Lovemark: Nghe vị cà phê vô danh mà nhớ quê mình
Dân nông Tây Nguyên có thói quen ngủ khuya dậy sớm. Tờ mờ sớm hôm, kéo làng kéo bản mà rủ nhau vượt đèo chăm bón cà phê nơi các chân dốc đồi. Cà phê miền núi đỏ căng, chín mọng phương xa còn nghe thoảng vị chua thanh tựa nho táo. Sống ở miền cao, dù sang, dù khó mùi cà phê vẫn là thứ gì đó gợi nhiều nỗi niềm.
Rặt là người Bảo Lộc, sinh sống trong những khúc cua Tây Nam đèo cao nguyên nắng gió, đồi cà phê là đường đi học, mưu sinh kiếm sống mỗi ngày. Cà phê Bảo Lộc phần đa chủ nhỏ, bỏ xỉ mà bán hạt rang cho lái buôn, từ đó mới phân vào các chuỗi nổi danh khắp vùng miền. Còn cà phê đất này không ai biết, có khi miệng nhấm nháp mà không biết gốc gác hạt từ đất nào.
Những ngày giáp đông, bông cà phê đổ trắng đồi ngẫm lại dễ khiến dân xa xứ đau đáu buồn. Cà phê vào mùa bản làng được thóc, cả đồi, cả núi già, trẻ, lớn bé kéo nhau hái quả cho các chủ nông đón vụ mùa. Dân đồng bào làm việc có tâm không tính toán, hái lại chọn quả căng, đỏ ửng, xát vỏ kỹ càng. Thành ra cà phê vị quê, dân sành uống vào ắt biết. Cà phê sạch chua nhẹ, đắng thanh nào đâu có cái dư vị hăng gắt như hàng xô ven đường.
Ngẫm lại thấy thương cho vựa cà phê đất núi, hạt rang đem bày bán khắp Bắc Nam nhưng nửa đời bán buôn chưa ai biết tên mình. Trừ những người tới lui cung đường mỗi chiều tối, trừ dân bản cứ nghe hương thoảng qua là biết vị cà phê quê mình.
Một thoáng Sài Gòn, cầm tách cà phê nhìn màu khói thơm phả vào trong gió. Đúng là vị này, vị thương hiệu những đồi cà phê quê danh đất núi.