EAT Là Gì ? 15 Cách Cải Thiện E-A-T Giúp Website Dễ Dàng Tăng Trưởng
Một số người cho rằng E-A-T là một yếu tố xếp hạng quan trọng, trong khi nhóm đối lập lại đưa ra quan điểm E-A-T vốn chỉ thuộc về nhận thức con người chứ chưa đủ điều kiện trở thành yếu tố xếp hạng trực tiếp. Vậy, EAT là gì? Tại sao EAT đóng vai trò quan trọng trong SEO? Và làm sao để cải thiện E-A-T? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn tất cả thắc mắc trên!
1. EAT là gì?
Sự kiện hàng loạt website thuộc Your Money, Your life (YMYL) sụt giảm nặng nề về thứ hạng và traffic vào tháng 8/2018 đã khiến E-A-T trở thành từ khóa xuất hiện liên tục trên hàng trăm bài báo về SEO. Hiện nay, thuật ngữ E-A-T không chỉ trở thành từ khóa vô cùng thông dụng mà còn là cơ sở Google dùng để đánh giá chất lượng Website/doanh nghiệp. Vậy EAT là gì?
Eat là gì và tại sao lại quan trọng trong SEO?
Thuật ngữ EAT viết tắt từ Expertise – chuyên môn, Authoritativeness – thẩm quyền và Trustworthiness – độ tin cậy. Google sử dụng ba yếu tố này để đo lường mức độ tin cậy của một website hay một thương hiệu. Từ đó Google có thể gợi ý cho người dùng những website uy tín, chất lượng nhằm tăng mức độ thỏa mãn và đem đến những trải nghiệm hài lòng nhất.
2. Ý nghĩa của EAT là gì?
Yếu tố Expertise - Chuyên môn dùng để chỉ kiến thức hoặc kỹ năng về một lĩnh vực nào đó. Người viết nội dung sẽ phải là các chuyên gia có kiến thức và am hiểu sâu rộng về lĩnh vực này. Nếu bạn cung cấp sản phẩm hay dịch vụ mà bạn có chuyên môn, có hiểu biết thì bạn có thể được phân loại là chuyên gia và đương nhiên là Google sẽ phải kiểm tra về vấn đề này. Tùy từng chủ đề mà Google sẽ có những đánh giá phù hợp.
Các yếu tố cấu thành nên thuật ngữ EAT
Authoritativeness – thẩm quyền là yếu tố dùng để chỉ danh tiếng, đặc biệt là những chuyên gia hay người có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành. Dựa vào các bài báo, bài reviews của các chuyên gia, các tài liệu tham khảo hay các nguồn thông tin uy tín khác do các cá nhân nói về website để Google hiểu các chuyên gia và người dùng thực nghĩ gì về website ấy.
Tuy nhiên trên thực tế, khái niệm về thẩm quyền chỉ mang tính tương đối. Trong một vài những trường hợp chuyên gia hoặc trang web chỉ có thẩm quyền khi nói đến một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ như USDA là được cho là website có thẩm quyền nhất ở Mỹ về các loại thịt bò.
EAT là yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong SEO
Trustworthiness – độ tin cậy: Độ tin cậy dùng để chỉ tính minh bạch, hợp pháp và độ chính xác của thương hiệu, trang web hay nội dung của bạn. Độ tin cậy của website được đánh giá bằng cách xem xét các nội dung được tạo bởi ai, tiểu sử của người đó có được thể hiện rõ ràng trên website hay không và background của người đó như thế nào.
3. Tại sao EAT lại quan trọng?
Trong thực tế, nếu đối tác hoặc nhân sự của bạn không đủ chuyên môn, thẩm quyền và uy tín thì rất có thể, bạn sẽ tìm kiếm một đối tác hoặc nhân sự khác để thay thế. Điều này diễn ra tương tự với người dùng của Google.
Những người dùng này có xu hướng thích tiếp cận thông tin từ những website có chuyên môn, có thẩm quyền và được tin cậy. Vì Google luôn quan tâm và đặt trải nghiệm người dùng lên hàng đầu, nên nếu website của bạn không đáp ứng được yêu cầu Google sẽ tìm điều đó ở một website khác.
