Tầm Quan Trọng Của Fintech App Trong Thời Đại 4.0
Sự ra đời của Fintech đã tạo điều kiện cho ngành tài chính thích nghi nhanh chóng với những thay đổi hiện nay. Fintech tạo ra doanh thu lên tới hàng tỷ đô la mỗi năm và con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Fintech đã kết hợp công nghệ mới với app hoặc dịch vụ tài chính nhằm đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là startup. Vậy Fintech có vai trò và lợi ích gì đối với cuộc sống của người dùng hiện nay.
Fintech là gì?
Hiểu một cách đơn giản, fintech là một thuật ngữ mô tả công nghệ tài chính, hay bất kỳ ngành nghề sử dụng công nghệ liên quan đến dịch vụ tài chính để kết nối người dùng với doanh nghiệp. Theo AllFront: “Fintech là một thị trường cạnh tranh nơi mà việc bắt đầu các hoạt động liên quan đến công nghệ là rất quan trọng”
Phần lớn các sản phẩm do fintech cung cấp được thiết kế để sử dụng dễ dàng bằng cách kết nối tài chính của người dùng với công nghệ. Từ các công ty bảo hiểm và đầu tư đến apps thanh toán di động như PayPal, Fintech được xem là yếu tố dẫn đến sự thay đổi cuộc chơi, gây ra rủi ro cho các tổ chức tài chính như ngân hàng. Fintech app hứa hẹn cung cấp công cụ giúp người dùng truy cập, quản lý, theo dõi và hỗ trợ tài chính.
Fintech đặt mục tiêu tiếp cận 2 tỷ người dùng trên toàn cầu mà không cần tài khoản ngân hàng, giúp họ tiếp cận các dịch vụ tài chính mà không cần đến tổ chức tài chính.
Một số ví dụ về ứng dụng Fintech
Dưới đây là những ví dụ điển hình về cách fintech được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau:
-
Thanh toán di động: Người dùng smartphone ngày nay lựa chọn thanh toán di động như một phần của cuộc sống hàng ngày. Nhiều dịch vụ đã được phát minh cho phép người dùng thực hiện thanh toán ngay trên thiết bị di động của họ. Ví dụ PayPal, Venmo, Alipay,...là một trong những công cụ hỗ trợ người dùng thanh toán ngay trên điện thoại của họ.
-
Bảo hiểm: Ngành công nghiệp bảo hiểm dường như không bao giờ bị bỏ lại phía sau, insurtech trong giai đoạn hiện nay bao gồm tất cả mọi thứ, từ bảo hiểm nhà đến bảo hiểm xe hơi. Các công ty khởi nghiệp insurtech hiện dễ dàng thu hút tài trợ một cách đáng kinh ngạc.
-
Nền tảng huy động vốn cộng đồng: Những nền tảng như Patreon cho phép người dùng gửi, nhận tiền từ một số người dùng khác trên cùng một nền tảng và cũng cho phép các doanh nghiệp hoặc cá nhân kêu gọi tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau ở cùng một nơi. Giờ đây, bạn có thể trực tiếp đến gặp các nhà đầu tư để nhờ họ hỗ trợ dự án hoặc công ty của bạn.
-
Quản lý đầu tư: Kể từ sự phát triển của app cho phép các nhà giao dịch mua cổ phiếu, cuộc sống của nhà đầu tư đã trở nên dễ dàng hơn vì họ có thể mua, bán và giao dịch cổ phiếu ngay trên điện thoại của mình.
3 lợi ích ứng dụng Fintech mang lại cho người dùng
1. Giảm chi phí
Fintech không chỉ đi kèm với việc giảm chi phí cho doanh nghiệp mà còn đem lại lợi ích cho người dùng. Không có chi phí liên quan đến các công ty truyền thống như tiền lương, tiền thuê nhà và quảng cáo, các công ty có thể tiết kiệm được khoản chi phí này và tiếp tục sử dụng để đầu tư vào khách hàng. Việc tự động hóa các quy trình được chứng minh là hữu ích trong những trường hợp như rủi ro thiếu chính xác khi cho vay, thiếu sự đại diện, do đó chi phí dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng giảm đáng kể.
2.Tăng tính tiện dụng
Thông qua việc sử dụng các kết nối trên smartphone, công ty fintech đã nâng cao hiệu quả và sự tiện lợi của các giao dịch. Điều này có nghĩa là khách hàng sẽ có trải nghiệm tốt hơn, tăng tính minh bạch và thông tin để tiếp cận công chúng dễ dàng hơn. Bằng cách đảm bảo rằng thông tin này nằm trong tầm tay của người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để mang lại các dịch vụ tốt hơn cho công chúng. Ngoài ra, fintech cũng giúp cung cấp các sản phẩm tài chính cho những cá nhân không có tài khoản ngân hàng, từ đó dễ dàng phục vụ cho nhóm đối tượng có nhu cầu về dịch vụ tài chính trên toàn cầu.
3. Tốc độ phê duyệt nhanh hơn
Những tiến bộ của fintech đã giúp cho các tổ chức cho vay trực tuyến/kỹ thuật số có thể giải quyết thủ tục đăng ký và phê duyệt trong vòng một ngày. Người tiêu dùng thường yêu cầu dịch vụ ngay lập tức, do đó với ít thông tin do khách hàng cung cấp, doanh nghiệp có thể cung cấp các dịch vụ mà người dùng cần chỉ trong vài giây. Quá trình tự động hóa và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các tương tác của khách hàng, với mục tiêu hướng đến nhóm người dùng thích làm việc với máy móc hơn con người.
Xin Chân Thành Cảm Ơn,
AppROI Marketing Team,