Thuật Toán Penguin Là Gì? Cách Nhận Biết Và Khắc Phục Khi Bị Dính Penguin
Thuật toán Penguin là gì? Vì sao thuật toán này được xem là một trong những nỗi sợ cho SEO-ers. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn bao quát toàn bộ thông tin về Google Penguin. Từ đó, giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để phát triển SEO mạnh hơn trong tương lai. Cùng SEODO kham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Thuật toán Penguin là gì?
Thuật toán Penguin là gì? Đây một thuật toán được phát triển bởi Google nhằm chống spam. Google Penguin được xây dựng với mục đích chống và phát hiện những tình trạng spam về liên kết hoặc nhồi nhét từ khóa. Những hành động này được xem là bất hợp pháp khi đưa bài viết lên top trang tìm kiếm.
Thuật toán penguin là gì?
2. Lịch sử của Google Penguin là gì?
Lịch sử thuật toán Penguin là gì? Tùy vào từng thời điểm khác nhau mà thuật toán Penguin luôn thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế và loại bỏ những điểm yếu của phiên bản cũ, Google Penguin luôn luôn thường xuyên nâng cấp phiên bản một cách tối ưu hơn. Trải qua thời gian dài update, Penguin đã có rất nhiều phiên bản khác nhau. Dưới đây là những lần cập nhật điển hình của thuật toán Penguin:
- Penguin 1.0 được phát hành vào ngày 24 tháng 4 năm 2012, tác động đến hơn 3,1% các truy vấn. Để tránh sai sót, các lập trình viên đã tạo một biểu mẫu nếu người dùng thấy rằng mình bị Penguin đánh nhầm thì có thể kháng nghị. Ngoài ra, họ còn một biểu mẫu khác để bạn báo cáo các trang Web Spam.
- Thuật toán Google Penguin 1.1 được phát hành vào ngày 26 tháng 5 năm 2012, tác động ít hơn 0,1% các truy vấn.
- Penguin 1.2 được phát hành vào ngày 5 tháng 10 năm 2012, tác động đến hơn 0,3% các truy vấn.
- Penguin 2.0 được phát hành vào ngày 22 tháng 5 năm 2013, tác động đến 2,3% các truy vấn. Bản phát hành Penguin này tiếp tục phạt các trang Web có hành vi xấu và thưởng cho các trang Web có trải nghiệm người dùng tốt.
- Penguin 2.1 được phát hành vào ngày 4 tháng 10 năm 2013, tác động đến khoảng 1% các truy vấn. Mặc dù bản cập nhật này được coi là một lần làm mới, nhưng nó đã ảnh hưởng đến một số lượng lớn các truy vấn.
- Penguin 3.0 được phát hành vào ngày 17 tháng 10 năm 2014, tác động đến khoảng 1% các truy vấn.
Lịch sử của Google Penguin là gì?
3. Mục đích ra đời của thuật toán Penguin
Google đã ra mắt thuật toán Google Penguin với mục tiêu chú trọng vào các link spam và việc xây dựng liên kết không tốt ở website. Chính vì vậy, thuật toán Google Penguin giúp và hỗ trợ các website có nội dung chất lượng giành lại thứ hạng. Bên cạnh đó, thuật toán này sẽ làm giảm hiệu quả các hoạt động mà SEO mũ đen gây ra. Việc ra đời thuật toán Google Penguin tạo ra một môi trường thông tin đảm bảo chất lượng cho người tìm kiếm.
4. Ảnh hưởng của Google Penguin đến SEO
Các nhà quản trị web sử dụng link building và các backlinks có chất lượng thấp đã nhận thấy được lưu lượng truy cập tự nhiên và vị trí xếp hạng đã giảm đáng kể từ khi thuật toán Google Penguin ra đời. Bên cạnh trừ điểm và loại bỏ những thứ tiêu cực mà thuật toán này còn giảm thứ hạng tin tưởng của trang web. Do đó, một website mà google đánh giá cao cần phải tuân thủ nguyên tắc và tránh bị vi phạm. Từ đó, các trang web cần chú trọng hơn trong việc xây dựng content và hệ thông backlinks chất lượng.
