TenMax: 3 tiêu điểm về Đông Nam Á trong thời đại kỹ thuật số
Mọi chiến lược và hướng đi của doanh nghiệp đều bắt đầu từ việc nắm bắt động thái của người tiêu dùng. Từ một báo cáo mới về hành vi sử dụng Internet và kỹ thuật số toàn cầu được phát hành bởi We are social và KEPIOS, TenMax đã tổng hợp các tiêu điểm chủ đạo về Đông Nam Á trong thời đại kỹ thuật số.
Tiêu điểm 1: Thiết bị kết nối Internet ngày càng nhiều, đón đầu cuộc sống công nghệ thông minh
Đầu tiên, về tỉ lệ sử dụng Internet trên tổng dân số của mỗi quốc gia, Malaysia là quốc gia dẫn đầu với 89,6% người dùng Internet trên tổng dân số. Việt Nam có 70,3% người dân sử dụng Internet. Trong khi đó, tỉ lệ này tại Indonesia là 57,3%. Những con số trên cho thấy rằng sự thâm nhập thị trường của kỹ thuật số vẫn còn những khoảng cách đáng kể tại 3 quốc gia.
Về gian lượng truy cập Internet, đứng đầu vẫn là Malaysia. Trung bình người dân Malaysia online đến 9 tiếng mỗi ngày. Người dùng tại Indonesia không chênh lệch nhiều với 8 tiếng rưỡi truy cập mạng. Thời lượng online trung bình tại Việt Nam là thấp nhất với hơn 6 giờ. Gần 95% cư dân mạng tại cả 3 quốc gia sử dụng điện thoại di động để lướt Internet.
Ngoài ra, số lượng thiết bị thông minh tăng đáng kể ở cả 3 quốc gia. Ví dụ như, tivi có kết nối mạng đang tăng 30% ở Malaysia. Thiết bị gia dụng thông minh tăng gần 40% ở Việt Nam và Indonesia. Đồng hồ thông minh cũng đã tăng gần 20%. Từ các dữ liệu trên, có thể thấy rằng người dùng càng thường xuyên sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số, họ càng tin tưởng vào các dịch vụ này và vì thế mang lại nhiều cơ hội hơn cho các nhà cung cấp phần mềm, từ việc điều chỉnh thiết kế của giao diện phù hợp với các thiết bị khác nhau đến phát triển các dịch vụ độc quyền như công cụ Widget…
Đặc biệt, số lượng tivi thông minh đã tăng gần 30% ở Malaysia và Indonesia, cư dân mạng dành gần 1,5 giờ để xem video trực tuyến mỗi ngày. Nó cho thấy ngành OTT có tiềm năng lớn ở Đông Nam Á.
Nếu các thương hiệu dự định đầu tư vào quảng cáo âm thanh và video, ngoài quảng cáo truyền hình truyền thống, họ cũng có thể đi theo xu hướng và phân bổ một phần ngân sách của mình cho các nền tảng phát trực tuyến phù hợp.
Mặc dù người dân Đông Nam Á sử dụng Internet ngày càng rộng rãi, nhưng với sự gia tăng nhận thức về quyền riêng tư, có tới 30% người dân bắt đầu lo lắng về vấn đề thông tin cá nhân.
Nếu các doanh nghiệp có thể chú ý đến vấn đề này, tăng cường quản lý dữ liệu, đồng thời nâng cao cảnh báo thì sẽ chiếm được sự tin tưởng và yêu thích của nhiều người dùng.
Tiêu điểm 2: Chi tiêu cho kỹ thuật số cao – Nguồn giải trí trực tuyến phong phú
Người ta biết đến sự phát triển của thương mại điện tử từ tần suất mua sắm của người tiêu dùng. Ít nhất 60% người tiêu dùng Đông Nam Á đặt hàng trực tuyến mỗi tuần một lần. Ở Malaysia, tỷ lệ này thậm chí cao tới 66%.
Sự phổ biến của mua sắm trực tuyến cũng thúc đẩy sự phát triển của tài chính kỹ thuật số. 70% cư dân mạng Malaysia đã sử dụng thanh toán online trong năm qua. Số lượng thanh toán qua ngân hàng online ở Indonesia cũng chiếm gần một nửa, và tỷ lệ sử dụng dịch vụ mua trước – trả sau cao tới 43,3%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn quen và phổ biến với phương thức giao hàng thanh toán khi nhận hàng (COD).
