thuận mắt khách hàng mà nhiều khi đằng sau đó còn có những câu chuyện ẩn chứa thông điệp mà thương hiệu muốn gửi gắm.

Vậy OOH có thể vận dụng Storytelling như thế nào? Hãy cùng Unique OOH khám phá thông qua bài viết sau.

Storytelling Marketing là gì?

Những câu chuyện hấp dẫn kèm theo những ý tưởng độc lạ giúp chúng ta hiểu hơn thế giới xung quanh, lấp đầy những khoảng trống về kiến ​​thức, kinh nghiệm và khiến cuộc sống trở nên thú vị hơn. Đối với quảng cáo ngoài trời (OOH), tiếp thị bằng cách kể chuyện (Storytelling Marketing) là một trong những công cụ không thể bỏ qua.

Nói một cách đơn giản thì Storytelling Marketing là chiêu thức tiếp thị bằng cách kể một câu chuyện thú vị và mang tính liên tưởng. Các thương hiệu và nhà quảng cáo đã sử dụng những câu chuyện để bán sản phẩm trong nhiều thế hệ, ví dụ Procter & Gamble sử dụng câu chuyện của anh chàng Old Spice, chàng cao bồi Marlboro Man đại diện cho hãng thuốc lá Marlboro, hoặc câu chuyện về chú hề Ronald McDonald của thương hiệu đồ ăn nhanh McDonald’s...

OOH x Storytelling: Nghệ thuật kể chuyện trong quảng cáo ngoài trời

 Có nhiều thương hiệu đã tận dụng rất tốt việc “kể chuyện” để “bán hàng”

Tuy nhiên, việc áp dụng chiêu thức Storytelling Marketing chỉ thành công trong những năm đầu tiên, vì chúng nhanh chóng trở nên cũ kỹ, do các thương hiệu ngày ấy thường lấy mình làm trung tâm và kể lể quá nhiều, trong khi người nghe muốn thấy được những gì liên quan đến họ.

Liên tưởng đến nghệ thuật giao tiếp, mọi người thường thích được lắng nghe nhiều hơn thay vì việc nghe người khác thao thao bất tuyệt về bản thân. Vì thế, Storytelling Marketing ngày nay đã chuyển hướng để có thể giao tiếp tốt hơn với người tiêu dùng, thương hiệu sẽ “nhường vai chính” lại để khách hàng trở thành nhân vật trung tâm trong các câu chuyện.

Storytelling Marketing sẽ tạo kết nối với khách hàng trước rồi sau đó mới bán sản phẩm. Mặc dù việc không tập trung vào sản phẩm có vẻ trái ngược với mục tiêu cốt lõi, nhưng nhờ sự xây dựng và kết nối cảm xúc với khách hàng sẽ giúp bạn bán hàng hiệu quả hơn rất nhiều.

Có nhiều câu chuyện và cách thức để kể, nhưng điều quan trọng là cần hiểu được khán giả của bạn. Là một nhà quảng cáo, chắn hẳn ai cũng biết rằng việc hiểu khách hàng mục tiêu là điều cần thiết như thế nào.

Không có gì ngạc nhiên khi các biển quảng cáo thường được các tổ chức phi lợi nhuận sử dụng để kết nối với công chúng. Với hình ảnh trực quan, lời kêu gọi mạnh mẽ, thông điệp có thể tác động đến mọi người và tạo ra những thay đổi tích cực. Những câu chuyện bằng hình ảnh này kết nối với người xem theo cách mà lời nói không thể diễn đạt hết được.

Việc kể chuyện tốt không chỉ mang lại lợi ích cho việc quảng bá thương hiệu mà còn tạo ra bản sắc và tính cách cho thương hiệu. Chiêu thức tiếp thị này tạo ra các kết nối đích thực và lâu dài theo thời gian.

OOH x Storytelling: Nghệ thuật kể chuyện trong quảng cáo ngoài trời

OOH kể chuyện là cách thức tiếp cận với người tiêu dùng một cách hiệu quả
(#Sending Love là một chiến dịch OOH toàn cầu được triển khai trong mùa dịch để truyền cảm hứng cho mọi người)

Những yếu tố cần thiết cho một chiến dịch Storytelling Marketing

Có muôn vàn cách thức kể một câu chuyện, và nếu đã từng trải nghiệm về phương thức tiếp thị này, bạn sẽ thấy có những cách kể khéo léo nhưng cũng có những câu chuyện vụng về. Đặc biệt là đối với OOH, kênh truyền thông vốn dựa vào việc thu hút sự chú ý của mọi người một cách nhanh chóng, thì câu chuyện càng phải toả ra sức hút trong thời gian ngắn nhất có thể.