Google tiến hành dùng thuật toán của mình kiểm tra và đánh giá trang web của bạn và cân nhắc xem trang web đó có đáp ứng yêu cầu để "được" xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm của người dùng hay không. Có nghĩa là, nếu Google phát hiện một website khác cho người dùng trải nghiệm tốt hơn thì Google sẽ xếp hạng website đó cao hơn và EAT là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá của Google.
4. YMYL có sự liên quan gì đến EAT?
YMYL là cụm từ viết tắt của "Your Money, Your Life”. Bạn có thể hiểu YMYL trong SEO nhắc đến các ngành công nghiệp và truy vấn tìm kiếm có thể dẫn đến việc người dùng sẽ ủy thác tiền hoặc cuộc sống theo những hướng dẫn của doanh nghiệp/website. Theo đó, “Website YMYL” là cụm từ dùng để chỉ những website có liên quan đến YMYL.
4.1 Nếu Website của tôi là YMYL thì sao?
Nếu website là YMYL thì bạn cần lưu ý đến guideline về EAT. Chẳng hạn, bạn dễ thấy những trang như Livestrong.com và Fortune.com là những trang chuyên viết về tài chính và sức khỏe sẽ bị tác động bởi thuật toán Medic (thuật toán chuyên dùng cho các website về sức khỏe, điều trị bệnh, thuốc, cho vay…).
Tầm quan trọng của EAT đối với các website thuộc YMYL
Nếu trang YMYL của bạn có EAT cao, trang này sẽ đạt thứ hạng cao trên SERP. Người dùng sẽ cảm thấy an tâm khi đọc, tương tác và chia sẻ thông tin của trang, cũng như tin tưởng làm theo lời khuyên từ trang. Để làm được điều đó đòi hỏi website của bạn phải có tác giả đủ uy tín đưa ra cho người dùng những lời khuyên giá trị.
4.2 Một số Website YMYL điển hình
Google phân loại trang YMYL (ở cấp tên miền) ở những dạng điển hình sau:
- Trang mua sắm và giao dịch tài chính: là các trang mua hàng hoặc tiền đổi chủ
- Trang thông tin tài chính: Là các trang tư vấn tài chính, hướng dẫn về ngân hàng, đầu tư, thế chấp, tiết kiệm, v.v.
- Trang thông tin y tế: Là các trang tư vấn y tế hoặc hướng dẫn về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, tình trạng y tế, các bệnh đe dọa đến tính mạng, v.v.
- Trang thông tin pháp lý: Là các trang tư vấn pháp lý, hướng dẫn về các quyền hợp pháp cá nhân của bạn, các quyền hợp pháp của gia đình bạn, các quyền của bạn với tư cách là chủ doanh nghiệp, v.v.
- Tin tức và trang thông tin công cộng/chính thức: Là các trang có thể nêu chi tiết các vấn đề hiện tại trong khu vực hoặc trên thế giới, tư vấn và dịch vụ của chính quyền địa phương và quốc gia.
- Những trang khác: Là các trang nơi truyền tải thông tin có rủi ro cao và quan trọng, chẳng hạn như nhận con nuôi, thông tin an toàn xe hơi,...
5. EAT có phải là 1 yếu tố xếp hạng không?
Để trở thành “yếu tố xếp hạng” thì yếu tố đang được xem xét phải là thứ hữu hình mà máy tính có thể hiểu và đánh giá được. Bằng chứng rõ nhất về điều này là số lượng các backlinks đến một trang. Google thu thập dữ liệu website để kiểm tra xem có bao nhiêu backlinks trỏ đến các trang. Tiếp theo, Google thiết lập chương trình máy tính để xếp hạng các trang theo số lượng backlinks chất lượng cao nhất.
Theo định nghĩa, EAT liên quan đến tính chuyên môn, thẩm quyền và độ tin cậy trong nội dung, tuy nhiên về cơ bản chúng vẫn là những khái niệm thuộc về nhận thức con người. Bạn không thể yêu cầu thuật toán xếp hạng các trang có EAT cao hơn vì nó chỉ hiểu các bit và byte.