Ảnh hưởng của google penguin đến SEO
5. Những lỗi mà website "bị bắt" bởi thuật toán Penguin là gì?
Một số thuật toán mà Google sẽ lọc các lỗi của website, phục vụ trải nghiệm người dùng tốt hơn như Google Panda, Google Pigeon,… Trong đó phải kể đến một thuật toán mà các web thường xuyên dễ bị bắt lỗi nhất là Google Penguin. Những lỗi thông thường mà website "bị bắt" bởi thuật toán Penguin là gì? Dưới đây là những lỗi mà các bạn nên lưu ý để tránh mắc lỗi:
- Keyword Stuffing: Website đã dùng đến kỹ thuật SEO mũ đen, đây là hành động thiếu trung thực nhằm thao túng thứ hạng tìm kiếm. Việc này khiến cho bài viết nhồi nhét quá nhiều từ khóa mà không tập trung vào 1 từ khóa chính nào.
- Link schemes: Dùng backlink thiếu tự nhiên bởi link chèn chỉ tập trung 1 từ khóa, từ khóa không liên quan với link SEO. Hoặc xảy ra tình trạng có quá nhiều backlink trên 1 trang của website,… Điều này chứng tỏ backlink này có sự sắp đặt để có thể giúp bài viết lên top.
- Link spam: Trang web chứa backlink từ những website có chất lượng xấu, nội dung không đáng tin cậy, web đã bị lây nhiễm mã độc hay web đã từng bị Google phạt bất kỳ lỗi nào đó.
- Paid links: Việc mua bán backlink để tự động chèn vào website của bạn sẽ dễ dàng bị bắt lỗi bởi thuật toán Penguin.
- Trang web có chứa backlink ẩn, không cùng phạm vi chủ đề hoặc lĩnh vực, nội dung bị lặp đi lặp lại giữa các trang trong cùng một site.
Những lỗi mà website "bị bắt" bởi thuật toán Penguin là gì?
6. Tìm hiểu thuật toán hạ cấp của Google Penguin
Thuật toán hạ cấp của Google Penguin không ảnh hưởng và làm tụt hạng toàn bộ website. Thuật toán này chỉ xử lý một số phần hoặc nội dung ảnh hưởng đến một số nhóm từ khóa nhất định (bị spam hay được tối ưu hóa quá nhiều). Tác động của Penguin cũng có thể thông qua các tên miền, chính vì thế mà việc thay đổi tên miền hay chuyển hướng tên miền cũ sang tên miền mới có thể gây ra nhiều vấn đề về lâu dài.
7. Những cách thoát khỏi thuật toán Penguin là gì?
Điều đầu tiên, bạn cần phải làm để tránh thoát khỏi thuật toán Penguin là kiểm tra xem website của mình có bị Google phạt hay không? Đây là bước tuy đơn giản nhưng khá quan trọng mà nhiều người bỏ qua. Khi đã có danh sách đường dẫn liên kết, bạn hãy từ chối các liên kết riêng lẻ và tên miền phụ có thể dẫn đến Penguin. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ của Google để cho họ biết bạn muốn disavow những link nào.
7.1 Disavow
Disavow là một trong những tool giúp các SEOer xử lý vấn đề khi bị Google phạt. Công cụ này được sử dụng như thế nào và có những lưu ý gì khi bạn áp dụng để xử lý vấn đề khi bị phạt? Hãy tiếp tục theo dõi phần nội dung dưới đây của SEODO nhé!
Disavow Tool xử lý vấn đề phạt của Google
7.1.1 Disavow là gì?
Disavow tool được xem như là điều mà những người làm SEO có thể áp dụng để xử lý khi bị Google phạt. Do đó, điều này vẫn không thay đổi khi sự xuất hiện của Penguin được xem như một phần của thuật toán cốt lõi. Disavow là phương pháp cuối cùng để xử lý các backlinks spam và tiến hành xóa bỏ những link xấu ảnh hưởng tệ tới website của bạn thay vì gửi xem xét lại các đường link tốt.
