Bí kíp “Bỏ túi” những khái niệm cơ bản về UI/UX dành cho marketer

Ngành thiết kế đã phải vượt qua rất nhiều lần biến chuyển để luôn đổi mới và hòa nhập với xu thế thị trường. Tuy đã có một số thương hiệu chú trọng vào việc thiết kế ứng dụng (như Uber hay MailChimp), nhưng vẫn còn không ít doanh nghiệp không dành sự đầu tư đúng mức cho nhiệm vụ này.

Trên thực tế, việc nắm vững các nguyên tắc chung trong thiết kế ứng dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các thương hiệu và doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng nhìn lại những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong thiết kế UI/UX. 

1. Thiết kế UI (giao diện người dùng) trong mobile app là gì?

UI là viết tắt của "User Interface", là cách người dùng có thể tương tác với bất kỳ mobile app nào. Thiết kế UI cho thiết bị di động nhằm mục đích giúp cho người dùng có thể tương tác một cách dễ dàng, thú vị và hiệu quả hơn.

Thiết kế UI trong lĩnh vực CNTT chứa đựng mọi thiết bị cho phép người dùng tương tác với màn hình hoặc thiết bị di động. Mục tiêu chính của các nguyên tắc về UI chính là cung cấp sự tương tác tốt nhất có thể.

2. Thiết kế UX trong mobile app là gì?

UX là viết tắt của User Experience hay “Trải nghiệm khách hàng”. Toàn bộ ý tưởng của UX là tạo ra một hệ thống cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Hành trình của người dùng thông qua mobile app hoặc trang web chính là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.

Về cơ bản, thiết kế UI/UX của mobile app luôn được kết hợp với nhau vì chúng bổ sung cho nhau.  

3. Các sản phẩm phân phối (Deliverables) của việc phát triển thiết kế ứng dụng UI/UX là gì?

Trong quá trình thiết kế UI và UX, designer sẽ tạo ra những sản phẩm phân phối khác nhau để phục vụ cho khách hàng, giao tiếp tốt hơn với người dùng, cung cấp tài liệu hoặc trình bày ý tưởng một cách phù hợp. Cả UI và UX đều sở hữu các sản phẩm phân phối riêng biệt trong quá trình thiết kế và phát triển mobile app.

3.1 Phân phối giao diện người dùng (UI)

  • Moodboard

Mood board được sử dụng để trình bày các ý tưởng đổi mới theo cách mà mọi người có thể hiểu được. Mood board giúp khách hàng hiểu rõ ý tưởng ứng dụng mà nhà thiết kế sẽ làm việc.

  • Visual Design (Thiết kế trực quan)

Các mẫu thiết kế trực quan sẽ giúp bạn hiểu được tác dụng của những yếu tố trong một thiết kế. Hiệu ứng của các yếu tố như hình ảnh, kiểu chữ, không gian, màu sắc, bố cục…sẽ được thể hiện rõ nét hơn nhờ các thiết kế trực quan.

  • Dynamic prototyping

Dynamic prototyping giúp cải thiện hoạt động tổng thể của ứng dụng cũng như cải tiến các yếu tố trong trường hợp cần thiết. Với các dynamic prototype, bạn hoàn toàn có thể tạo ra giao diện người dùng dựa theo mong muốn của khách hàng.

3.2 Phân phối trải nghiệm người dùng (UX)

  • Competitive analysis report (Báo cáo phân tích cạnh tranh)

Báo cáo phân tích cạnh tranh được tạo ra để đo lường mức độ cạnh tranh mà ứng dụng đang gặp phải. Tất cả những nỗ lực đều trở nên vô ích nếu ứng dụng của bạn được tạo ra trong một thị trường cạnh tranh gay gắt mà không được trang bị kỹ lưỡng để đánh bại đối thủ cạnh tranh. Với báo cáo phân tích cạnh tranh, bạn có thể tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của ứng dụng của đối thủ.

