16 tips viết storytelling cho dân content 

Storytelling là một cách thức triển khai nội dung, có thể tạo nên thành công vượt bậc cho chiến dịch Content Marketing. Vì vậy với Marketer, đặc biệt là dân content, đây là một kỹ năng nên được trau dồi và phát triển, giúp thông điệp truyền thông hấp dẫn hơn, kết nối với người tiêu dùng và thu hút khía cạnh cảm xúc của họ thông qua việc kể chuyện.  

Storytelling thường bao gồm một nhân vật chính (dựa trên tính cách đối tượng mục tiêu của thương hiệu), xung đột hoặc vấn đề mà họ phải đối mặt (điểm đau của đối tượng mục tiêu) và cuối cùng, giải pháp mà họ cần (gắn chặt với dịch vụ / sản phẩm)

Tham khảo 16 tips viết storytelling có thể hữu ích với bạn!

1. 4 yếu tố nên có trong câu chuyện thương hiệu:

- Chủ đề: Chủ đề liên quan đến ngành, thương hiệu

- Cốt truyện: Cốt truyện xoay quanh một vấn đề nhất định 

- Cấu trúc: Trình bày nội dung theo cách dễ hiểu, hấp dẫn

- Nhân vật: Bao gồm khán giả của bạn

2. Lựa chọn chủ đề viết câu chuyện thương hiệu

Một số chủ đề content storytelling thường gặp: 

- Before - After: Sự thay đổi sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. 

- Vượt qua nỗi sợ, câu chuyện thành công

- Review sản phẩm: Hành trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ. 

- Hoài niệm: Hoài niệm về quá khứ, những câu chuyện cũ, gợi ra chân lý cuộc sống. 

3. Lựa chọn cốt truyện

Một số cốt truyện storytelling hiệu quả:

- Chuyện tình (love story) 

- Vượt chướng ngại vật (overcoming the monster)

- Đi để trở về (voyage and return)

- Truy tìm/ nhiệm vụ (the quest)

- Hài kịch (comedy)

- Hoàn lương hối cải (rebirth)

4. Lựa chọn cách đưa chủ đề vào nội dung 

Một số cách để đưa câu chuyện vào nội dung, chẳng hạn như: Kể câu chuyện của chính mình, lấy ví dụ minh họa để nêu quan điểm, bày tỏ quan điểm về câu chuyện của người khác,...

5. Áp dụng cấu trúc tháp Freytag

Phát triển câu chuyện dựa trên các thành tố quan trọng được sắp xếp theo mô hình kim tự tháp: 

- Bước 1: Giới thiệu nhân vật và bối cảnh câu chuyện 

- Bước 2: Tăng nhịp truyện: thêm các yếu tố gây kích thích như nút thắt hoặc sự việc, đưa câu chuyện lên cao để thu hút chú ý 

- Bước 3: Đưa câu chuyện lên cao trào: đẩy mạch truyện đến đỉnh điểm, sự việc bị kìm nén cực độ cần lời giải đáp 

- Bước 4: Hạ nhịp truyện: nhẹ nhàng dẫn dắt đến giải pháp 

- Bước 5: Kết: đưa ra lời giải, thúc đẩy hành động

6. Làm nổi bật một nhân vật chính có liên quan

Đối tượng mục tiêu sẽ chỉ quan tâm đến câu chuyện của bạn và thấy nó có liên quan khi và chỉ khi nhân vật trung tâm là người mà họ thấy quen thuộc. 

Hãy đảm bảo dành đủ thời gian để nghiên cứu tính cách mục tiêu lý tưởng (họ thích, không thích, động cơ, nguyện vọng và điểm đau) để bạn có thể tập hợp tất cả các thuộc tính liên quan vào nhân vật chính, tạo ra một nhân vật mà đối tượng mục tiêu kết nối ngay lập tức.

7. Thêm các yếu tố giúp câu chuyện cuốn hút hơn

Các yếu tố giúp câu chuyện hấp dẫn người đọc hơn: 

- Sự mâu thuẫn: Kể hành trình giải quyết

- Tương phản kỳ vọng - thực tế, tạo sự gay cấn cho câu chuyện 

- Thắt nút và gỡ nút: Tạo tình huống mồi, gây tò mò (thắt nút), sau đó giải quyết theo cách thỏa mãn người đọc nhất (gỡ nút)

- Sự kịch tính: Đưa ra những tình huống nguy hiểm, hoàn cảnh sinh tử  

8. Đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng

Đừng viết từ quan điểm tiếp thị và thương hiệu, hãy đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng. Suy nghĩ về những gì bạn muốn thấy, điều gì nổi bật với bạn khi nghe hoặc nhìn thấy ở các thương hiệu khác,... 