Để giải quyết vấn đề này, các kỹ sư của Google đã nghĩ ra cách điều chỉnh thuật toán để có thể cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm. Tiếp theo, họ gửi kết quả tìm kiếm này cho những người có thẩm quyền đánh giá chất lượng website để những người này xem và phản hồi lại với Google. Cuối cùng, Google sử dụng các phản hồi để quyết định liệu các điều chỉnh về thuật toán được đề xuất tác động thế nào đến kết quả tìm kiếm.
6. Google đánh giá EAT qua những tiêu chí nào?
EAT làm ảnh hưởng đến thuật toán tìm kiếm của Google, đặc biệt là thuật toán Google Medic Update. Các website sẽ được đánh giá và xếp hạng dựa trên những đánh giá điểm EAT. Thuật toán Medic Update cho thấy phần lớn các trang web doanh nghiệp có EAT cao, tức là được đánh giá cao về mức độ chuyên môn, mức thẩm quyền và độ tin cậy sẽ được đánh giá tốt hơn những trang web có EAT thấp.
- Nếu một trang web có nội dung cũ, lỗi thời thì cần được cập nhật và bổ sung các nội dung chất lượng hơn.
- Nếu trang web có nội dung được tạo bởi tác giả là chuyên gia thì sẽ tăng mức độ uy tín cho nội dung, thương hiệu và website, đồng thời nâng cao trải nghiệm người dùng. Ngược lại, tác giả không phải chuyên gia thì bài viết sẽ không được đánh giá cao và chỉ ở thứ hạng thấp.
- Nếu một website bị đánh giá không tốt (thẩm quyền) thì thứ hạng của website sẽ giảm.
- Nếu một website có lỗ hổng bảo mật và không có chính sách bảo vệ người dùng thì thứ hạng của website cũng sẽ giảm.
Một yếu tố khác khi nói đến cải thiện EAT cho các trang web không thể thiếu việc tạo một profile chất lượng cho doanh nghiệp bạn
7. 15 cách cải thiện EAT cho SEO
E-A-T là một yếu tố rất quan trọng trong thuật toán của Google. Việc thiếu mất E-A-T sẽ khiến website của doanh nghiệp rất khó để được xếp hạng. Vì vậy, chỉ những website có điểm EAT cao mới được xem như có thẩm quyền, chuyên môn, độ tin cậy và mới được xếp hạng tốt. Dưới đây là những cách giúp bạn cải thiện EAT để có thể phát triển và giữ vững thứ hạng website.
7.1 Kiểm toán thương hiệu
Có 4 công việc chính bạn cần phải làm để kiểm toán thương hiệu. Thứ nhất là Quan tâm cảm nhận thực sự của khách hàng về thương hiệu của bạn. Để có thể thu thập được phản hồi về cảm nhận thực sự của khách hàng, bạn có thể làm các cuộc khảo sát nhỏ với tập khách hàng hiện tại của mình bằng phương thức trực tiếp hoặc online. Cách thức này giúp thu về các đánh giá về giá trị cảm nhận của khách hàng hiện tại.
Tiếp theo, bạn hãy Cung cấp thông tin xác thực và chi tiết về doanh nghiệp. Bạn cần kiểm tra xem website của doanh nghiệp mình đã cho khách hàng biết về thương hiệu (đội ngũ đằng sau thương hiệu) một cách rõ ràng và trung thực hay chưa? Bạn cần tập trung vào trang chủ và trang giới thiệu website.
Tại giao diện trang chủ, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp bạn đã thể hiện mình là một chuyên gia trong lĩnh vực này chưa?
- Những nội dung và hình ảnh nào nói về thương hiệu của bạn? Chúng có đáng tin không?
- Doanh nghiệp bạn có được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan chuyên môn công nhận hay không?
- Doanh nghiệp bạn có giải thưởng nào làm bằng chứng, thước đo cho chuyên môn, kiến thức, sự am hiểu và vượt trội về dịch vụ hay không?
Tại giao diện trang “Giới thiệu doanh nghiệp”, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp của bạn là ai? Thời gian hoạt động và quy mô hoạt động như thế nào?