Bí kíp “Bỏ túi” những khái niệm cơ bản về UI/UX  dành cho marketer

  • User persona (Chân dung người dùng)

Các nhà thiết kế cần phải hiểu được những nhu cầu và mong muốn của người dùng. Việc tạo ra user persona không chỉ hỗ trợ nhiệm vụ tìm hiểu hành vi của khách hàng mà còn thúc đẩy việc giao tiếp với khách hàng diễn ra tốt hơn. Quá trình thiết kế UX có liên quan đến việc nghiên cứu và tìm hiểu mô hình hành vi của người dùng.

  • User journey (Hành trình của người dùng), experience map (Bản đồ trải nghiệm) và user flow (Luồng người dùng)

Experience map thể hiện hành vi tổng thể của người dùng đối với một sản phẩm, bao gồm những yếu tố như: kỳ vọng, thời gian sử dụng app, phản ứng với ứng dụng, insight, nhu cầu… 

User journey và user flowr đều gồm các bước cụ thể được người dùng thực hiện để tương tác ở các giai đoạn khác nhau của sản phẩm. Điều này có thể là tương tác hiện tại hoặc tương tác tiềm năng với sản phẩm.

Ví dụ: Ở giai đoạn Awareness, người dùng sẽ có ý thức / biến đến một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó của thương hiệu. Khi chuyển đến giai đoạn decision, người dùng có thể đưa ra quyết định mua hàng và thực hiện hành động mua sản phẩm trong thực tế.

  • Interactive prototype (Nguyên mẫu tương tác)

Việc tạo ra Interactive prototype sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành công việc. Các Interactive prototype này giúp chứng minh sản phẩm thực tế sẽ hoạt động như thế nào sau khi được phát triển đầy đủ. Ngoài ra, nguyên mẫu cũng giúp nhà thiết kế truyền đạt các ý tưởng của mình tốt hơn.

4. Các thành phần chính khi thiết kế mobile app

4.1 Information architecture (Cấu trúc thông tin)

Ý tưởng đằng sau việc xây dựng cấu trúc thông tin là cung cấp cho người dùng phương pháp điều hướng dễ dàng, bất kể họ đang sử dụng trình duyệt nào. 

4.2 Interaction design (Thiết kế tương tác)

Đây là việc tạo ra một thiết kế khái niệm mà qua đó người dùng có thể tương tác với ứng dụng. Thiết kế tương tác bao gồm các yếu tố như màu sắc, tính thẩm mỹ, biểu tượng, phông chữ, hình ảnh,...

4.3 Khả năng sử dụng

Bạn cần tìm hiểu xem người dùng có đang nhận được thông tin họ cần thông qua việc sử dụng ứng dụng hay không và liệu ứng dụng có cung cấp cho họ cách tự phục vụ để xử lý các vấn đề hay không.

4.4 Wireframe

“Wireframe” ở đây muốn nói đến việc tạo mẫu ứng dụng nhằm mục đích thử nghiệm các tính năng, khả năng sử dụng và giao diện của ứng dụng trước khi xuất hiện trên thị trường.

4.5 Thiết kế trực quan

Để thực hiện công đoạn này, bạn cần lựa chọn màu sắc, biểu tượng, hình ảnh, phông chữ… có khả năng tác động đến người dùng tại các thời điểm tương tác khác nhau.

Tầm quan trọng của thiết kế UI / UX cho mobile app

Hiểu được tầm quan trọng của thiết kế UI/UX là điều cực kỳ quan trọng khi xây dựng app. Hầu hết các nhà phát triển ứng dụng mang đến những giải pháp tuyệt vời nhưng lại không tập trung vào thiết kế dẫn đến sự thất bại của ứng dụng. Trên thực tế, chúng ta khó có thể giữ được sự cân bằng giữa chức năng và tầm quan trọng trong thiết kế UI/UX của một ứng dụng nhưng đó là điều cần phải làm. Sau đây là một số lời khuyên quan trọng mà designer cần lưu ý! 

1. Thu hút người dùng

Người ta thường nói rằng: "Một giáo viên giỏi là người biết nắm bắt và thu hút sự chú ý của học sinh trước tiên. Sau đó, mới bắt đầu giảng dạy bài học". Câu nói này rất phù hợp trong trường hợp thiết kế UI/UX cho mobile app. Nếu ứng dụng của bạn được thiết kế độc đáo và phù hợp, người dùng sẽ cảm thấy hài lòng và có xu hướng thường xuyên sử dụng app hơn. Có thể nói rằng, thiết kế UX và UI đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ứng dụng giữ chân người dùng tốt hơn.

