Sephora đã làm thế nào để kết hợp Marketing trực tuyến và bán lẻ hiệu quả
Sephora là một nhà bán lẻ mỹ phẩm nổi tiếng tại Mỹ. Từ lâu, thương hiệu này đã đi tiên phong trong việc tạo dựng và nuôi dưỡng cộng đồng khách hàng của mình cả trực tuyến và trực tiếp.
Chiến lược Marketing hiện tại của Sephora là tập trung vào việc kết hợp giữa những trải nghiệm tiếp thị trực tuyến và bán lẻ tại cửa hàng. Đồng thời thúc đẩy sự tương tác với khách hàng thông qua các nền tảng xã hội, di động và website.
Vậy điều gì làm cho chiến lược của Sephora trở nên khác biệt khi nói đến cách mà nhãn hàng này bán lẻ và kết hợp dữ liệu vào chiến lược Marketing của mình?
Sephora sử dụng dữ liệu người dùng để tích hợp trải nghiệm bán lẻ và trực tuyến
Qua nghiên cứu thị trường, Sephora đã nhận ra rằng khách hàng thường sử dụng điện thoại của họ để tìm kiếm các đề xuất, đánh giá của sản phẩm. Hoặc giá tốt hơn trên các sản phẩm mà họ đang cân nhắc mua tại cửa hàng khi mua sắm tại các địa điểm bán lẻ. Nhận biết được điều này, Sephora đã phát triển ứng dụng Sephora dành riêng cho di động. App này cung cấp cho người mua sắm trải nghiệm di động, được thiết kế để mô phỏng các nhân viên bán hàng của Sephora. Trong đó, ứng dụng cũng cung cấp các đề xuất, đánh giá và thông tin giá cả về sản phẩm giúp khách hàng dễ dàng mua sắm hơn.
Ứng dụng còn sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép khách hàng thử hầu như các sản phẩm trang điểm. Sau đó, cho họ biết nơi họ có thể tìm thấy sản phẩm họ mong muốn trong cửa hàng.
Bằng cách kết hợp các nhóm lại với nhau, Sephora đã có thể xây dựng lại hồ sơ khách hàng để theo dõi toàn bộ quá trình mua hàng trực tuyến đến tương tác tại cửa hàng với người bán hàng. Kết quả là Sephora hiện có thể theo dõi các hành vi trực tuyến và trực tiếp của khách hàng trong quá trình mua hàng.
Sephora thu thập dữ liệu để nhấn mạnh trải nghiệm khách hàng
Như một lợi ích được bổ sung dành cho ứng dụng của thiết bị di động, Sephora có thể thu thập thêm thông tin về thói quen của người dùng. Thông qua dữ liệu mà người mua sắm cung cấp khi dùng ứng dụng, điều này ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trong tương lai.
Một trong những mục tiêu chính của Sephora là tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm chất lượng cho từng người mua sắm dù là trên web, trên thiết bị di động hay tại cửa hàng. Để đạt được điều này, Sephora đã sử dụng dữ liệu thu thập được từ thói quen mua sắm của khách hàng để thiết kế nội dung quảng bá hữu ích cho nhiều đối tượng vừa được cá nhân hóa theo nhu cầu của từng người mua sắm.
Cách mà Sephora có thể thu thập thông tin này là phân tích các hành động mà người mua sắm thực hiện sau khi được giới thiệu về sản phẩm. Những lựa chọn mà người mua hàng đưa ra giúp Sephora xác định nhu cầu của khách hàng và tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Ví dụ: vào tháng 11 năm ngoái, Sephora đã bắt đầu sử dụng Google Analytics 360 Suite để hiểu rõ hơn về quá trình mua hàng của khách hàng , khi xem quảng cáo Sephora trực tuyến hoặc trên thiết bị di động nhưng lại mua hàng tại cửa hàng.
Sephora sử dụng dữ liệu để xây dựng niềm tin của khách hàng
Qua các bài đánh giá sản phẩm và phản hồi của khách hàng, Sephora nhận ra rằng điểm khó khăn chung của khách hàng là mua một sản phẩm mỹ phẩm không phù hợp với bản thân. Điều này gây ra sự thất vọng không mong muốn cho người mua hàng.
Để giải quyết vấn đề này, Sephora đã tạo những chương trình trực tuyến để hướng dẫn người mua hàng đưa ra quyết định tốt hơn và cảm thấy tự tin với lựa chọn của mình.
Ví dụ, mục Pocket Contour Class của Sephora cung cấp cho khách hàng các mẹo về cách sử dụng sản phẩm của Sephora đúng cách. Giới thiệu sản phẩm nào phù hợp cho nhiều tông màu da khác nhau.
Lời kết
Bằng cách xây dựng niềm tin của khách hàng thông qua các sản phẩm và giải quyết được nhu cầu của khách hàng. Sephora đã tăng trưởng tốt từ doanh số bán hàng đồng thời cung cấp trải nghiệm trực tuyến và tại cửa hàng tốt hơn. Nhờ những quyết định dựa trên dữ liệu này mà Sephora đã tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong thị trường Marketing bán lẻ trong nhiều năm qua.
Nguồn: Adsplus