Các chiến lược của “ông hoàng” Zara cùng với các nguyên tắc vàng
Zara là một trong những ngành công nghiệp thời trang lớn và là thương hiệu bán lẻ thời trang thành công nhất thế giới. Từ lúc ra đời, Zara đã được ấn tượng với khái niệm nhà bán lẻ “thời trang nhanh”. Zara mong muốn tạo ra nền văn hoá thời trang mới luôn phù hợp với nhiều người tiêu dùng và các lứa tuổi.
(Nguồn: CafeBiz)
Chiến lược dành cho các đơn vị kinh doanh thời trang như thế nào cho hiệu quả luôn là một trong câu hỏi khó mà có lời giải đáp chính xác. Zara là một thương hiệu quần áo Tây Ban Nha nổi tiếng với các chiến lược rất thông minh để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Tổng quan về thương hiệu thời trang Zara
ZARA là một nhà bán lẻ hàng may mặc của Tây Ban Nha. Công ty chuyên về thời trang bao gồm quần áo nam, nữ, quần áo cho trẻ em, giày dép, phụ kiện và nước hoa,... Đây là công ty lớn nhất trong 6 công ty trực thuộc tập đoàn Inditex.
Vào năm 1975, Amancio Ortega mở cửa hàng Zara đầu tiên tại trung tâm Tây Ban Nha. Tên đầu tiên của cửa hàng này là Zorba dựa theo bộ phim Zorba của người Hy Lạp nhưng sau khi biết trùng tên với một quán bar cùng tên, các chữ cái đã được sắp xếp lại và Zara cũng ra đời từ đó.
Có rất nhiều yếu tố đã góp phần tạo nên sự thành công của Zara nhưng một trong những điểm mạnh đóng vai trò rất quan trọng. Đó chính là đặt khách hàng lên hàng đầu. Nhờ vậy, thương hiệu này đã trở thành đế chế ngành thời trang toàn cầu.
(Nguồn: Học viện Haravan)
Các chiến lược được Zara sử dụng
Tại sao Zara có thể xây dựng được một đế chế thời trang hàng đầu thế giới phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi phân khúc khách hàng? Các chiến lược của Zara được triển khai như thế nào? Liệu chúng ta có áp dụng chiến lược của đế chế Zara cho các đơn vị bán lẻ hay không?
Chiến lược định vị khách hàng
Phân khúc khách hàng của Zara chủ yếu là giới trẻ. Tuy nhiên họ muốn có những sản phẩm phải có giá cả hợp lý nhưng vẫn hợp thời trang. Chính vì vậy, chiến lược của Zara đã nhắm mục tiêu vào yếu tố này và sản xuất các thiết kế hợp thời trang và có giá thành thấp. Điều đó không đồng nghĩa với việc Zara sử dụng các thành phần không đạt chuẩn về chất lượng.
Chiến lược định vị khách hàng của Zara nhắm vào phần lớn là phụ nữ. Ngoài ra, nam giới chiếm một phân khúc nhỏ hơn trong chiến lược và phân khúc còn lại là dành cho thời trang trẻ em.
(Nguồn: referralcandy)
Chiến lược marketing của Zara là bắt kịp hot trend
Mục tiêu của Zara là bắt kịp các xu hướng thời trang mới nhất trên thế giới, đồng thời tạo ra những sản phẩm chất lượng cao nhưng giá cả phải chăng. Zara nhanh chóng xác định xu hướng mới nhất về thời trang và đưa chúng đến các cửa hàng với giá cả hợp lý. Tuy nhiên, các sản phẩm có thể khác biệt ở các thị trường khác, bởi vì Zara thực hiện nghiên cứu của mình trước khi phát hành sản phẩm trên một thị trường cụ thể trên toàn thế giới. Nó bán các sản phẩm phù hợp với văn hóa của từng thị trường.
