Top 20 Trải Nghiệm Omnichannel Hàng Đầu (Phần 2)

 

11. Sephora

Gã khổng lồ trong ngành mỹ phẩm Sephora đã tạo ra trải nghiệm omni-channel kết nối những thanh toán online của khách hàng với khi họ mua hàng trực tiếp tại cửa hàng. Ngoài các buổi workshop về làm đẹp và các buổi trang điểm thử miễn phí, khách hàng có thể sử dụng các máy tính bảng tại cửa hàng để để truy cập vào tài khoản “Beauty Bag” của họ trong khi mua sắm.

Tài khoản này cho phép họ tìm được thông tin chi tiết của sản phẩm và được trải nghiệm sản phẩm ảo bằng phần mềm kỹ thuật số. Nếu khách hàng thích sản phẩm đó, họ có thể thêm vào giỏ hàng và thanh toán tất cả những món trong giỏ hàng trên ứng dụng.

Sephora nhận ra rằng khi khách hàng bước vào cửa hàng, họ có rất nhiều lựa chọn khi muốn mua một sản phẩm. Bằng cách tích hợp các tính năng của “Beauty Bag” và các kênh từ cửa hàng truyền thống, Sephora đã giúp các khách hàng có thể rút gọn phạm vi các sản phẩm cần tìm và công ty cũng có thể theo dõi các sản phẩm mà họ định mua.

12. Walgreens

Walgreens đã tạo ra được trải nghiệm omni-channel nhờ sử dụng chính ứng dụng di động của mình như một công cụ chính để truyền thông cho thương hiệu. Khách hàng có thể sử dụng ứng dụng này để kiểm tra và đặt mua thêm đơn thuốc mà không cần phải gọi đến hiệu thuốc. Nhà thuốc cũng có thể đặt lịch nhắc khi khách hàng của họ cần đổi sang đơn thuốc mới.

Trong khi ứng dụng của Walgreens không có một tính năng đột phá nào, nhưng các tính năng cơ bản của nó cũng đủ để thay đổi trải nghiệm khách hàng. Thay vì phải gọi điện đến nhà thuốc để mua thuốc như trước đây, thì giờ đây khách hàng hoàn toàn có thể làm được điều đó trên ứng dụng của Walgreens. Điều này giúp nhà thuốc giảm thiểu thời gian giữ hàng và khách hàng cũng sẽ nhanh chóng nhận được đơn thuốc của họ mà không cần phải xếp hàng trực tiếp.

13. Topshop

Topshop (nay thuộc sở hữu của ASOS) là một nhãn hiệu thời trang tại Anh chuyên sản xuất quần áo cho phụ nữ. Trong một phần chiến dịch marketing cho tuần lễ thời trang London Fashion Week, công ty đã tung ra hàng loạt các biển quảng cáo billboard trải dài trên khắp nước Anh.

Mỗi bảng quảng cáo được đồng bộ hóa với dữ liệu từ tài khoản Twitter của công ty, mỗi khi có ai đó đăng một dòng trạng thái có sử dụng hashtag #LFW, nó sẽ hiện lên bảng quảng cáo và sẽ có một sản phẩm liên quan từ bộ sưu tập của Topshop đi kèm. Bằng cách này, người hâm mộ của tuần lễ thời trang sẽ biết được xu hướng thời trang nào đang được bàn tán nhiều nhất trên mạng xã hội và nơi để mua chúng. Bên cạnh đó, mỗi bảng quảng cáo đều được đặt cách cửa hàng của họ chỉ 10 phút đi bộ, vì vậy người xem có thể ghé cửa hàng để mua sắm sau khi xem quảng cáo mà không cần phải đi xa.

14. Pepperfry

Pepperfry là một công ty nội thất gia đình có trụ sở tại Ấn Độ. Công ty được thành lập bởi hai người bạn cùng mong muốn tạo ra trải nghiệm thú vị cho khách hàng khi mua sắm đồ nội thất.

