5 Cách Low-code Đang Chuyển Đổi Bối Cảnh Ngân Hàng Toàn Cầu
Trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành hiện nay, các doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ vấn đề tài chính không ổn định, trong số đó nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khủng hoảng khi họ không có khả năng duy trì sự ổn định để tạo ra doanh thu. Trong năm qua, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào các hoạt động giao dịch với khách hàng của họ để duy trì sự ổn định. Ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với một khó khăn tương tự, vì mọi người đã thấy trước các khoản đầu tư tín dụng lớn hoặc các giao dịch trực tiếp không thể thực hiện trong khoảng thời gian này.
Trong báo cáo Forrester State of Digital Banking năm 2021, chỉ một số ngân hàng hàng đầu cho thấy đang giải quyết vấn đề này bằng cách chuyển đổi kỹ thuật số. Số còn lại đang vật lộn để thực hiện số hóa nhưng áp dụng phải một số phương pháp kinh doanh không thực tế giữa đại dịch.
Với thực tế nền kinh tế thế giới sẽ chuyển sang mô hình kỹ thuật số và công nghệ một cách mạnh mẽ trong những năm tới, thật đáng ngạc nhiên khi thấy rằng 65% doanh nghiệp vẫn đang miễn cưỡng đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số.
Ngay cả khi các ngành công nghiệp khác đang bắt nhịp các công nghệ mới nhất, các ngân hàng và doanh nghiệp dịch vụ tài chính vẫn chậm chạp trong việc áp dụng công nghệ để thúc đẩy chuyển đổi số tổng thể.
Có lẽ yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến tốc độ chậm chạp này là do việc thiếu nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ, công cụ và nhân tài trong lĩnh vực này. Các tổ chức tài chính không bị thúc đẩy bởi nhu cầu thu hút khách hàng với doanh nghiệp của họ, mặc dù họ cần phải được thúc đẩy như vậy.
Cá nhân hóa kỹ thuật số trải nghiệm của khách hàng đã được chứng minh giúp tăng trưởng doanh thu trong lĩnh vực BFSI. McKinsey & Company dự đoán rằng tính năng cá nhân hóa có thể thúc đẩy tăng trưởng doanh thu lên tới 15% cho các công ty trong lĩnh vực tài chính.
Để loại bỏ sự thích nghi chậm chạp của các ngân hàng kỹ thuật số, các nền tảng phát triển phần mềm low-code và no-code có thể đẩy nhanh quá trình phát triển phần mềm mà không cần đầu tư về thời gian và nguồn lực. Low-code là giải pháp được triển khai dễ dàng nhất có thể giúp các công ty cung cấp dịch vụ tài chính (Financial Service Players – FSPs) vượt qua thách thức mà họ đang đối mặt phải đối mặt để triển khai chuyển đổi kỹ thuật số nhanh hơn.
1. Chuyển Đổi Số Là Một Yếu Tố Đi Kèm
Low-code thúc đẩy quá trình chuyển đổi số bên trong các tổ chức tài chính. Mặc dù mục đích của các nền tảng low-code là cung cấp quy trình lập trình và triển khai các tính năng nhanh hơn, nó có thể thúc đẩy sự phát triển của phần mềm tốt hơn để khuyến khích xây dựng nhiều ngân hàng kỹ thuật số và giao dịch trực tuyến trong một phân khúc khách hàng vốn đang trì trệ.
Đáng buồn thay, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc chuyển đổi số thông qua các khoản đầu tư kỹ thuật số khổng lồ hầu như không giúp ích gì cho các ngân hàng và tổ chức tài chính, ngay cả khi họ sẵn sàng bỏ ra chi phí cao để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ và tìm kiếm nhân tài.
Đây là nơi các nền tảng ứng dụng low-code (Low Code Application Platforms – LCAP) đi vào thực tiễn. Theo định nghĩa của Gartner, LCAP là một nền tảng ứng dụng hỗ trợ phát triển, triển khai, thực thi và quản lý ứng dụng nhanh chóng bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình cấp cao, trừu tượng hóa khai báo như ngôn ngữ lập trình dựa trên mô hình (model-driven) và siêu dữ liệu (metadata-based programming languages) ; tất cả sẽ triển khai với một bước (one-step deployments).
Với các nền tảng low-code, các tổ chức đang kiểm soát các dự án phát triển ứng dụng của họ vì ít phụ thuộc hơn vào cơ cấu hạ tầng, mã độc quyền, thời gian tiêu tốn vào code và lo lắng về lỗi bảo mật. Các chuyên gia ước tính rằng LCAP có thể chuyển đổi bối cảnh ngành ngân hàng qua tương tác kỹ thuật số tốt hơn và nhanh hơn với khách hàng nhờ khả năng phát triển ứng dụng nhanh chóng (rapid application development – RAD) của nó.
Các nền tảng Low-code sau đó cũng sẽ mở đường cho các nỗ lực chuyển đổi số khác sâu bên trong một tổ chức. Lợi thế lớn nhất của low-code là bản chất dân chủ của nó có thể giải phóng một doanh nghiệp khỏi việc phụ thuộc vào các dịch vụ bên ngoài. Nhưng nó vẫn có thể thúc đẩy những thay đổi thành công mới với nền tảng công nghệ có sẵn, gia tăng ROI và những trường hợp có thể áp dụng.