Google Disavow là gì?
7.1.2 Những lưu ý khi dùng Disavow file
Disavow File là một tệp tin mà bạn gửi tới Google dùng để thông báo với Google bỏ qua tất cả các link có trong tệp. Nếu bạn đưa nhầm những links chất lượng vào Disavow File của mình thì các link đó sẽ không còn tác dụng. Google sẽ không đọc bất kì ký hiệu nào bạn đã thêm vào Disavow File. Tất cả đều được xử lý tự động, do đó hãy lưu ý kỹ khi gửi một Disavow file và hiểu rõ mục đích mình gửi là gì để tránh lỗi khi dùng disavow file.
7.2 Loại bỏ (Remove) links riêng lẻ và tên miền
Việc loại bỏ (Remove) những loại link ở cấp độ miền là điều cần thiết hơn là loại bỏ những loại link riêng lẻ. Nhưng đối với phần lớn các links bạn có thể loại bỏ chúng dựa trên các domain. Google chỉ cần crawl dữ liệu trên một page để link đó được loại bỏ trên website của bạn. Do đó, việc thực hiện loại bỏ dựa trên tên miền sẽ giúp bạn không phải lo lắng về phần các link có được index hay không.
7.3 Tìm Backlinks
Hãy lên Google Search Console để tìm hiểu về những loại backlinks có trong website của bạn. Lưu ý rằng trong quá trình thêm link Google Search Console cũng sẽ kiểm tra lượng backlinks đó có cả Nofollow. Nếu bạn có sự nghi ngờ về việc website của mình bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Penguin, điều bạn cần làm đó là hãy thực hiện kiểm toán link và xóa hay loại bỏ các link kém chất lượng. Qua đó giúp cho content và website của mình trở nên trong sạch hơn. Tìm backlinks
7.4 Link Removal Outreach
Mặc dù outreach là một cách hiệu quả để khôi phục từ các hình phạt liên quan đến link nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết. Thuật toán Google Penguin cũng tính đến toàn bộ link profile, volume của liên kết chất lượng, các link tự nhiên so với số lượng các link spam. Cách nhanh nhất bạn hãy nhanh chóng kiểm tra website và webmaster nơi bắt nguồn của các link xấu nhằm có thể gỡ chúng ra khỏi web của mình.
7.5 Audit lỗi trong Google Search Console
Đối với việc bị audit lỗi bởi các thao tác thủ công sẽ hiển thị đầy đủ trong công cụ của Google là Google Search Console. Chính vì thế, đây là lúc bạn cần phải chứng minh cho Google về những nổ lực và cố gắng gỡ các link xấu ra khỏi website của mình. Ví dụ như việc bạn xóa những backlink xấu và yêu cầu Google xem xét lại.
Audit lỗi trong Google Search Console
7.6 Disable các Redirect kém chất lượng
Nhưng sự việc không hề đơn giản như bạn nghĩ, Google có thể phạt từ tên miền này sang đến tên miền khác. Khi thay đổi tên miền, người dùng cần chuyển hướng thích hợp và làm sạch danh sách NAP. Đây là cách nhanh nhất để bạn thoát khỏi hình phạt nếu thuật toán Google Penguin không có bản cập nhật.
7.7 Nói không với SEO Blackhat
SEO Blackhat là một điều tối kỵ và không nên dùng trong quá trình làm SEO. Bởi vì đây là một hành vi cố tình thao túng ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của website. Một số đối thủ có thể tăng thật nhiều liên kết đến website của bạn để kích hoạt hình phạt Penguin. Nếu bạn có hồ sơ liên kết đủ mạnh thì bạn có thể từ chối các liên kết không tốt trỏ về website của mình.
Seo mũ đen
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin mà chuyên viên SEO của SEODO chia sẻ xoay quanh vấn đề “ Thuật toán Penguin là gì?" Cách nhận biết và khắc phục khi bị "dính" Penguin.” Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích trong quá trình làm SEO của bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này!
Nguồn: https://seodo.vn/goc-kien-thuc/thuat-toan-penguin.html