Ngoài các mặt hàng mua sắm trực tuyến phổ biến bao gồm quần áo, hàng tiêu dùng nhanh và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác, người tiêu dùng còn bị ảnh hưởng bởi việc lockdown trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát. Vì thế mà thực phẩm mới chính là mặt hàng có mức tăng trưởng tiêu thụ cao nhất trong năm qua. Với sự đón nhận ngày một cởi mở hơn với các dịch vụ qua mạng, số người tiêu dùng cũng như tổng chi tiêu cho đồ ăn giao nhanh đã tăng vọt. Riêng số lượng người dùng ở Indonesia đã tăng 68% trong một năm, một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc. Bên cạnh đó, chi tiêu của người tiêu dùng cho các dịch vụ giải trí trực tuyến như video streaming, trò chơi điện tử, sách điện tử hay phương tiện truyền thông tin tức cũng tăng mạnh.
Thực tế ngày nay người tiêu dùng thích trả tiền cho các dịch vụ đăng ký, ngành công nghiệp này dần dần phát triển và các mô hình kinh doanh mới sẽ ra đời. Ví dụ như quảng cáo Podcast hay ngành công nghiệp âm thanh cũng sẽ là xu hướng chủ đạo trong tương lai. Các thương hiệu và nhà quảng cáo chắc chắn sẽ phải cân nhắc để đưa ra chiến lược trong thời gian tới.
Tiêu điểm 3: Đa dạng các kênh thông tin – Quảng cáo xuyên biên giới cần chú ý
Khi việc sử dụng Internet của người tiêu dùng tăng lên theo từng năm, lượng thông tin họ nhận được mỗi ngày cũng tăng lên và các thương hiệu hoặc nhà quảng cáo càng khó nắm bắt được sự chú ý của người dùng.
Ngoài ra, các kênh thu thập thông tin cũng khác nhau giữa các quốc gia, chẳng hạn như cách người tiêu dùng ở Đông Nam Á khám phá các thương hiệu. Ở Malaysia, quảng cáo trên mạng xã hội là kênh chính. Người dùng Việt Nam bị chi phối bởi các công cụ tìm kiếm và quảng cáo trên tivi khá nhiều. Phổ biến tiếp theo là website đánh giá của người dùng, nhận diện thương hiệu tại Indonesia chủ yếu dựa trên tìm kiếm, quảng cáo cộng đồng và truyền miệng.
Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng TikTok đã tăng trưởng mạnh mẽ trong hai năm qua, vượt qua Twitter và trở thành phương tiện truyền thông xã hội phổ biến nhất ngoài gia đình Meta (Facebook và Instagram) và YouTube, tiếp theo là các trang bán lẻ trực tuyến và công cụ tìm kiếm.
Khi người tiêu dùng tiếp xúc và biết đến một thương hiệu mới, gần 70% người dùng Indonesia phải tìm kiếm trước khi mua. Gần 55% người dùng Malaysia sẽ truy cập trang web chính thức của thương hiệu trong vòng một tháng. Do đó, hãy xây dựng một trang web có trải nghiệm người dùng tuyệt vời hoặc cải thiện thứ hạng trang web thông qua SEO. Còn một điều quan trọng hơn cả là thương hiệu phải có danh tiếng tốt trên Internet.
Có một thực trạng là mức độ sẵn sàng tải APP của người dùng Việt Nam thấp hơn nhiều so với Malaysia và Indonesia. Các nhà quảng cáo cũng cần chú ý điều này.
Tổng kết lại, mặc dù cư dân mạng ở các quốc gia Đông Nam Á khác nhau có những hành vi truy cập và tiêu dùng riêng, nhưng só người dùng, mức sử dụng và chi tiêu trên Internet ở cả vùng đều đang tăng đều đặn qua từng năm.
Nếu một công ty, thương hiệu muốn tăng mức độ nhận diện thương hiệu khi gia nhập một thị trường mới thì cần phải triển khai chiến lược digital marketing. Chiến lược này không chỉ cần điều chỉnh các biện pháp phù hợp với điều kiện địa phương mà còn phải xem xét tỷ lệ ngân sách của các công cụ truyền thông khác nhau như quảng cáo OTT, quảng cáo TikTok... Nắm được những lợi thế ban đầu và các khoản đầu tư nhỏ hoàn toàn có tiềm năng để tạo ra những thu hoạch lớn.
Xem thêm báo cào đầy đủ tại đây.
* Nguồn: TenMax (Tổng hợp)