2. Nâng Cấp Nhanh Chóng
Lợi ích tiềm năng hàng đầu trong việc chuyển đổi kỹ thuật số của LCAP là việc triển khai nhanh chóng những bản nâng cấp các tính năng, sửa lỗi nhanh và dễ dàng tích hợp các thành phần mới vào các ứng dụng hiện có, bên cạnh việc xây dựng các ứng dụng mới.
Chuyên gia phân tích của Forrester cho biết, “Các nền tảng phát triển low-code có tiềm năng phát triển phần mềm nhanh hơn gấp 10 lần so với các phương pháp truyền thống và đang nổi lên như một chiến lược quan trọng để tăng tốc phân phối ứng dụng, hỗ trợ chuyển đổi kinh doanh kỹ thuật số”.
Việc phát triển các ứng dụng cần đến lập trình ít hơn (khoảng 80%) so với phát triển truyền thống. Việc các ngân hàng lựa chọn phát triển low-code cũng ít tốn kém hơn nhiều so với việc áp dụng các phương pháp truyền thống như là tư vấn phát triển hoặc thành lập toàn bộ nhóm IT.
Từ góc nhìn của khách hàng, những phát triển nhanh chóng có thể mang lại cho họ trải nghiệm tốt, cho dù trải nghiệm đó phải đúng theo các quy tắt KYC hay chỉ đơn thuần là các ưu đãi cho khách hàng.
3. Sự Hài Lòng Của Khách Hàng
Đã bao nhiêu lần khách hàng của bạn bỏ dở giao dịch giữa chừng do ứng dụng bị dừng đột ngột hoặc trang web đang bảo trì để nâng cấp tính năng? Khách hàng không hài lòng sẽ có cách cho các doanh nghiệp biết những khó khăn họ đang mắc phải và nhận biết được những lời phàn nàn là lợi thế của một doanh nghiệp. Những khó khăn trong việc giải quyết những phản hồi này là do khoảng cách quá lớn giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức.
Các tổ chức tài chính đang vật lộn để tìm sự cân bằng giữa lập trình và ứng dụng mô hình kinh doanh cho các dự án kỹ thuật số của họ. Low code xuất hiện giữa cuộc chiến này bằng cách đưa quan điểm kinh doanh vào phát triển bằng cách rút ngắn khoảng cách giữa phát triển kỹ thuật và phát triển kinh doanh.
90% các nhà lãnh đạo IT nhận thấy rằng thiết kế linh hoạt của các nền tảng low-code giúp cải thiện đáng kể trải nghiệm của khách hàng so với các nền tảng phát triển truyền thống.
Low-code làm giảm số lượng vòng lặp phản hồi bằng cách nhanh chóng triển khai các thay đổi vào phần mềm ứng dụng.
4. Đầu Tư Ít Hơn Vào Nhân Tài
Sự thúc đẩy low-code phát triển khởi nguồn từ sự khan hiếm nhân tài, no-code trong giai đoạn đầu cùng với nhu cầu tự phát triển phần mềm của doanh nghiệp.
Global Knowledge báo cáo rằng hơn 80% bộ phận IT ở Bắc Mỹ có có sự chênh lệch về trình độ chuyên môn giữa các lập trình viên
Điều không thể tránh khỏi là các nhà quản lý IT luôn theo dõi các nguồn lực thay thế để lấp đầy khoảng trống này. Việc tuyển dụng đúng nhân tài nắm rõ được cả quỹ đạo kinh doanh và có khả năng lập trình là điều hiếm thấy trên thị trường hiện nay. Vì vậy, sẽ tốn kém khi phải đào tạo và giữ chân những nhân tài mang lại giá trị cao như vậy trong tổ chức.
70% các nhà lãnh đạo IT nhận thấy rằng các nền tảng low-code có giá cả phải chăng hơn so với các nền tảng phát triển truyền thống và 80% xác nhận khả năng đáp ứng các yêu cầu ở trong phạm vi ngân sách theo Khảo sát của Forrester Research về các nền tảng low-code.
Phương pháp tiếp cận theo framework (framework-driven approach) cung cấp các thành phần có thể tái sử dụng, các tính năng kéo-thả, bản cài sẵn và phát triển theo mẫu của low-code cho phép lập trình viên ít kinh nghiệm thực hiện các thay đổi mong muốn đối với ứng dụng.
Môi trường tích hợp của nền tảng low-code (Integrated Development Environment – IDE) cung cấp cho các lập trình viên một giao diện trực quan và đơn giản để có trải nghiệm phát triển đa nền tảng (cross-platform development).
5. Cá Nhân Hóa
Việc phát triển lấy doanh nghiệp làm trung tâm sẽ tập trung vào sở thích và yêu cầu của người tiêu dùng. Đầu tư vào các công cụ phát triển các mô hình ứng dụng được cá nhân hóa sẽ đưa góc nhìn marketing vào góc nhìn kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo khảo sát của Gartner, các thương hiệu có nguy cơ mất 38% khách hàng vì những nỗ lực cá nhân hóa kém.
Các nền tảng low-code cung cấp các trải nghiệm cá nhân hóa dựa trên sở thích của khách hàng và lợi ích của công ty. Đây là một môi trường lập trình ít nghiêm ngặt hơn so với no-code vì nó cho phép cá nhân hóa độc lập đồng thời loại bỏ rủi ro về các vấn đề bảo mật với code tùy chỉnh.
Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết trên có thể giúp bạn cân nhắc sử dụng các nền tảng low-code vào phát triển kỹ thuật số cho doanh nghiệp trong kế hoạch kinh doanh năm 2022.