7 Xu Hướng Phát Triển Của Ứng Dụng FinTech Trong Năm 2022

Năm 2022 có rất nhiều xu hướng, công nghệ và cải tiến mới đang được triển khai để tận dụng Fintech. Cùng tìm hiểu một số xu hướng của ngành fintech, các mẹo thực tế, các tính năng chính và chi phí trung bình của một ứng dụng FinTech trong bài viết dưới đây.

Những biến động từ đại dịch Covid-19 cùng với sự thay đổi từ nhu cầu người dùng đã khiến cho việc thanh toán kỹ thuật số trở thành “bài toán khó” đối với nhiều doanh nghiệp. Theo một báo cáo của TelecomTV, có đến 85% người dân đang sử dụng ví điện tử và một số chuyên gia cho rằng doanh nghiệp có thể đạt được giá trị hơn 10 nghìn tỷ đô la vào năm 2025. Sự nổi lên của fintech đã cách mạng hóa cách người dùng quản lý dòng tiền của họ, ví dụ như tích lũy, tiết kiệm, chi tiêu hàng ngày. Các tổ chức tài chính hiện có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo giúp họ tiết kiệm thời gian, hợp lý hóa các giao dịch, giảm chi phí cho khách hàng có nhu cầu trong mọi giai đoạn trên các quy trình này bằng các mobile app tiên tiến.

Xu hướng ngành Fintech 

1. Trí tuệ nhân tạo

AI được sử dụng trong mọi ngành và tài chính cũng không ngoại lệ. AI giúp đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh, xử lý dữ liệu phi cấu trúc, truy cập vào phân tích nâng cao cũng như xác định sản phẩm hiệu quả hơn con người, với độ chính xác được cải thiện bằng các thuật toán machine learning.

Các trường hợp sử dụng AI trong dịch vụ tài chính là rất nhiều, chẳng hạn như dự đoán xu hướng của khách hàng dựa trênlịch sử mua hàng hay xoay quanh NLP (Natural Language Processing - Xử lý ngôn ngữ tự nhiên) - nơi AI có thể đọc văn bản miễn phí và phát hiện sự bất thường.

2. Gamification

Gamification là một xu hướng “nóng” trong lĩnh vực tài chính và đang dần chiếm ưu thế.  Điều này có nghĩa là kết hợp các yếu tố gaming vào ứng dụng fintech để tăng mức độ tương tác của khách hàng. Các tính năng này có thể bao gồm những câu đố, chương trình hoàn tiền được cá nhân hóa cho từng người dùng, hay các hoạt động truyền thống hơn như giao dịch cổ phiếu, quản lý tài khoản tiền.Trò chơi sẽ cho phép khách hàng theo dõi các giao dịch chi tiêu của họ bằng cách sử dụng các dữ kiện về nhiều hoạt động, từ đó mang lại những phản hồi tích cực để người dùng đưa ra các quyết định tài chính hợp lý và khôn ngoan hơn.

3. Chatbots

Chatbots đang là một trong những xu hướng Fintech chính và được xem là một giải pháp hiệu quả về chi phí để kết nối các công ty với khách hàng tiềm năng. Chatbot sẽ hoạt động 24/7 để giải đáp và cung cấp những thông tin chung cho khách hàng mà không cần có sự can thiệp của đội ngũ nhân viên, điều này giúp kết nối nhanh và tăng mức độ trung thành của khách hàng. Ngoài ra, chatbots có thể giúp các tổ chức giải quyết vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả

Có 3 loại chatbot trong lĩnh vực tài chính:

  • Thông tin (cung cấp thông tin chung, tin tức hoặc push notification);

  • Giao dịch (giúp khách hàng hoàn tất giao dịch);

  • Tư vấn (Tư vấn dựa trên tương tác của khách hàng).

4. Nhận diện giọng nói

Với sự phổ biến của các công nghệ nhận dạng giọng nói, nhiều công ty tài chính đang bắt đầu sử dụng chúng. Một số lựa chọn phổ biến như Siri và Alexa có thể được khách hàng sử dụng trong các giao dịch hoặc thanh toán hóa đơn trực tuyến.

Nhận dạng giọng nói là một dạng của công nghệ sinh trắc học, sử dụng giọng nói của người dùng để xác thực và ủy quyền cho các giao dịch cũng như các hoạt động tài chính khác. Tất nhiên, việc sử dụng nhận dạng giọng nói trong các ứng dụng FinTech vẫn đang ở giai đoạn đầu, do công nghệ nhận dạng giọng nói chưa thật sự an toàn như nhận dạng vân tay và khuôn mặt nên mối quan tâm chính vẫn là bảo mật. Tuy nhiên, một số tổ chức tài chính đang thử nghiệm hoặc sử dụng nhận dạng giọng nói trong các sáng kiến ​​FinTech của họ.