Pepperfry đã hoàn thành được mục tiêu của mình nhờ việc kết hợp giữa trải nghiệm mua sắm online và trải nghiệm phong phú khi mua sắm trực tiếp ở cửa hàng. Khách hàng có thể mua hàng online, tra cứu sản phẩm họ yêu thích, sau đó họ có thể đến Studio Pepperfry để xem trực tiếp sản phẩm đó ra sao.

Khi đến đó, khách hàng sẽ được đưa đi tham quan một vòng studio với một tư vấn viên thiết kế của Pepperfry. Tư vấn viên sẽ giúp họ tìm ra được kiểu trang trí nhà ưa thích và đưa ra lời khuyên hợp lý để họ không cảm thấy hối hận sau khi thanh toán. Khi khách hàng tìm thấy sản phẩm phù hợp, họ có thể mua trực tiếp tại cửa hàng hoặc cũng có thể mua online tại nhà sau đó. Điều này sẽ giúp giảm xung đột giữa nhân viên cửa hàng và các khách hàng tiềm năng vì họ sẽ tránh được áp lực khi phải mua hàng trực tiếp tại cửa hàng.

Và khoản đầu tư này quả thật xứng đáng khi báo cáo của Pepperfry cho thấy rằng 10-15% doanh thu đạt được là từ các studio tại địa phương.

15. Benefit Cosmetics

Benefit Cosmetics đã cho ra mắt một chiến dịch omni-channel ấn tượng khi mang đến trải nghiệm “quầy thẩm mỹ chân mày” (brow bar) cho các khách hàng tại Anh.

Sau khi tạo ra một đường đua tại Anh, Benefit Cosmetics đã đi khắp nơi trong khu vực và trao thưởng cho người chiến thắng cuộc thi như một phần của chiến dịch brow bar di động. Cửa hàng cũng đã tạo ra quầy trang điểm di động cung cấp miễn phí dịch vụ tẩy chân mày và cho khách hàng dùng thử các mẫu sản phẩm.

Giám đốc Marketing của công ty, Kyra White, đã nhấn mạnh rằng “chiến dịch này nhằm mục đích mang đến sự hài lòng cho khách hàng ở khắp mọi nơi, hơn nữa, việc chiến dịch này cực kỳ phổ biến trên Instagram đã giúp quảng bá cho nhãn hiệu rất nhiều mà không cần dùng đến các hình thức quảng bá truyền thống.”

Cô ấy đã không hề phóng đại khi nói về sức ảnh hưởng của chiến dịch này, vì nó đã giúp tăng trưởng thị phần của công ty lên đến 60% tại thị trường Anh.

16. Amazon

Amazon là thương hiệu đi đầu trong việc tạo ra trải nghiệm omni-channel trong ngành bán lẻ. Khi người dùng đăng nhập trên ứng dụng hoặc từ website, giỏ hàng của họ cũng sẽ được tự động đồng bộ hóa, ngoài ra hệ thống hỗ trợ người dùng lựa chọn phương pháp mua hàng mà họ cảm thấy phù hợp nhất.

Siêu thương hiệu này còn đặc biệt nổi tiếng trong việc cung cấp trải nghiệm omni-channel cho khách hàng tại kênh Prime – kênh thành viên có trả phí. Dù cho thành viên đó đang sử dụng nền tảng hay thiết bị nào, họ đều có thể nhận được các ưu đãi thành viên mà không cảm thấy khó chịu khi chuyển từ nền tảng này sang nền tảng khác.

17. Barnes & Noble

Các nhà sách truyền thống đang dần trở nên lỗi thời, nhưng Barnes & Noble vẫn đã thành công trong việc đem đến trải nghiệm omnichannel cho các thành viên và khách hàng của họ nhờ linh hoạt trên thị trường. Dù cho bạn truy cập vào trang chủ của nhà sách bằng ứng dụng Nook, trên giao diện điện thoại hay máy tính, hoặc đi trực tiếp đến nhà sách, bạn cũng sẽ có được những trải nghiệm giống nhau.