Dưới đây là một số yếu tố cần thiết cho một chiến dịch Storytelling Marketing:

  • Sự thật: Ngay cả những câu chuyện về thương hiệu cũng phải tuân thủ 3 yếu tố chính của việc xây dựng thương hiệu: nhất quán, kiên trì và bền bỉ. Câu chuyện được kể sẽ định hình bản sắc thương hiệu, do đó nó cần phải được xác thực để tăng độ uy tín, thuyết phục.
  • Cá tính riêng: Kể chuyện không phải là bán sản phẩm, mà là bán bản sắc thương hiệu. Muốn người tiêu dùng tò mò, tìm hiểu về thương hiệu thì bạn cần phải biến câu chuyện của mình trở nên hấp dẫn hơn so với đối thủ. Cá tính riêng chính là nét đặc sắc của thương hiệu mà đối thủ không có được.
  • Các nhân vật thú vị: Mỗi câu chuyện cần phải có các nhân vật phù hợp và có sức hút để mọi người chú ý. Những quảng cáo hay nhất thường gắn liền với việc nhân vật việc vượt qua nghịch cảnh khó khăn, hoặc mang lại cảm xúc tích cực cho người xem. Hãy tìm cách để đáp ứng thị hiếu của khán giả và nên có một đại sứ thương hiệu phù hợp để đồng hành và lan toả câu chuyện đi xa hơn.
  • Gợi sự tò mò: Việc nói quá nhiều sẽ dễ gây nhàm chán, hãy nên tiết chế và kể vừa đủ. Đối với một câu chuyện đủ hấp dẫn, khán giả sẵn sàng chủ động truy cập để tìm hiểu và nghe toàn bộ câu chuyện. Đối với một bảng quảng cáo kể chuyện, thương hiệu có thể coi đó là phương tiện dẫn chuyện, hãy nhớ để lại URL hoặc QR code để người xem truy cập và tìm hiểu nhiều hơn.

OOH x Storytelling: Nghệ thuật kể chuyện trong quảng cáo ngoài trời

TikTok sử dụng thông điệp gợi mở và một mã QR trên bảng quảng cáo để thu hút người qua đường

Sự kết hợp giữa Storytelling Marketing và OOH

Một bức ảnh đáng giá hơn cả ngàn lời nói sáo rỗng. Vì bộ não của chúng ta xử lý hình ảnh nhanh hơn 60 nghìn lần so với văn bản thuần tuý. Trên Twitter, người ta đã chứng minh rằng các bài post có hình ảnh luôn được tweet lại nhiều hơn 150% so với những bài post không có. Bởi hình ảnh bao giờ cũng mang lại sự tin tưởng và dễ dàng kết nối cảm xúc hơn là những dòng chữ viết đơn thuần. Kết hợp sức mạnh của hình ảnh đẹp với vị trí đắc địa, chiến dịch OOH của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn.

OOH có thể kết hợp với các yếu tố của một chiến dịch Storytelling Marketing. Từ câu chuyện cá nhân theo hướng dữ liệu đến hình ảnh tuyệt đẹp kết nối với khán giả. OOH chính là một minh chứng rõ ràng cho câu thần chú “Less is More”, hãy để khán giả muốn biết nhiều hơn nữa. Điều quan trọng là học cách kể chuyện bằng hình ảnh.

Dưới đây là một số gợi ý để vận dụng Storytelling Marketing vào OOH:

  • Chú trọng vào hình ảnh: Đối với OOH, hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng để gây ấn tượng với người xem và quyết định sự thành bại của một chiến dịch. Nhưng một hình ảnh hấp dẫn thôi là chưa đủ, điều quan trọng là hình ảnh đó có thực sự phù hợp với đối tượng mục tiêu của nhãn hàng hay không.
  • Chú trọng vào bối cảnh câu chuyện: Người xem kỳ vọng về những gì họ sẽ thấy trong OOH và xa hơn nữa là điều đó liên tưởng đến cái gì, và có liên quan đến bối cảnh mà họ đang sống hay không. Một phần của nghệ thuật giao tiếp bằng hình ảnh chính là thấu hiểu được khách hàng. Việc vận dụng các bối cảnh đó sẽ gia tăng khả năng hiển thị của chiến dịch OOH.
  • Được cá nhân hoá: Đứng trước một quảng cáo OOH, khán giả muốn biết tại sao nó lại ở đó và thông điệp liệu có liên quan đến chính họ hay không. Sự liên quan và kết nối chính là sợi dây liên kết thương hiệu và người tiêu dùng.
  • Có thể khơi gợi những xung đột, căng thẳng: Xung đột và căng thẳng trong những câu chuyện là một trong những yếu tố thu hút người xem, họ sẽ cảm thấy thắc mắc vì sao lại như vậy, như vậy là đúng hay sai và kích thích sự tìm hiểu sâu xa hơn.
  • Sự gợi mở và liên tưởng: Hãy cho khán giả thấy điều gì đó thật bất ngờ, bởi tâm lý chung của con người là cảm thấy tò mò về những gì xảy ra đằng sau những bức màn đóng kín. Nhiều thương hiệu đã kể chuyện bằng cách sử dụng chính hình ảnh nhân sự của họ, hé lộ cho mọi người thấy được ai là người đứng sau những nỗ lực của thương hiệu, điều này mang đến sự chân thực và gợi mở hơn rất nhiều.
  • Kết hợp nhiều phương tiện truyền thông trong một câu chuyện: OOH ngày nay không đứng độc lập mà nó là một phần của chiến dịch tiếp thị tổng lực, do đó việc sử dụng đa kênh sẽ tạo ra nhiều điểm chạm và kể câu chuyện tốt hơn. Ví dụ như OOH đảm nhận chức năng giới thiệu và gây tò mò với người đi đường, còn social media, hay quảng cáo báo in, truyền hình... sẽ kể sâu hơn, chi tiết hơn và xuyên suốt hơn.