(Nguồn: Glamour Magazine)
Điều này làm cho Zara được biết đến với những thiết kế thời trang mới nhất và bắt kịp mọi xu hướng trên thế giới với mức giá bình dân nhất. Và đây chính là chiến lược của Zara hiệu quả nhất, khách hàng luôn quan tâm đến sản phẩm của Zara như quan tâm đến thời trang thế giới.
Chiến lược định giá
Chiến lược định giá của Zara tập trung vào người mua sắm ở phân khúc trung bình. Các sản phẩm của Zara có giá phải chăng để phục vụ cho những người tiêu dùng quan tâm đến đến thời trang hợp thời nhưng giá không ở mức cao. Chiến lược định giá đã giúp Zara giải quyết nhu cầu của phân khúc người tiêu dùng rất lớn. Loại chiến lược định giá của Zara này cũng đã giúp tạo ra một hình ảnh thương hiệu độc đáo và phát triển thị phần nhanh hơn.
(Nguồn: healy consultants)
Tuy nhiên, dù mức giá cao hay trung bình Zara vẫn định giá sản phẩm của mình là của một thương hiệu cao cấp. Một số cửa hàng Zara có thể có giá cả khá cao trong khi những cửa hàng khác sẽ có giá cả phải chăng. Nhưng Zara vẫn cho sản phẩm của mình là một sản phẩm cao cấp.
Chiến lược Marketing của Zara là ” Không đầu tư vào quảng cáo”
Bạn sẽ ít khi thấy những quảng cáo của Zara trên TV hay Internet bởi vì chiến lược marketing của Zara là “không đầu tư vào marketing”. Thay vì số tiền dùng để quảng cáo, Zara sẽ sử dụng cho việc khai thác thị trường mới và mở các cửa hàng. Mở càng nhiều cửa hàng càng phủ sóng thương hiệu, khách hàng sẽ càng biết đến Zara nhiều hơn.
(Nguồn: hifashion)
Zara luôn lựa chọn những khu vực trung tâm trong những thành phố lớn để bày những sản phẩm đẹp nhất qua cửa kính còn bên trong được trưng bày một cách tinh vi. Chính vì vậy, để tìm được địa điểm mở cửa hàng Zara không phải việc đơn giản. Đó là một quá trình cần rất nhiều yếu tố như kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến vị trí, hình ảnh, thiết kế cửa kính và nội thất. Inditex đã dành cả một đội thiết kế và kiến trúc sư riêng để đảm nhận việc này.
Chiến lược Marketing của Zara luôn luôn tạo sự khan hiếm cho sản phẩm
Các sản phẩm của Zara luôn giới hạn cho mỗi kiểu dáng, số lượng ít so với dự đoán nhu cầu của thị trường tạo được sự khan hiếm mẫu quần áo đó. Đặc thù của ngành thời trang càng hiếm càng quý, Zara vô tình làm cho khách hàng “khao khát” các sản phẩm của mình. Giá thành sản phẩm cũng không quá đắt khiến nhu cầu càng dễ thỏa mãn khách hàng hơn.
Mặc dù, khan hiếm về số lượng nhưng Zara lại đầu tư phong phú cho các dạng sản phẩm, mẫu mã thời trang của mình. Thay vì sản xuất nhiều hàng cho cùng một mẫu mã, Zara tập trung vào giảm thiểu số lượng và sáng tạo mẫu mã. Nhờ đó, khi có một mẫu hết hàng thì vẫn còn đầy mẫu khác đang được chờ để tung ra. Và khách hàng khi có nhiều sự lựa chọn thì tỉ lệ mua hàng của họ cũng cao hơn rất nhiều. Kết quả là khách hàng sẽ luôn mua hàng dù ít dù nhiều và Zara luôn bán được hàng không quần thì áo.
Kết luận
Đây là những chiến lược của “ông hoàng” Zara trong suốt hành trình khẳng định vị trí của mình trong ngành thời trang trên thế giới. Bên cạnh các thương hiệu đình đám khác như H&M, Uniqlo,… Zara vẫn luôn là thương hiệu hàng đầu được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng bởi vì chất lượng sản phẩm cũng như giá thành hợp lý.
Nguồn: AdsPlus