Business Analyst – Ngành hot đang được các công ty lớn săn đón tại Việt Nam

Business Analyst cũ mà lại mới với Việt Nam. Hiện nay Business Analyst mới xuất hiện tại Việt Nam khoảng 15 năm trở lại đây. Và không nhiều trường giảng dạy vị trí này.

Ắt hẳn bạn đã nghe qua nhiều thuật ngữ như Business Analyst, Data-driven, Data analyst rồi. Nhưng việc tìm kiếm các thông tin trên mạng lại quá ít ỏi và không giúp nhiều cho bạn.

Đầu tiên cần phải định nghĩa Business Analyst là gì?

Business Analyst là người đứng ra tiếp nhận các vấn đề của khách hàng và đưa ra các giải pháp phù hợp, sau đó sẽ truyền tải lại nội dung đó cho nội bộ trong công ty.

Business Analyst là gì?

Có thể hiểu đơn giản rằng. Khách hàng tìm đến doanh nghiệp để đưa ra một yêu cầu hoàn thiện các vấn đề khách hàng gặp phải. một BA sẽ lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra các giải pháp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Sau đó sẽ lập kế hoạch và trình bày vấn đề và giải pháp cho phía công ty, cụ thể là các Project manager, Dev, Stakeholders (các bên liên quan). Để phía công ty có thể đưa ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

BA sẽ là người đứng ra làm cầu nối để truyền tải ngôn ngữ kinh doanh của khách hàng thành ngôn ngữ lập trình cho nội bộ công ty. Ngoài ra BA sẽ liên tục trao đổi qua lại các thắc mắc của hai bên cho đối phương.

Mục đích cuối cùng của một Business Analyst là giải quyết vấn đề cho khách hàng hoặc cho chính doanh nghiệp.

Business Analyst không chỉ có trong ngành IT.

Mặc dù BA có trong hầu hết ngành IT, nhưng cũng có vài trường hợp ngoại lệ tuyển BA. Công việc của BA là phân tích và giải quyết các vấn đền.

Và một nhân viên BA làm trong công ty IT thường được gọi là BA IT. Còn lại gọi chung là BA.

Các giải pháp của BA đưa ra phải thực thi. Người làm BA sẽ phải kết nối với nhiều stakeholders để đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

Stakeholders ở đây có thể là:

  1. Project team
  2. Project sponsor
  3. Performing organization
  4. Partners
  5. Client
  6. Và một số bên liên quan khác

Dựa vào anh Thịnh, một người đã và đang làm business analyst

Thì công việc mà Business Analyst sẽ làm là:

Business requirement Analyst > Systerm Analyst > Business System Analyst > Functional Analyst > Agile Analyst > Service Request Analyst

Business Analyst là gì

1. Business requirement analyst

Đầu tiên là Business Requirement Analyst. Người đảm nhiệm vai trò này thường sẽ là người đưa ra các giải pháp ngay thời điểm ban đầu làm việc với khách hàng.

Giải pháp ở đây rất đa dạng, có thể là: thay đổi chính sách công ty, điều chỉnh quy trình nghiệp vụ hoặc training cho nhân viên. Sau đó mới là đề xuất áp dụng phần mềm, hệ thống hay một giải pháp công nghệ. Hoặc áp dụng nhiều giải pháp với nhau để giải quyết bài toán mà doanh nghiệp gặp phải.

Người giữ vai trò này thường là Project Manager (PM), Senior Business Analyst hoặc Principle Business Analyst.

Vai trò này xuất hiện thường xuyên nhất trong giai đoạn Pre-Sales. Thường thì các PM hoặc những người làm Business Analyst giàu kinh nghiệm sẽ tham gia vào quá trình này.

Họ sẽ tiếp nhận các vấn đề và yêu cầu ban đầu của doanh nghiệp. Phân tích một bức tranh toàn cảnh và đưa ra 1 giải pháp tổng quan phù hợp nhất.

2. System Analyst

System Analyst thường là vai trò dành cho những người làm kỹ thuật. Họ có nhiều kinh nghiệm và rất am hiểu về hệ thống.

System Analyst thường là chuyên gia về một khái niệm kỹ thuật hoặc một phương pháp kỹ thuật phức tạp nào đó. Như blockchain chẳng hạn. Họ thường tham gia vào các dự án có độ phức tạp về kỹ thuật cao.

Thường có một số dự án liên quan đến migrate datađưa hệ thống lên mây hoặc tích hợp hệ thống sẽ cần sự tham gia rất nhiều của System Analyst.