Barnes & Noble đã nâng tầm trải nghiệm omnichannel lên một cấp độ mới: một quán cà phê ngay tại nhà sách, nơi khách hàng có thể ngồi lại đó và đọc sách. Bên cạnh việc khách hàng có thể tiếp cận đến tất cả sản phẩm tại nhà sách trên mọi nền tảng họ chọn, họ vẫn có thể có được trải nghiệm ngồi đọc sách tại quán cà phê của nhà sách.

18. Google Chrome

Omnichannel Là Gì? Top 20 Trải Nghiệm Omnichannel Hàng Đầu (Phần 2) 18

Google cũng là một chuyên gia hàng đầu trong việc mang lại trải nghiệm omnichannel cho khách hàng và một ví dụ điển hình chính là Google Chrome. Khi người dùng đăng nhập vào tài khoản Google của mình, lịch sử tìm kiếm và nhật ký hoạt động của họ sẽ được tự động đồng bộ trên các thiết bị khác nhau. Người dùng cũng có thể truy cập vào những trang web mà họ đã mở trên máy tính bằng điện thoại của họ.

Sự đồng bộ liền mạch này giúp người dùng có được trải nghiệm liền mạch khi sử dụng Google Chrome. Kết quả là, Chrome đã chiếm được phần lớn thị phần – trung bình hơn 65% của ngành. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tạo ra trải nghiệm omnichannel không chỉ bằng các chiến dịch marketing, sales và những nỗ lực chăm sóc khách hàng mà còn bằng chính sản phẩm của bạn.

Vì Sao Google Chrome Thành Công?

Độ phủ rộng lớn của Google đồng nghĩa mới việc nó có thể tạo ra được trải nghiệm omnichannel thật hài hòa và liền mạch cho khách hàng ở khắp mọi nơi.

19. Spotify

Spotify là một ví dụ tuyệt vời khác trong việc cung cấp trải nghiệm omnichannel đến khách hàng bằng chính sản phẩm của họ. Công ty không chỉ có ứng dụng trên điện thoại, máy tính, trang web mà họ còn đồng bộ tất cả các ứng dụng này khi bạn sử dụng chúng cùng lúc. Nếu người dùng đang mở Spotify trên điện thoại của họ, ứng dụng trên máy tính cũng sẽ hiển thị bài hát đang được phát ngay lúc đó.

Vì Sao Spotify Thành Công?

Spotify có mặt ở hầu hết tất cả các nền tảng và thiết bị có thể dễ dàng cung cấp những trải nghiệm omnichannel đến người dùng của họ.

20. Apple

Apple đã mang trải nghiệm omnichannel cho khách hàng lên một tầm cao mới bằng cách cung cấp những thiết bị có thể kết nối liền mạch với nhau bằng các tài khoản iCloud của họ. Những tin nhắn, hình ảnh đều sẽ được hiển thị như nhau trên các thiết bị đã được kết nối với nhau, dù cho khách hàng đang sử dụng thiết bị nào của Apple. Khi khách hàng kích hoạt một thiết bị Apple và đăng nhập tài khoản iCloud của họ, tất cả thông tin, dữ liệu và các ứng dụng đã cài đặt sẽ được tải xuống thiết bị mới.

Mặc dù việc đạt được sự tương tác lẫn nhau giữa các sản phẩm và dịch vụ của công ty có vẻ là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng bạn có thể mô phỏng trải nghiệm omnichannel của Apple bằng cách đảm bảo rằng khách hàng không phải lặp lại thông tin khi họ gọi đến trung tâm chăm sóc khách hàng của bạn.

Vì vậy, bạn có thể sử dụng một CRM như HubSpot để lưu trữ các tương tác mà khách hàng đã có với bạn. Cho dù họ sử dụng email, điện thoại hay chat để liên hệ, khách hàng sẽ có một trải nghiệm dễ dàng hơn. Đó là tất cả những gì tạo nên một chiến lược omnichannel.

Vì Sao Apple Thành Công?

Sự kết nối giữa các tài khoản, thiết bị và nền tảng của Apple giúp khách hàng dễ dàng có được những trải nghiệm liền mạch dù cho họ đang sử dụng tài khoản, thiết bị hay nền tảng nào.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích về omnichannel marketing.