Tương Lai Ngành Bảo Hiểm Trong Cách Mạng No-Code/Low-Code
Các ứng dụng No-Code/Low-Code có thể cung cấp cho các công ty bảo hiểm chính xác những gì họ cần để thích nghi, tồn tại và phát triển.
Các công ty bảo hiểm ngày nay biết rằng sự tồn tại của họ trong một thị trường cạnh tranh khắc nghiệt phụ thuộc vào việc chấp nhận đổi mới. Nhưng đối với công ty bảo hiểm có tầm nhìn xa, đó thậm chí chưa phải là một nửa cuộc chiến.
Tạp chí Harvard Business Review ghi nhận rằng các công ty bảo hiểm truyền thống phải đối mặt với hai lựa chọn để triển khai các hệ thống IT mới, và cả hai cách đều yêu cầu họ phải đánh đổi đáng kể. Họ có thể nhờ các lập trình viên của mình xây dựng các hệ thống hoàn toàn mới – một mô hình phù hợp hơn với các yêu cầu kinh doanh cụ thể của công ty, nhưng cũng kéo theo chi phí cao hơn và thời gian lập trình lâu hơn. Ngoài ra, các công ty bảo hiểm có thể chuyển sang sử dụng các nhà cung cấp bên ngoài – một lựa chọn tiết kiệm chi phí hơn nhiều và cho phép hoàn thiện sản phẩm nhanh hơn, nhưng khả năng cao thành phẩm cuối cùng lại không phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, sự lựa chọn lỗi thời này không còn cản trở các công ty bảo hiểm theo đuổi quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Trong những năm gần đây, một lựa chọn thứ ba khả thi hơn đã xuất hiện: Phát triển các nền tảng No-Code/Low-Code (NC/LC), đòi hỏi ít hoặc không cần kỹ năng lập trình, nhờ đó, các lập trình viên sẽ chú trọng hơn vào việc bảo trì hệ thống.
Ứng dụng NC/LC đáp ứng đủ những điều kiện mà một công ty bảo hiểm cần: Chúng có thể được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu kinh doanh của công ty. Các tổ chức có thể triển khai các ứng dụng NC/LC một cách nhanh chóng. Nhìn chung, các ứng dụng này có chi phí thấp hơn so với các hệ thống được phát triển nội bộ.
Dưới đây là những điều các công ty bảo hiểm nên biết để tận dụng tối đa cuộc cách mạng NC/LC:
1. Tiến Tới Sự Linh Hoạt
Các công ty bảo hiểm cạnh tranh để trở thành một tổ chức linh hoạt có thể còn tệ hơn nhiều so với việc triển khai các giải pháp NC/LC. Và sự linh hoạt là điều mà các công ty bảo hiểm tìm kiếm trong bối cảnh thị trường phát triển nhanh chóng ngày nay.
Theo một nghiên cứu gần đây của McKinsey cho thấy, các công ty cho ra mắt sản phẩm mới nhanh hơn từ 5 đến 7 lần so với các đối thủ kém linh hoạt, có năng suất tăng nhiều hơn từ 20% đến 30%, cả về mức độ hài lòng của khách hàng và đánh giá từ nhân viên.
Trước khi ứng dụng NC/LC ra đời, đối với nhiều công ty bảo hiểm, việc tung ra một sản phẩm mới hoặc hướng đến một trọng tâm kinh doanh mới cần tốn rất nhiều thời gian. Ví dụ, một giám đốc sản xuất (Product Manager) sẽ yêu cầu dự án; sau đó, một chuyên viên phân tích kinh doanh (Business Analyst) sẽ xác định các yêu cầu, lập kế hoạch kinh doanh, thêm yêu cầu sản phẩm vào quy trình, v.v. Trong khi đó, các chuyên viên định phí bảo hiểm (Actuary) sẽ cần xây dựng các mô hình rủi ro, trong khi các nhà tiếp thị (Marketer) sẽ lên kế hoạch cho các chiến dịch quảng bá và các chuyên gia vận hành (Operation Specialist) sẽ điều chỉnh các quy trình phát hành bảo lãnh và các yêu cầu bồi thường bắt buộc.