System Analyst sẽ phân tích hệ thống hiện tại, xem xét các yêu cầu và thiết kế một kiến trúc hệ thống mới dựa trên những gì đã có.

3. Business System Analyst

Đây là vai trò chính yếu và nổi trội nhất của một người làm BA. Theo trình tự timeline của dự án, một người có vai trò Business System Analyst sẽ có những nhiệm vụ chính sau:

Khai thác thông tin từ các Stakeholders về chức năng và yêu cầu của dự án. Có thể thông qua email, phỏng vấn trực tiếp hoặc demo hệ thống.

Làm tài liệu. Đây là một trong những công việc và kỹ năng rất quan trọng của BA. Document thì có rất nhiều loại, mỗi loại dành riêng cho một Stakeholder. Không chỉ làm tài liệu, mà một BA cần phải soạn tài liệu để ai cũng có thể hiểu. Đây là một việc tưởng chừng như dễ nhưng lại rất khó.

Truyền đạt thông tin. BA phải đảm bảo được tất cả Stakeholders đã hiểu đúng các vấn đề. Mà một dự án thì có rất nhiều vấn đề, và có rất nhiều thông tin cần truyền tải. BA có kỹ năng ăn nói tốt, giải quyết mâu thuẫn và giải quyết vấn đề tốt thì thông tin trong dự án được truyền đi rất mượt và nhất quán.

Vắt não ra nghĩ solution. Mang tiếng là người đi giải quyết các vấn đề mà không làm công việc này thì hơi kỳ đúng không anh em. Vấn đề có vấn đề lớn, vấn đề nhỏ. Từ khâu làm việc nội bộ với team cho đến làm việc với khách hàng.

Sẽ có hàng trăm thứ xảy ra đòi hỏi mình phải xử lý rất nhiều. Việc đối mặt với vấn đề không phải lúc nào cũng thuận tiện, nhưng somehow nó sẽ giúp anh em tư duy logic và cứng hơn rất nhiều.

Business System Analyst là vai trò thường gặp nhất đối với một người BA

4. Functional Analyst

Vai trò này giống như Business System Analyst. Nhưng thay vì phát triển mới một sản phẩm giải pháp từ hư vô (build from scratch), người làm Functional Analyst sẽ dựa trên một sản phẩm hay một platform sẵn có. Từ đó configure hoặc customize sao cho sản phẩm đó mapping được với yêu cầu của khách hàng. Giúp giải quyết bài toán mà doanh nghiệp gặp phải.

Trên thị trường có rất nhiều ông lớn cung cấp các sản phẩm hoặc nền tảng sẵn có như: Microsoft, SAP, Oracle, Sharepoint, Salesforce, vâng vâng và mây mây.

5. Agile Analyst

Người giữ vai trò Agile Analyst sẽ có trách nhiệm đảm bảo deliver thông tin một cách chính xác, kịp thời và phù hợp với các đối tượng Stakeholder.

Ensure the right info, with the right level & at the right time.

Ngoài ra, Agile Analyst là vai trò không thể thiếu trong các dự án triển khai theo phương pháp Agile như Scrum chẳng hạn.

Deliver những gì đã cam kết với khách hàng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong dự án Agile. Do đó Agile Analyst đóng một vai trò rất quan trọng trong dự án kiểu như vậy.

6. Service Request Analyst

Thường thì BA sẽ giữ vai trò này trong giai đoạn triển khai giải pháp cho khách hàng (transition).

Người giữ vai trò Service Request Analyst sẽ có nhiệm vụ training cho end-users, thực hiện các buổi User Acceptance Test (UAT), xử lý khi gặp lỗi nếu có và có thể là tiếp nhận thêm những yêu cầu tính năng mới từ phía khách hàng.

Business Analyst có 6 vai trò khác nhau, nhưng không phải mỗi người chỉ được đảm nhận một vai trò. Mà là một người làm Business Analyst phải đảm nhận nhiều vai trò cùng một lúc.

  • Thường thì Business Requirement Analyst là vai trò dành cho PM hoặc BA nhiều năm kinh nghiệm.
    Còn hầu như một người làm BA bình thường đều đảm nhận các vai trò còn lại.
  • Riêng anh em nào có vai trò Business System Analyst thì sẽ không có vai trò Functional Analyst. Và ngược lại, người làm Functional Analyst sẽ không làm Business System Analyst. Nhưng các vai trò khác vẫn được đảm bảo.

Trên đây đã giải thích cho bạn hiểu thế nào về một Business analyst thực thụ. BA xuất hiện ở mọi vấn đề, dùng để giải quyết các vấn đề của khách hàng và hoàn thiện chúng.