Addon Domain Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tạo Hoặc Bỏ Các Addon Domain

Addon Domain là gì? Khi biết đến Hosting, khách hàng sẽ cần phải học một vài kỹ thuật giúp điều khiển hệ thống dễ dàng hơn bao gồm tên miền, đặc biệt nhất là Addon Domain. Trong bài viết dưới đây, SEODO sẽ giúp bạn trả lời mọi thắc mắc một cách rõ ràng nhất liên quan đến vấn đề này. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Addon Domain là gì?

Addon Domain được biết đến là một tên miền với đầy đủ chức năng. Người dùng có thể thêm miền addon này vào tài khoản lưu trữ web thông qua một bảng điều khiển nhất định, ví dụ như cPanel. Chức năng chính của một Addon Domain là cho phép bạn tạo ra các dịch vụ lưu trữ bổ sung, các trang web khác nhau trong cùng một tài khoản hosting.

Addon Domain là gì Addon Domain là gì?

Một cách dễ hiểu về Addon Domain là gì thì đây là một công cụ giúp bạn có thể chạy nhiều trang web, địa chỉ email và trình chuyển tiếp email trong cùng một bảng điều khiển duy nhất trên các tên miền riêng biệt. Điều đặc biệt là người dùng không cần phải trả bất kỳ khoản phí phát sinh nào mỗi tháng cho nhiều tài khoản lưu trữ. 

2. Addon Domain hoạt động như thế nào?

Sau khi bạn đã hiểu được Addon Domain là gì thì bạn cần nắm rõ cách hoạt động của nó để việc sử dụng được dễ dàng. Miền Addon hoạt động bằng cách tạo ra một thư mục con trong thư mục hiện có của bạn. Thư mục này dành riêng cho miền Addon mới. Khi Addon Domain được tạo, sẽ có 3 đường dẫn URL được thiết lập và có thể được sử dụng để truy cập vào thư mục mới, bao gồm: 

  • addondomain.primarydomain.com.au
  • primarydomain.com.au/addondomain
  • addondomain.com.au

Thư mục mới này cho phép lưu trữ một bộ tập tin hoặc ứng dụng hoàn toàn mới. Bạn không cần phải lo lắng vì nó không có bất kỳ ảnh hưởng nào tới tên domain chính. Nếu có ai đó đang đang truy cập vào Addon Domain thì họ cũng không thể nhận ra được đây là một miền bổ sung. Trên thực tế, nó sẽ hoạt động tương tự như một trang web với tên miền độc lập. Một lưu ý quan trọng mà bạn cần biết khi thiết lập Addon Domain là tất cả các miền bổ trợ đều chia sẻ các tài nguyên cho tên miền chính. 

Ví dụ: Bạn đang sở hữu một tài khoản lưu trữ website có giới hạn lưu trữ bộ nhớ là 10GB và giới hạn băng thông là 100GB thì các tài nguyên này sẽ được chia sẻ tới tất cả chúng, bởi nó vẫn chỉ là một tài khoản duy nhất.

3. Lý do nên sử dụng Addon Domain

Như chúng tôi đã đề cập về Addon Domain là gì ở trên, đặc trưng nổi bật của Addon Domain là khả năng hoạt động như một tên miền chính và giống một trang web riêng biệt. Vì vậy, người dùng không cần phải phải tạo một website mới với một tên miền mới khi muốn sử dụng với mục đích khác. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. 

Addon Domain là gì Addon Domain giúp người dùng giảm được nhiều loại chi phí

Tuy nhiên, trong trường hợp website của bạn đang sử dụng wordpress thì việc addon quá nhiều domain trên 1 tài khoản hosting là không nên. Thay vào đó, bạn nên mua nhiều gói hosting nhỏ hơn hoặc đăng ký Reseller Hosting để tránh những rủi ro nhiễm mã độc chéo giữa các web khi 1 web bị mã độc.

4. Ưu điểm riêng của Addon Domain

Trong giới SEO khi nhắc đến Addon Domain là gì người ta liên tưởng ngay đến một domain với nhiều đặc điểm nổi trội, có vai trò quan trọng và không thể thiếu nếu muốn trang web của bạn tiếp cận được nhiều tệp khách hàng khác nhau. Các ưu điểm riêng biệt của Addon Domain mang lại cho người dùng tiêu biểu như: 

  • Khả năng sở hữu Domain tuyệt vời: Người dùng sẽ được toàn quyền sở hữu và sử dụng chúng một cách độc lập dù đó là tên miền chính hay phụ. 
  • Không gian lưu trữ “cực khủng”: Addon Domain sở hữu kho lưu trữ dung lượng cao. Bạn có thể thực hiện các thao tác lưu trữ dữ liệu nhanh chóng với nhiều dạng dữ liệu khác nhau mà không lo bị đầy dung lượng.
  • Thiết kế giao diện thân thiện với người dùng: Giao diện của Addon Domain được đánh giá là dễ nhìn và khá rõ ràng. Điều này mang lại cảm giác thân thiện và giúp người dùng dễ dàng trong các thao tác.
  • Quản lý đơn giản bằng bảng điều khiển: Bạn có thể quản lý mọi tài liệu hay truy cập giao thức FTP chỉ với một bảng điều khiển duy nhất. 