5. Công nghệ blockchain

Sự gia tăng phổ biến của blockchain không chỉ giới hạn ở tiền điện tử. Công nghệ này có rất nhiều tiềm năng và mang lại lợi ích trong các dịch vụ tài chính, chẳng hạn như chia sẻ dữ liệu an toàn giữa các ngành. Thông qua công nghệ blockchain, các công ty có thể chia sẻ tài liệu cùng với luồng giao dịch trên mạng lưới blockchain. Nói cách khác, tất cả các tài liệu liên quan đến một giao dịch sẽ được mã hóa trên chuỗi, không còn các đơn đặt hàng trùng lặp và không cần tiết lộ thông tin hoặc quyền riêng tư của khách hàng.

Ngoài ra, một lợi ích khác của blockchain là smart contracts - thứ cho phép tự động kích hoạt các giao dịch thanh toán.

6. Ví điện tử

Ví điện tử là hệ thống dựa trên phần mềm lưu trữ an toàn thông tin thanh toán và mật khẩu của người dùng cho nhiều loại mua hàng trực tuyến khác nhau. Bằng cách sử dụng near-field communications, người dùng có thể thực hiện các giao dịch nhanh chóng, dễ dàng bằng một tin nhắn văn bản đơn giản hoặc chạm vào màn hình điện thoại.

Đại dịch đã khiến các công ty công nghệ tăng cường đầu tư vào ví điện tử và thanh toán di động. Động lực chính để người dùng sử dụng ví điện tử chính là sự tiện lợi. Dự kiến ​​đến năm 2023, gần 50% hoạt động thanh toán trên di động đều sẽ phát triển từ Trung Quốc, nơi có hàng loạt những cái tên nổi bật như AliPay (nền tảng ví điện tử hàng đầu tại Trung Quốc) hay WeChat Pay, cả hai đều thuộc sở hữu của nhà cung cấp ứng dụng nhắn tin Tencent.

7. Tự động hóa quy trình bằng rô bốt (RPA)

Công nghệ Robotic Process Automation (RPA) có thể được áp dụng cho hoạt động và quy trình của các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Theo đó, công nghệ này có thể tự động hóa một lượng lớn các giao dịch hoặc các tác vụ dựa trên quy tắc lặp.

Trong lĩnh vực tài chính, các quy trình dựa trên quy tắc lặp này bao gồm:

  • Mở tài khoản

  • KYC (Xác minh khách hàng)

  • Giới thiệu khách hàng

  • Xử lý khoản vay

Ví dụ: Ứng dụng Romcom do nhóm của Mobiversal phát triển sử dụng công nghệ này. Ứng dụng này cung cấp cho khách hàng của Romcom một nền tảng nơi họ có thể xem thông tin liên quan về các khoản vay của mình và thực hiện hành động liên quan đến chúng.

Các mẹo hữu ích và các tính năng chính

Trước khi bắt đầu suy nghĩ về loại tính năng mà ứng dụng FinTech mà doanh nghiệp nên có, điều quan trọng là phải xác định sản phẩm và loại ứng dụng FinTech đang hướng đến.

Một số loại ứng dụng FinTech phổ biến nhất là:

  • Ứng dụng cho vay 

  • Ứng dụng blockchain

  • Ứng dụng xử lý thanh toán

  • Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân

  • Ứng dụng crowdfunding

  • Ứng dụng ngân hàng số

Nếu đã xác định mục tiêu của ứng dụng và biết chính xác loại ứng dụng FinTech muốn xây dựng, thì bước tiếp theo là suy nghĩ về các tính năng chính của ứng dụng đó. Một số tính năng quan trọng và phổ biến nhất là:

  • Bảo mật: Có nhiều giải pháp khác nhau có thể được triển khai, chẳng hạn như xác thực hai yếu tố, xác thực khuôn mặt hoặc nhận dạng vân tay.

  • Thông báo: Hầu hết các ứng dụng FinTech sử dụng thông báo để cập nhật cho khách hàng của họ về tin tức, các chương trình khuyến mãi và khách hàng thân thiết. Ngoài việc sử dụng chung cho các thông báo, tính năng này cũng được sử dụng để thông báo cho người dùng khi giao dịch đã được thực hiện hoặc nếu có bất kỳ vấn đề nào đang xảy ra.

  • AI-Chatbox: Tận dụng AI và Chatbox cùng lúc giúp nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng nhờ việc phản hồi nhanh chóng 

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu riêng, vì vậy không có tiêu chuẩn cụ thể về các tính năng cần triển khai. Tuy nhiên, đây là một số tính năng cần thiết mà bạn có thể cân nhắc cho ứng dụng tài chính của mình:

  • Thông tin chi tiết của thẻ/ thông tin thẻ

  • Lịch sử giao dịch

  • Thiết lập tài khoản

  • Màn hình đăng nhập và đăng ký

  • Thông tin chi tiết về ngân hàng/ thông tin ngân hàng

  • Quản lý tiết kiệm

Xin Chân Thành Cảm Ơn,

AppROI Marketing Team,