Tái kích hoạt chiến lược cá nhân hóa trong Marketing
Kể từ tháng 3 năm 2020, ngành công nghệ quảng cáo đã chuyển trọng tâm sang quyền riêng tư của người tiêu dung, với quyết định gần đây của Google về việc trì hoãn việc xóa cookie, MAID và cookie về cơ bản đã trở nên không còn tồn tại và các chuyên gia Marketing hiện đang đối mặt với thách thức tìm ra những cách mới để cá nhân hóa quảng cáo cho từng người tiêu dùng. Tuy nhiên, những thách thức này cũng tạo cơ hội cho các thương hiệu đổi mới và thúc đẩy các chiến lược Marketing trong tương lai.
Dưới đây là ba phương thức mà các thương hiệu có thể thực hiện để mang lại lợi thế cạnh tranh.
Sử dụng dữ liệu khách hàng (first-party data) chính xác
Đầu tư vào các giải pháp hỗ trợ máy học machine learning (ML), các doanh nghiệp bán lẻ có thể tận dụng “Dữ liệu chính chủ - first-party data” - dữ liệu mà doanh nghiệp của bạn đã thu thập trực tiếp bao gồm: thông tin khách hàng, người dùng truy cập website và những người theo dõi trên mạng xã hội hoặc những cách mới nhằm thu thập thông tin về các hành vi và hành động khách hàng như quảng cáo cá nhân hóa cho từng người thông mạng xã hội của bạn.
Sử dụng một số công cụ hoặc nền tảng áp dụng các thuật toán ML để tập hợp mô hình Lookalike, đối tượng tương tự có thể mở rộng dựa trên các đặc điểm của khách hàng hiện tại để phát triển nhóm đối tượng mục tiêu lý tưởng. Chiến thuật tiếp thị này có thể giúp thương hiệu của bạn phát triển và mở rộng phạm vi tiếp cận trong khi vẫn tuân thủ quyền riêng tư.
Tuy nhiên, trước khi triển khai bất kỳ loại mô hình đối tượng Lookalike nào, bạn cần đảm bảo rằng dữ liệu hiện có của bạn là chính xác và liên tục cập nhật. Mô hình ML chỉ tốt dựa trên dữ liệu chính xác, bên cạnh đó, hãy xác định nền tảng dữ liệu nào thật sự phù hợp với khả năng vận hành và quy mô của doanh nghiệp bạn:
- Nền tảng dữ liệu khách hàng – Consumer data platform (CDP)
- Nền tảng quản lý dữ liệu tập trung – Data management platform (DMP)
Tận dụng lợi thế của tính năng định vị địa lý
Khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng quay trở lại mua sắm trực tiếp, dữ liệu nâng cao về ngữ cảnh vị trí thông qua định vị địa lý ngày càng trở nên hữu ích đối với các nhà bán lẻ truyền thống với hy vọng hiểu rõ hơn về hành vi của người tiêu dùng và đảm bảo rằng bạn đang tiếp cận đúng đối tượng vào đúng thời điểm.
Định vị địa lý là một công cụ dựa trên vị trí trong đó một chương trình hoặc ứng dụng sử dụng GPS, nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), Wi-Fi hoặc dữ liệu di động để xác định một khu vực địa lý cụ thể.
Khi công cụ được thiết lập, người tiêu dùng có thể kích hoạt các thông điệp tiếp thị được nhắm mục tiêu - chẳng hạn như văn bản, thông báo trong ứng dụng, quảng cáo trên thiết bị di động hoặc một hình thức giao tiếp khác - khi thiết bị di động của họ đi vào hoặc thoát ra khỏi các vị trí đã chỉ định.
Mặc dù ngày càng có nhiều người dùng di động bắt đầu từ chối theo dõi, tính năng định vị địa lý vẫn cho phép nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh phù hợp mà vẫn đảm bảo quyền riêng tư của người tiêu dùng, cho phép các nhà bán lẻ mở rộng đối tượng thông qua phương pháp tiếp cận vị trí gần đúng.
Một trong những ưu điểm của giai đoạn giãn cách, các ứng dụng (App) trên smartphone buộc khách hàng phải xác định vị trí để sử dụng các dịch vụ như logistic - vận chuyển, giao hàng tận nơi, mua sắm trực tuyến, định vị trở nên phổ biến với người tiêu dùng, cung cấp vị trí chính xác của chính mình để có được trải nghiệm tiện lợi hơn, vì vậy khách hàng sẽ không do dự cấp quyền riêng tư này cho các dịch vụ tương tự của bạn.
Các chiến dịch tiếp thị sử dụng định vị địa lý có xu hướng mang lại lợi ích chi tiêu quảng cáo hiệu quả cao hơn, bởi vì dữ liệu vị trí địa lý cho phép các nhà bán lẻ xác định những người tiêu dùng có nhiều khả năng tương tác với dịch vụ và sản phẩm của họ nhất.
Giữ thông điệp nhất quán trên tất cả các nền tảng
Tuy người tiêu dùng ngày càng phản đối cookie và theo dõi, họ vẫn mong đợi các thương hiệu tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa thú vị dành cho họ, bạn có thấy lạ không?
Trong thế giới siêu kết nối như hiện nay, có rất nhiều cách để các thương hiệu tương tác với khách hàng của họ, từ chiến dịch email đến thông báo bằng văn bản, từ thông điệp công khai đến tin nhắn cá nhân. Với những điểm tiếp xúc khác nhau của người tiêu dùng, Marketer cần giữ cho thông điệp nhất quán trên tất cả các kênh, để khách hàng có thể duy trì mức độ giao tiếp thống nhất cần thiết để xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
Giữ thông điệp thống nhất thường được xác định là dễ dàng, tuy nhiên, bạn hãy nghiêm túc nhìn lại, thông điệp của thương hiệu thường gắn liền trong một khoảng thời gian dài nhất định và chắc chắn không thể xuất hiện trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng, do đó, khi thể hiện thông điệp đồng bộ trên tất cả các kênh trong 1 khoảng thời gian dài đòi hỏi những kế hoạch nội dung chi tiết theo từng cấp độ và sự sáng tạo mà đôi khi nội bộ doanh nghiệp không thể đáp ứng, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài khi cần thiết bạn nhé.
Hãy thử nhìn lại các thông điệp của WWF (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên) Tổ chức này chiến đấu vì một mục tiêu vĩ đại bằng thông điệp tiếp thị tuyệt vời. Phong cách và hình ảnh của WWF tạo ra cùng một tâm trạng trên các kênh truyền thông buộc bạn phải suy ngẫm trong giây lát về cách chúng tôi đối xử với động vật hoang dã và hệ sinh thái của mình. Từ Logo, quảng cáo in ấn và công cụ tương tác của WFF đều có màu đen – sự đen tối, gợi ý mức độ nghiêm trọng của vấn đề được nói đến.
Còn rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp về cách các công ty có thể định vị tốt nhất để đạt được thành công hậu Covid. Khi tính đến những yếu tố không chắc chắn trong tương lai, bạn nên dành thời gian để xem xét lại các chiến lược tiếp thị và tìm cách đổi mới, thì việc tập trung vào hiểu rõ hơn hành vi của người tiêu dùng và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng sẽ mang lại cho bạn lợi thế ngay lập tức trong giai đoạn bình thường mới này.
Nguồn: Marketers Voice