- Những nội dung giúp doanh nghiệp của bạn trở nên nổi bật: lịch sử, sự uy tín, sự tận tâm giúp đỡ cộng đồng và những định hướng vì môi trường…
- Thông tin về các cá nhân đại diện cho doanh nghiệp.
Thứ ba là Đảm bảo việc liên lạc thuận tiện: Bằng cách trả lời câu hỏi "Nếu ai đó muốn liên lạc với doanh nghiệp bạn thì họ có thể làm điều này một cách thuận tiện hay không?", bạn sẽ nhìn ra thực trạng website của doanh nghiệp mình và khắc phục các vấn đề tồn đọng.
Bạn có thể xem xét giải pháp khắc phục bằng cách làm cho thông tin liên hệ của doanh nghiệp bạn luôn trong tình trạng dễ dàng được tìm thấy trên các thiết bị khác nhau như máy tính hoặc điện thoại… Bên cạnh đó, bạn cũng cần có nội dung FAQ (các câu hỏi phổ biến) để mọi người có thể được giải đáp thắc mắc ngay lập tức.
Công việc cuối cùng là bạn cần phải biết Mọi người đang nói gì về bạn. Bạn hãy kiểm tra xem, ở các nơi khác ngoài website doanh nghiệp bạn, chẳng hạn như mạng xã hội hay các website đánh giá dịch vụ,... mọi người đang nói gì về bạn? Đối với những phản hồi tiêu cực, cần xem xét kỹ các góp ý đó để tìm giải pháp cải thiện.
7.2 Kiểm soát Content hiện có trên website
Nếu website của bạn có nhiều nhân sự phụ trách SEO content, bạn cần kiểm soát tính chính xác cũng như mức độ đồng nhất về nội dung được đăng tải. Để kiểm tra nội dung hiện có trên website, bạn cần phải trả lời được 2 câu hỏi.
Thứ nhất, có nội dung nào đã cũ và lỗi thời với trình độ chuyên môn hiện tại của tôi hay không? Hoặc có thể trong quá khứ, bạn cần “số lượng hơn chất lượng” nên đã thuê người viết bài (trả tiền theo số lượng chữ) và hiện tại những bài viết đó không còn phù hợp với trình độ chuyên môn của bạn nữa.
Thứ hai, nếu tôi là khách hàng, nội dung này có phù hợp với nhu cầu của tôi không? Nếu câu trả lời là không thì bạn hãy xem xét và đưa ra quyết định hoặc sửa đổi nội dung đó cho phù hợp hoặc là xóa toàn bộ nội dung đó.
7.3 Thuê chuyên gia
Trong trường hợp bạn không có đủ thời gian để tự nghiên cứu, sắp xếp và biên tập nội dung cho website của mình, bạn nên thuê các chuyên gia SEO, Content… để có được sự hỗ trợ tốt nhất. Họ có thể là các freelancer hay các agency có năng lực, uy tín về chuyên môn để đảm bảo chất lượng nội dung và chỉ số EAT cho website của bạn.
Chuyên gia trong ngành là một trong những ưu tiên hàng đầu
7.4 Xây dựng khung tạo nội dung
Khi xây dựng nội dung cho một website cần phải tuân theo một quy chuẩn nhất định để đảm bảo nội dung đăng lên website đáp ứng EAT trong tương lai. Bạn cần xây dựng khung nội dung đảm bảo các thông tin website cung cấp cho người dùng là những thông tin chính xác, hữu ích, trình bày chỉn chu, khoa học và các các liên kết chất lượng để dẫn chứng cho các thông tin được trích dẫn…
7.5 Tạo Profile thông tin về tác giả
Profile thông tin về tác giả là một tín hiệu giúp Google nhận biết xem nội dung trên website doanh nghiệp bạn có được biên tập hoặc tham vấn chuyên môn bởi những chuyên gia trong ngành hay không? Những trang profile này sẽ giúp website tăng tính chuyên môn và thẩm quyền khi được nhiều chuyên gia đánh giá cao và chọn là nơi xuất bản nội dung của họ.