5. Hướng dẫn cách tạo hoặc bỏ các Addon Domain

Sau khi tìm hiểu rõ được định nghĩa Addon Domain là gì thì sau đây bài viết sẽ hướng dẫn đến bạn cách tạo hoặc bỏ tên miền. Đây là một tên miền phụ được lưu trữ bằng tài khoản cPanel. Tên miền Addon thường sở hữu trang Web riêng biệt của nó. Điều kiện để cPanel cho phép người dùng thiết lập Addon Domain: 

  • Người dùng không sở hữu (đăng ký) tên miền
  • Tên máy chủ (DNS) của người dùng không được phổ biến rộng rãi

addon domain cPanel cho phép lưu tên miền và nội dung khác nhau

Tuy nhiên, tên miền Addon chỉ có thể hoạt động được khi bạn đảm bảo đã hoàn thành việc đăng ký và hướng nó đến máy chủ, nơi mà nội dung trang Web của bạn được thiết lập. Ngoài ra, người cùng cũng có thể đăng ký tên cho miền mới này bằng cách truy cập địa chỉ sau: https://register.hostgator.com.

Đối với những người dùng WHM, họ sẽ không thể tạo tên miền addon trong cPanel của bạn. Trừ trường hợp bạn đã cài đặt “Max Addon Domain” (Miền bổ sung tối đa) nhiều hơn 0 trong các gói WHM của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần phải đặt các subdomains (tên miền phụ) thành một số bằng (hoặc lớn hơn) số lượng tên miền addon bạn muốn dùng. Sau đây, mời bạn theo dõi hướng dẫn chi tiết cách thiết lập một tài khoản Addon Domain:

5.1 Cách tạo Addon Domain

Đối với tên miền Addon, người dùng có thể lưu trữ nhiều tên miền khác nhau với nhiều loại nội dung. Tất cả các miền đều có cùng một dung lượng (Disk Space) và băng thông (Bandwidth) của một cPanel. Dưới đây là những trường hợp cụ thể có thể xảy ra trong quá trình thiết lập Addon Domain mà bạn cần nắm rõ: 

3 trường hợp cụ thể tạo Addon Domain mà bạn cần biết

Các thao tác thực hiện khá đơn giản. Bước đầu tiên, người dùng cần đăng nhập vào cPanel của mình. Bước tiếp theo, bạn nhấp chuột vào phần Tên miền Addon nằm ở bên dưới Tên miền. Thông thường có ba trường hợp chủ yếu mà cPanel yêu cầu đối với người dùng khi thiết lập miền Addon, bao gồm: 

Addon Domain là gì Hướng dẫn tạo miền Addon đơn giản

  • Tên miền mới: Bạn nhập tên miền mới, nhưng không đặt http hoặc www trong tên miền 
  • Tên người dùng / thư mục / tên miền phụ (Subdomain): Đây là thư mục được tạo bởi Panel và thường nằm trong thư mục public_html. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sở hữu những thư mục được tạo bên ngoài public_html. Lưu ý: Việc  bạn di chuyển thư mục ra bên ngoài, nội dung public_html có thể được di chuyển tới tài liệu gốc ở nơi khác. Lúc đó, cPanel sẽ tự động đề xuất tên cho thư mục dựa trên tên miền.
  • Mật khẩu: Hãy điền bất kỳ mật khẩu nào mà bạn muốn vào đây. Mật khẩu này sẽ được dùng cho tài khoản FTP, cái mà được tạo tự động bởi cPanel trước đó. Mật khẩu này thường không được người dùng sử dụng. Vì vậy, bạn có thể chọn một mật khẩu ngẫu nhiên và quên nó đi. Sau khi cài mật khẩu thì Addon Domain mới của bạn hiện đã được thêm thành công.

Bạn có thể tải các tệp trang web lên thư mục Addon đã được tạo lập trong thư mục public_html.

5.2 Hướng Addon Domain đến một thư mục cụ thể và tồn tại

Nếu bạn đã có sẵn nội dung được tải lên một thư mục cụ thể trên tài khoản, bạn đang muốn nội dung nằm trong một thư mục khác với mặc định. Trong trường hợp này, bạn cần chỉ định chính xác thư mục trong “Tên người dùng/ Thư mục / Tên miền phụ” theo hướng dẫn ở trên, thay vì thư mục được gợi ý tự động: 

  • Nếu thư mục đó không tồn tại, bạn sẽ được tạo thư mục mới.
  • Nếu thư mục đó tồn tại, bạn sẽ nhận được cảnh báo rằng tên người dùng/ thư mục/ tên miền phụ đã tồn tại. Thường thì trong trường hợp này, bạn đã có chủ đích nhập một tên đã tồn tại ngay từ đầu. Do đó, bạn không cần phải bận tâm đến lời cảnh báo mà hãy nhấp chuột bỏ qua.

Addon Domain Hướng Addon Domain đến một thư mục cụ thể và tồn tại

5.3 Cách loại bỏ Addon Domain không cần thiết

Sau một thời gian sử dụng, người dùng có thể không còn nhu cầu đối với Addon Domain. Khi đó bạn hoàn toàn yên tâm vì bạn dễ dàng loại bỏ được loại miền này. Bạn cần chú ý là quá trình xóa tên miền Addon khi hoàn thành chỉ thực hiện loại bỏ tên miền khỏi cấu hình máy chủ và DNS. Còn các tệp thông tin và cơ sở dữ liệu khác của bạn vẫn sẽ được lưu trữ và không bị ảnh hưởng. Cùng theo dõi và thực hiện theo những bước cơ bản sau để thì hãy làm theo những bước sau để xóa bỏ miền này nhé! 

  • Bạn đăng nhập vào cPanel và nhấp chọn Tên miền Addon.
  • Ở phía dưới cùng, bên dưới Hành động (Actions), bạn nhấp vào Xóa là hoàn thành. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến khái niệm Addon Domain là gì cũng như cách thiết lập một miền Addon đơn giản mà SEODO muốn gửi tới các bạn. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn trong quá trình mở rộng web của mình. Theo dõi website của chúng tôi mỗi ngày để không bỏ lỡ những kiến thức SEO bổ ích nhé!

Nguồn: https://seodo.vn/goc-kien-thuc/addon-domain-la-gi.html