9. Đưa ra một số dữ kiện và số liệu để hỗ trợ câu chuyện

Khi thêm dữ kiện và số liệu thì storytelling là cách để bạn chia sẻ nghiên cứu với đối tượng mục tiêu bằng một câu chuyện. Điều này giúp tăng thêm độ tin cậy cho câu chuyện cũng như thương hiệu. 

10. Rõ ràng và ngắn gọn

Khoảng thời gian thu hút sự chú ý của mọi người rất ngắn. Nếu làm trong lĩnh vực truyền thông, bạn nên biết tầm quan trọng của mỗi từ bạn sử dụng. Tùy thuộc vào phương tiện hoặc hình thức tiếp thị, bạn có thể có số lượng từ hoặc giới hạn thời gian cụ thể.

Một cách khác để làm cho câu chuyện rõ ràng và ngắn gọn là đảm bảo rằng bạn có một thông điệp bao quát, dễ hiểu.

11. Nhất quán là chìa khóa

Mặc dù tất cả các câu chuyện nên có sự độc đáo và khác biệt, nhưng chúng phải có một số chủ đề thương hiệu bao quát, đảm bảo tính nhất quán phù hợp. Một câu chuyện đơn giản và nhất quán có sức mạnh tạo ấn tượng lâu dài cho thương hiệu.

Ngoài ra, cố gắng hạn chế sự thiên vị nhiều nhất có thể trong cách kể chuyện thương hiệu.

12. Thêm cảm xúc

Khai thác cảm xúc của người đọc là chìa khóa để kể một câu chuyện hấp dẫn và đáng nhớ. Người tiêu dùng có nhiều khả năng nhớ một quảng cáo hoặc yếu tố tiếp thị khiến họ cảm thấy vui, ngạc nhiên, sợ hãi, ghê tởm, tức giận hay buồn bã. 

13. Phương tiện: Nơi phân bổ nội dung storytelling 

Chú ý đến nơi phân bổ nội dung storytelling, không chỉ đặt nó ở mọi nơi bạn nghĩ đến là một bước cần thiết để đảm bảo câu chuyện hiệu quả nhất có thể cho thương hiệu. Nếu chọn kể câu chuyện trên nhiều phương tiện, bạn có thể phải điều chỉnh câu chuyện để phù hợp với từng nền tảng cụ thể.

Bạn có thể kể câu chuyện bằng cách viết, ghi âm, video, hình họa,...

14. Viết storytelling theo cách nổi bật, khác biệt

- Suy nghĩ về điểm độc đáo của công ty hay USP của sản phẩm, dịch vụ và kết hợp điều đó vào cách kể chuyện của bạn.

- Cập nhật các xu hướng truyền thông: Thường xuyên theo dõi các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trong lĩnh vực của bạn

- Thử những điều mới: Đừng ngại thử những điều mới. Vì các xu hướng liên tục thay đổi, nên đừng ngại thay đổi phương pháp kể chuyện của bạn!

15. Hãy để người đọc muốn nhiều hơn

Bạn có thể không có một kết thúc rõ ràng, dứt khoát cho câu chuyện, nhưng hãy đưa ra kết thúc mở để giải thích hoặc tiếp nối cho một câu chuyện. Điều này sẽ gây tò mò cho người đọc, họ có thể sẽ để lại bình luận, thảo luận về những phán đoán của mình và có khả năng cao sẽ quay lại để tìm hiểu thêm.

16. Năm vùng các cộng đồng nhiều content storytelling 

- Nguồn Confession (Neu Confession, Phòng Thú Tội Beat,....) 

- Các group "hóng hớt" (không sợ chó, group này để hóng phốt, hội người tối cổ....): 

- Các group phát triển bản thân (tư duy đột phá, tư duy sáng tạo, phát triển bản thân, mỗi ngày 1 trang sách)

- Các group "chuyện ngành" (tâm sự nghề sales, tâm sự con sen, hội bất động sản, cộng đồng digital marketing ....)

 - Các group "cộng đồng" (tâm sự dao kéo, phong cách đàn ông, nghiện nhà, nghiện decor,...)

- Các group review (hội review công ty có tâm, Biết thì thưa thốt, không biết thì đọc REVIEW,...)

Nguồn: Ori Marketing Agency