Bạn có thể liệt kê thêm bất cứ giải thưởng nào của chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Bạn cũng nên liên kết với các kênh truyền thông xã hội liên quan nhằm tăng mức độ nhận biết thương hiệu công ty của bạn và các tác giả viết cho bạn.
7.6 Đầu tư vào thương hiệu cá nhân
Việc “đầu tư” vào thương hiệu cá nhân có thể giúp bạn cải thiện điểm EAT nhờ vào việc phát triển danh tiếng của bạn trong ngành, trở thành một người có chuyên môn và tầm ảnh hưởng. Để làm được điều này, bạn nên tham khảo các gợi ý sau:
- Cập nhật đầy đủ hồ sơ cá nhân của bạn trên các trang mạng xã hội và tích cực tương tác với những người trong cộng đồng liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.
- Trở thành người có ảnh hưởng trên các nền tảng đáng tin cậy như Youtube, Facebook, Twitter…
- Thường xuyên chia sẻ các câu chuyện xung quanh công việc và cuộc sống cá nhân để kết nối với những người theo dõi bạn.
7.7 Liên kết với các social của tác giả
Các độc giả sẽ không chỉ dựa vào các thông tin về tác giả được cung cấp trên website để đánh giá mức độ am hiểu và chuyên môn của một tác giả. Vì vậy, bạn nên tạo liên kết với các trang social của tác giả từ trang profile trên website. Hãy đảm bảo trang profile của tác giả được liên kết đến những trang social phổ biến.
7.8 Cắt giảm hoặc chỉnh sửa nội dung EAT thấp
Một URL có EAT thấp sẽ không làm ảnh hưởng trực tiếp đến EAT của các URL khác, nhưng lại ảnh hưởng đến uy tín chung của toàn bộ website. Do đó, những nội dung có EAT cao và lưu lượng truy cập lớn cần được quan tâm và ngược lại, những nội dung có EAT thấp cần được xóa bỏ.
Việc xóa bỏ nội dung có thể sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng hay vị trí trong kết quả tìm kiếm, rất khó để lấy lại. Nhưng việc giữ các nội dung có EAT quá thấp thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của website và doanh nghiệp bạn.
7.9 Tạo Profile công ty trên website/ Social
Một profile rõ ràng, đầy đủ và chuyên nghiệp sẽ giúp website tăng thêm sự uy tín và ghi điểm trong mắt người đọc. Để tạo một profile trên website, bạn cần đảm bảo trang giới thiệu của mình đã cung cấp đầy đủ và chính xác các nội dung sau:
- Bạn là ai?
- Lĩnh vực mà bạn kinh doanh, sản phẩm buôn bán, dịch vụ là gì?
- Tóm tắt quá trình thành lập.
- Những thành tựu, giải thưởng đạt được trong quá trình hoạt động.
- Mục tiêu, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (nếu có)
Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các thông tin liên lạc như: Số điện thoại, email, địa chỉ liên hệ,... Nếu bạn muốn khách truy cập website có thể gọi cho bạn, hãy đặt số điện thoại vào phần đầu trang và chân trang. Ngay cả khi website của bạn chỉ là một blog và không có gì khác, cũng nên cung cấp cho người đọc địa chỉ email để họ có thể liên lạc với bạn.
Ngoài ra, website của bạn nên bổ sung thêm các trang thông tin dịch vụ để góp phần đảm bảo uy tín và sự chuyên nghiệp cho website:
- Hướng dẫn mua hàng
- Chính sách bảo hành
- Chính sách đổi trả
- Chính sách giao nhận vận chuyển
- Chính sách bảo mật thông tin
Tương tự như với profile social cho tác giả, bản thân doanh nghiệp cũng cần hiện diện trên các mạng xã hội. Tạo profile công ty trên web social sẽ là 1 điểm cộng cho các tài khoản social của doanh nghiệp. Nếu các profile này càng lâu đời và doanh nghiệp thường xuyên chia sẻ bài viết cũng như có các hoạt động truyền thông trên đó thì các tài khoản trên của doanh nghiệp sẽ đáng tin hơn rất nhiều.
7.10 Quảng bá Onsite
Dễ thấy, khi bạn là người có chuyên môn càng cao đối với lĩnh vực của mình thì mọi người sẽ càng có niềm tin vào bạn. Tương tự, việc thúc đẩy mức độ chuyên môn của website sẽ làm người dùng tin tưởng website của bạn hơn.