2. Tạo ấn tượng tốt

Đối với một công ty khởi nghiệp hoặc bất kỳ doanh nghiệp nhỏ nào, tầm quan trọng của thiết kế UI/UX nằm ở việc tạo ra ấn tượng đầu tiên.  Khi người dùng truy cập ứng dụng lần đầu tiên, hãy khiến cho họ cảm thấy cuốn hút vào ứng dụng ngay lập tức. 

Bí kíp “Bỏ túi” những khái niệm cơ bản về UI/UX  dành cho marketer

3. Làm nổi bật trong cửa hàng ứng dụng

Mobile app có tốt hay không được quyết định bởi số lượng người dùng yêu thích và đánh giá cao trên bảng xếp hạng. Số lượng xếp hạng tốt và đánh giá 5 sao của những người dùng sẽ đưa ứng dụng của bạn được đề xuất tại danh sách app hàng đầu. 

Để làm nổi bật ứng dụng trên CH play hoặc app store, hãy tạo ra giao diện người dùng hiệu quả, phù hợp và nổi bật. Điều này sẽ mang lại sức hút cho sản phẩm, đồng thời tạo ra sự thuận tiện và thích thú khi sử dụng ứng dụng.  

4. Giữ chân khách hàng trung thành

Những ứng dụng như Instagram, Facebook, Candy Crush…đều sở hữu giao diện người dùng UI/UX tuyệt vời và đã thu hút hàng triệu người dùng. Sự hài lòng đến từ trải nghiệm người dùng chính là yếu tố giúp thu hút khách hàng trung thành. Khi một khách hàng có trải nghiệm tốt đối với ứng dụng, nhiều khả năng họ sẽ giới thiệu thêm cho những người quen khác. 

5. Tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời gian dài

Khi đã nắm rõ những yêu cầu cơ bản và những phương pháp thiết kế UI / UX tốt nhất dành cho mobile app, bạn có thể tiết kiệm được thời gian bảo trì và cập nhật ứng dụng ở giai đoạn sau đó. Không những thế, khi ứng dụng được chỉn chu và hoàn thiện ngay từ ban đầu, tỉ lệ xảy ra lỗi và gặp trục trặc cũng được giảm đi phần nào. 

6. Xây dựng thương hiệu

Đầu tư vào thiết kế Ul/UX sẽ góp phần giúp nâng cao mức độ hài lòng của người tiêu dùng. Hiển nhiên, người dùng sẽ thích sử dụng những thương hiệu mang đến cho họ nhiều trải nghiệm tích cực. Cũng vì thế, họ sẽ sẵn sàng tiếp nhận các tính năng có thể được nâng cấp của một ứng dụng mà họ cảm thấy yêu thích. Điều này sẽ tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp, cũng như tạo nên mối quan hệ tuyệt vời giữa khách hàng và thương hiệu.

7. Tăng lưu lượng truy cập (traffic)

Giao diện người dùng UI / UX luôn là yếu tố giữ chân người dùng vô cùng hiệu quả. Nếu trang web hoặc mobile app của bạn được thiết kế phù hợp và mang lại trải nghiệm khách hàng tuyệt vời, chắc chắn người dùng sẽ thường xuyên sử dụng để liên tục khám phá các yếu tố trong ứng dụng. Lâu dần, họ sẽ chuyển đổi từ người dùng tiềm năng sang người dùng thân thiết.

Do đó, trách nhiệm của bạn và nhà phát triển UI/UX là đảm bảo UI/UX tốt nhất cho trang web hoặc ứng dụng.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể thấy được tầm quan trọng của UX / UI dành cho mobile app. Nếu đã nắm vững quy trình phát triển này, bạn hoàn toàn có thể vận dụng những phương pháp này trong việc xây dựngvà cải thiện app vô cùng hiệu quả.

Xin Chân Thành Cảm Ơn,

AppROI Marketing Team,