OOH x Storytelling: Nghệ thuật kể chuyện trong quảng cáo ngoài trời

iPhone là một trong những bậc thầy “kể chuyện”, điều đó thể hiện qua hàng loạt tấm bảng quảng cáo đặc sắc của thương hiệu

Storytelling trong OOH có thể kể chuyện theo cách nào?

Có rất nhiều cách thức kể chuyện mà OOH có thể sử dụng để tiếp cận người xem, mỗi cách thức sẽ có thế mạnh và cách triển khai riêng. Tuỳ vào chiến lược tiếp thị và đối tượng tiếp cận của nhãn hàng mà lựa chọn cách thức phù hợp. Đặc biệt hơn trong 2 năm trở lại đây do ảnh hưởng của đại dịch, hai phong cách kể chuyện được sử dụng nhiều nhất là câu chuyện cá nhân và câu chuyện theo hướng dữ liệu.

  • Câu chuyện theo hướng dữ liệu: Là việc sử dụng các con số để kể một câu chuyện, đó có thể con số thống kê, tỉ lệ %, sự tăng trưởng, doanh thu... Dữ liệu sẽ mang lại sự chân thực cho chiến dịch Storytelling Marketing, nâng cao uy tín của nhãn hàng và tạo niềm tin nơi người tiêu dùng. Các số liệu thống kê thường hoạt động hiệu quả đối với quảng cáo OOH và kết hợp với hình ảnh phù hợp sẽ có thể giúp chiến dịch lan toả mạnh mẽ.

OOH x Storytelling: Nghệ thuật kể chuyện trong quảng cáo ngoài trời

Spotify là thương hiệu khéo léo khai thác dữ liệu của người dùng để tạo nên những OOH campaign ấn tượng

  • Câu chuyện theo hướng cá nhân: Những câu chuyện mang tính cá nhân và có thực thường mang đến nhiều cảm hứng cho người xem và dễ dàng tạo dựng các mối quan hệ lâu dài. Câu chuyện cá nhân có thể là câu chuyện của chính nhân viên hoặc khách hàng của bạn. Kiểu kể chuyện này thể hiện khía cạnh nhân hậu, nuôi dưỡng lòng tin. Nghe có vẻ khó, nhưng bạn luôn có thể kể những câu chuyện cá nhân hấp dẫn thông qua OOH.

OOH x Storytelling: Nghệ thuật kể chuyện trong quảng cáo ngoài trời

Twitter sử dụng chính câu tweet của người dùng thực trong chiến dịch OOH để kết nối với nhiều người hơn

  • Cung cấp thông tin hữu ích và được cập nhật theo thời gian thực: Đây là hai loại tiếp thị kể chuyện khác mà các nhà quảng cáo OOH có thể sử dụng. Đối với cách kể chuyện mang tính giáo dục, việc kết hợp thông tin có liên quan đến kiến thức thực tế trên bảng quảng cáo ngoài trời có thể giúp bạn tạo dựng danh tiếng về độ tin cậy. Việc phản hồi với các sự kiện diễn ra theo thời gian thực cũng là một ý tưởng hay để tương tác với người tiêu dùng và khiến họ thấy gần gũi hơn.

Billboard quảng cáo cập nhật thời tiết đầy sáng tạo của OMO Matic

Bảng quảng cáo ngoài trời của OMO hiển thị thông tin thời tiết theo thời gian thực khiến người đi đường thích thú

Có nhiều cách để vận dụng Storytelling Marketing vào chiến dịch OOH. Là một phương tiện truyền thông đại chúng và có thể tiếp cận trực diện, OOH là một trong những cách tốt nhất để kết nối cảm xúc với người dùng. Marketing kể chuyện là một xu hướng đang phát triển và hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho thương hiệu trong thời gian tới. Việc kết hợp những câu chuyện đầy tính liên tưởng, những nhân vật thú vị và một phần sự thật sẽ làm chiến dịch tiếp thị trở nên sống động và thu hút hơn.

Thu Nguyệt
* Nguồn: Unique OOH