Để cải thiện EAT bằng cách này, bạn hãy hoàn hiện trang Giới thiệu và trang thông tin đội ngũ của bạn. Với mỗi bài viết, hãy liên kết với hồ sơ của tác giả, chuyên gia kiểm duyệt nội dung, biên tập viên… Điều này có thể giúp người đọc dễ dàng xác thực ai là người đang cung cấp thông tin và tại sao người đọc nên tin tưởng họ.
Quảng bá onsite là một yếu tố quan trọng trong SEO
7.11 Quảng bá Offsite
Để cải thiện EAT bằng cách này, bạn có thể gửi email cho các khách hàng từng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để xin các đánh giá, phản hồi vè sản phẩm, dịch vụ mà họ đã trải nghiệm với doanh nghiệp bạn? Các đánh giá đó có thể trên các trang như Facebook, Instagram, Google My Business,…
Thậm chí, chỉ một tỷ lệ nhỏ khách hàng tham gia đánh giá thì mỗi đánh giá ấy cũng sẽ góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp bạn. Đồng thời, những đánh giá tích cực này cũng sẽ làm tăng sự tin tưởng khi người dùng tìm kiếm về doanh nghiệp bạn.
Quảng bá offsite giúp tăng EAT thông qua tập khách hàng hiện tại
7.12 Tạo chính sách bảo mật
Trên thực tế, mọi trang web trên internet đều nên có chính sách bảo mật. Chính sách bảo mật rõ ràng giúp người dùng an tâm về việc bạn sử dụng dữ liệu của họ như thế nào. Google muốn xem chính sách bảo mật để chắc chắn rằng doanh nghiệp bạn có thể tin cậy và không làm bất cứ điều gì bất chính với dữ liệu bạn đang thu thập. Chính sách bảo mật nên được đặt liên kết ở phần chân trang của mỗi trang trên website.
7.13 Cải thiện Time on Site
Time on Site (Thời gian trên trang) ở mức cao cũng là một yếu tố thể hiện nội dung trên trang web của bạn là chất lượng, thu hút người đọc và đem lại giá trị cho họ. Nếu như bạn có thể giải quyết được đúng nhu cầu của người đọc và mang lại giá trị cho họ thì Time on Site sẽ tăng lên. Time on Site tốt sẽ được xác định khác nhau tùy vào trang, loại bài viết, độ dài của bài viết.
Đo lường chỉ số Time on Site của Google Analytics
7.14 Tăng đánh giá tích cực trên website
Thuật toán của Google xem xét các đánh giá tích cực về các website là một tín hiệu để đưa ra nhận định rằng doanh nghiệp của bạn được đánh giá có độ tin cậy cao trong lĩnh vực mà bạn hoạt động. Thực tế ở Việt Nam, các đánh giá của người dùng đa số là từ Google Map, fanpage Facebook, website bên thứ ba, các trang review,…
7.15 Cải thiện trải nghiệm người dùng
Trong bối cảnh sự phát triển của các thiết bị di động và số lượng người dùng truy cập Google bằng di động là khổng lồ và liên tục tăng, bạn hãy tìm cách tối ưu để người dùng có những trải nghiệm tốt nhất khi hoạt động trên website của mình.
Bạn hãy luôn đảm bảo nội dung trên website dễ đọc, dễ điều hướng và không gây phân tâm hay khó chịu bởi quá nhiều quảng cáo. Google không cấm các website đăng quảng cáo, những bạn phải đảm bảo không đăng tải các quảng cáo lừa dối người dùng.
EAT ngày càng là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng Website. Qua bài viết trên, SEODO mong rằng bạn sẽ hiểu thêm về EAT là gì? Vì sao đây được xem là yếu tố đánh giá xếp hạng website quan trọng bậc nhất của Google? Từ đó, bạn có thể cải thiện thứ hạng website doanh nghiệp mình và có được vị trí mong muốn trên Google.
Nguồn: https://seodo.vn/goc-kien-thuc/eat-la-gi.html