Thách thức của doanh nghiệp khi có quá nhiều freelancer
Xu hướng của giới trẻ hiện này là Freelancer, có thể dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân hơn mà vẫn kiếm được tiền. Tuy nhiên điều này tạo nên những thách thức của doanh nghiệp
Cộng đồng freelancer ngày càng tăng cao, và hiện đang là xu hướng của một vài giới trẻ trong lĩnh vực truyền thông, marketing và công nghệ, …
Freelancer là gì?
Freelancer, hay còn gọi là những người làm việc tự do, là những người được trả tiền để thực hiện công việc cho khách hàng, chủ dự án mà không có sự ràng buộc về thời gian hay địa điểm làm việc. Đúng như tính chất “free” của công việc, những người làm việc tự do được phép làm việc cho nhiều người sử dụng lao động cùng một lúc, miễn là hoàn thành công việc theo đúng tiến độ.
Trong thời kỳ dịch bệnh, một số công ty đã giảm lượng nhân sự đi, thậm chí còn phá sảm. Làm cho số lượng thất nghiệp tăng đột biến (năm 2021 có hơn 1.4 tr người thất nghiệp). Nhiều người thất nghiệp đã lựa chọn con đường Freelancer để sống sót thay vì tìm một doanh nghiệp khác.
Để cạnh tranh với các doanh nghiệp, những freelancer liên tục phá giá sản phẩm/ dịch vụ dựa trên cơ sở họ không cần phải tốn tiền cho mặt bằng, đội ngũ quản lý, ban lãnh đạo và thuế. Những điều này hình dung làm tăng sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ – những doanh nghiệp hướng đến tệp khách hàng có kinh phí thấp.
Bài toán được đặt ra cho các doanh nghiệp, bởi lẻ họ vừa phải cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và vừa đối mặt với đối thủ mới là freelancer. Các doanh nghiệp không thể giảm giá được thêm bởi họ phải duy trì đội ngũ của mình, duy trì doanh nghiệp, thuế.
Mức giá của freelancer có thể thực hiện một sản phẩm/ dịch vụ có thể thấp hơn gấp hai lần so với giá của các doanh nghiệp đưa ra. Điều này làm cho khách hàng dễ bị thu hút hơn và đặt cược một ván bài.
Bên cạnh những ưu điểm của một freelancer, thì còn có những nhược điểm chí mạng:
- Cần phải có tinh thần trách nhiệm cao
- Thành thạo các kỹ năng chuyên môn
- Phải biết tìm kiếm khách hàng
Rẻ là vậy, tiện lợi là vậy. Nhưng khách hàng sử dụng dịch vụ của freelancer sẽ phải đối mặt với rủi ro như: Hoàn thành không đúng thời hạn, sản phẩm không đạt kỳ vọng, quỵt tiền.
Đối với doanh nghiệp thì điều này sẽ hạn chế được rủi ro bởi, doanh nghiệp sẽ làm việc trên hợp đồng và có pháp luật can thiệp.
Những giải pháp đề ra để doanh nghiệp đối phó với freelancer hiện nay
1. Tạo lòng tin của khách hàng
Phải thể hiện cho khách hàng biết rằng, sử dụng dịch vụ của bạn sẽ tiết kiệm thời gian, độ tin cậy cao. Bằng cách tạo ra chiến dịch dựa trên trải nghiệm của khách hàng.
2. Chất lượng phục vụ
Chất lượng phục vụ luôn là một điều kiên quyết để tìm kiếm khách hàng mới và cũng như khách hàng cũ. Chất lượng phục vụ sẽ thể hiện ở độ hài lòng của khách hàng.
3. Truyền thông
Hãy truyền tải những thông tin hữu ích, vui nhộn đến khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Thu hút được doanh nghiệp để từ đó thúc đẩy hành động.
Truyền thông sẽ là điểm ưu thế hơn so với các freelancer có ngân sách nhỏ. Bạn có thể đánh bật được các freelancer ở điểm này
Như vậy, Freelancer và các doanh nghiệp sẽ có những cơ hội và thách thức riêng. Tuy nhiên, sự bùng nổ công nghệ sẽ tạo ra rất nhiều khách hàng có nhu cầu chuyển đổi số. Cho nên việc canh tranh khách hàng sẽ không phải làm một thách thức quá lớn ở thời điểm hiện tại. Nhưng trong tương lai, khi thị trường bão hòa, sẽ có những cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hai đối tượng này.
Vu18511
Nguồn: Hitime