Các quy trình phức tạp, đa chức năng này không chỉ tiêu tốn thời gian và nguồn lực: Sự kém hiệu quả của chúng cũng có nghĩa các công ty bảo hiểm ít được trang bị để giải quyết trực tiếp nhu cầu của khách hàng, gây khó khăn hơn trong việc duy trì các mối quan hệ và sự gắn bó của khách hàng.
Với thực tế thị trường và kỳ vọng của khách hàng đang phát triển nhanh chóng hiện nay, tính linh hoạt của NC/LC trở thành một yếu tố quan trọng, cung cấp nền tảng cần thiết để giới thiệu hiệu quả các sản phẩm mới và cá nhân hóa các tính năng.
2. No-Code/Low-Code Và Tương Lai Của Ngành Bảo Hiểm
Sự xuất hiện của các nền tảng NC/LC cho phép các công ty bảo hiểm khai thác các lợi ích của điện toán đám mây (cloud computing) và microservice dễ dàng hơn, cho phép họ nhanh chóng mở rộng quy mô và tung ra các dịch vụ sản phẩm mới.
Hơn thế nữa, các công cụ NC/LC có thể được điều chỉnh để phát triển các tính năng như xếp hạng, báo giá, phát hành, xác nhận và gia hạn – giúp cho năng suất của một tổ chức hiệu quả hơn và khách hàng sẽ hài lòng hơn do được phục vụ tốt hơn.
Khi được trang bị cơ sở hạ tầng cần thiết để theo dõi nhanh cách xây dựng, thử nghiệm và tung ra các sản phẩm mới, các công ty bảo hiểm sẽ có được lợi thế cạnh tranh lớn liên quan đến các bảo hiểm tài sản và thiệt hại (Property insurance and Casualty insurance – P&C): kế hoạch thanh toán, gia hạn, thời hạn, yêu cầu quy định,… so với các đối thủ khác kém linh hoạt hơn. Việc đào tạo ra các lập trình viên NC/LC sẽ thúc đẩy tốc độ nhanh hơn và khả năng tự lập mà các tổ chức ngày nay cần để đạt được sự linh hoạt thực sự.
Đừng nhầm lẫn: Người viết code và lập trình viên có những vai trò quan trọng trong nền kinh tế kỹ thuật số hiện đại. Nhưng họ có cần thiết trong cả quy trình? Quá nhiều công ty bảo hiểm đã học được một bài học nhớ đời rằng việc phụ thuộc quá nhiều vào họ là một lối mòn dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, điều này hoàn toàn ngược lại với những gì các tổ chức đang cố gắng đạt được thông qua công cuộc chuyển đổi kỹ thuật số.
Đó là lý do tại sao các công ty bảo hiểm cần trực tiếp đưa khả năng thay đổi sản phẩm vào tay những người làm việc gần gũi nhất với khách hàng, những người có thể khai thác nhu cầu của khách hàng mua bảo hiểm để tăng cường và đẩy nhanh sự phát triển các sản phẩm mà công ty cung cấp, để có thể nhanh chóng vượt qua khó khăn và nắm bắt những cơ hội tốt.
3. Bài Học Rút Ra
Ngành bảo hiểm là một lĩnh vực kinh doanh vốn dĩ phức tạp với hàng nghìn điểm dữ liệu cần xem xét, các phép toán phức tạp, các yêu cầu nghiêm ngặt,…. Để điều chỉnh sự phức tạp này, các công ty bảo hiểm có thể có lợi thế lớn khi kết hợp các ứng dụng mô hình dữ liệu có cấu trúc (structured data-model application) với NC/LC, trở thành một doanh nghiệp linh hoạt và tự chủ.
Như Charles Darwin đã từng nói, “Không phải loài khỏe mạnh nhất hay thông minh nhất sẽ sống sót, mà là loài thích ứng cao nhất với sự thay đổi.”
Điều tương tự cũng áp dụng với ngành bảo hiểm. May mắn thay, cuộc cách mạng NC/LC cung cấp cho các công ty bảo hiểm chính xác những gì họ cần để thích nghi, tồn tại và phát triển.
Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết trên có thể giúp bạn cân nhắc sử dụng các nền tảng low-code vào phát triển kỹ thuật số cho doanh nghiệp trong kế hoạch kinh doanh năm 2022.