Marketer Lê Minh Hiếu
Lê Minh Hiếu

Content Editor @ Brands Vietnam

Kantar – FMCG Monitor năm 2021: Tăng trưởng ngành hàng chậm lại do khối lượng tiêu thụ không đổi

Kantar – FMCG Monitor năm 2021: Tăng trưởng ngành hàng chậm lại do khối lượng tiêu thụ không đổi

Báo cáo FMCG Monitor năm 2021 mới nhất của Kantar tổng hợp và cập nhật những xu hướng phát triển trọng điểm của ngành hàng FMCG tại 4 Thành phố (TP) chính và Nông thôn Việt Nam.

Trong năm 2021, các mô hình bán lẻ có tính tiện lợi cao như online và siêu thị mini tiếp tục được người tiêu dùng lựa chọn trong thời kỳ giãn cách xã hội. 

Tình hình COVID-19

Nhờ vào nỗ lực của Chính phủ trong 2 quý cuối năm 2021, 80% dân số Việt Nam đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin. Tuy nhiên, số ca dương tính vẫn tăng cao sau giai đoạn giãn cách, đặt ra nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế, hoạt động kinh doanh cũng như đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng trong nửa đầu năm 2022.

Kantar – FMCG Monitor năm 2021: Tăng trưởng ngành hàng chậm lại do khối lượng tiêu thụ không đổi

Các mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng

Với tình hình căng thẳng của đại dịch, sức khoẻ và an toàn thực phẩm vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của các hộ gia đình Việt Nam ở thành thị 4 TP chính, trong khi đó lo lắng về thu nhập và việc làm giảm đi sau khi lệnh giãn cách được gỡ bỏ.

Kantar – FMCG Monitor năm 2021: Tăng trưởng ngành hàng chậm lại do khối lượng tiêu thụ không đổi

Tình hình kinh tế Việt Nam

Bất chấp tác động mạnh mẽ của biến thể Delta, nền kinh tế Việt Nam năm 2021 vẫn duy trì tăng trưởng dương, nhờ vào sự phục hồi kinh tế nhanh chóng trong quý 4 cùng chỉ số CPI thấp. Tuy nhiên, 2022 có thể vẫn còn nhiều thách thức vì lạm phát khả năng cao sẽ quay trở lại do giá dầu tăng cùng với tỷ lệ thất nghiệp/ doanh nghiệp đóng cửa ở mức cao.

Kantar – FMCG Monitor năm 2021: Tăng trưởng ngành hàng chậm lại do khối lượng tiêu thụ không đổi

Quan điểm của người tiêu dùng

Niềm tin của người tiêu dùng cả về triển vọng kinh tế và tình hình tài chính được cải thiện trong quý IV/2021 nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và việc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách, tuy nhiên vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch.

Kantar – FMCG Monitor năm 2021: Tăng trưởng ngành hàng chậm lại do khối lượng tiêu thụ không đổi

Bức tranh FMCG

Tăng trưởng FMCG chậm lại so với đỉnh cao năm ngoái do khối lượng tiêu thụ không thay đổi nhiều.

Trong ngắn hạn, chi tiêu của người tiêu dùng cho hàng tiêu dùng nhanh tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng cao trong quý 4 so với cùng kỳ, chủ yếu do giá mua trung bình tăng – mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm qua.

Kantar – FMCG Monitor năm 2021: Tăng trưởng ngành hàng chậm lại do khối lượng tiêu thụ không đổi

Tăng trưởng theo ngành hàng

Trong năm thứ 2 của đại dịch, thực phẩm đóng gói và sữa & sản phẩm từ sữa tiếp tục là hai ngành hàng thúc đẩy tăng trưởng ở cả thành thị 4 TP chính và nông thôn Việt Nam. Trong khi đó, thức uống chịu tác động tiêu cực trong làn sóng thứ 4 của đại dịch, đặt biệt là ở khu vực nông thôn.

Kantar – FMCG Monitor năm 2021: Tăng trưởng ngành hàng chậm lại do khối lượng tiêu thụ không đổi

Ngành hàng tiêu biểu

Sự gia tăng về giá trung bình được quan sát ở nhiều sản phẩm FMCG, đặc biệt là đường. Trong năm 2021, ngành hàng này đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, chủ yếu nhờ giá mua bình quân tăng ở mức hai chữ số.

Kantar – FMCG Monitor năm 2021: Tăng trưởng ngành hàng chậm lại do khối lượng tiêu thụ không đổi

Toàn cảnh thị trường bán lẻ

Khu vực thành thị 4 TP chính

Các mô hình bán lẻ có tính tiện lợi cao như online và siêu thị mini tiếp tục được người tiêu dùng lựa chọn trong thời kỳ giãn cách xã hội. Cùng với mức tăng trưởng ấn tượng, các kênh này ngày càng trở nên quan trọng trong thị trường bán lẻ hiện nay ở khu vực thành thị 4 TP chính. 

Kantar – FMCG Monitor năm 2021: Tăng trưởng ngành hàng chậm lại do khối lượng tiêu thụ không đổi

Khu vực nông thôn

Bức tranh tương tự cũng được quan sát thấy ở khu vực nông thôn với sự mở rộng của các kênh mua sắm mới nổi như online và siêu thị mini.

Kantar – FMCG Monitor năm 2021: Tăng trưởng ngành hàng chậm lại do khối lượng tiêu thụ không đổi

Tiêu điểm chính

Xu hướng chính trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng năm 2022. Trong đó 2 xu hướng được cho là ngắn hạn gồm “người tiêu dùng sẽ tiếp tục cân đối và hợp lý hoá chi tiêu” và “tiêu dùng tại nhà vẫn chiếm phần quan trọng”. Còn xu hướng sẽ tiếp tục trong thời gian dài là “thời kỳ số hoá với nhiều trải nghiệm mới”, “nắm bắt sự tăng trưởng của các kênh mua sắm hướng đến sự tiện lợi”, và “suy nghĩ lại về cuộc sống hạnh phúc và bền vững”.

Kantar – FMCG Monitor năm 2021: Tăng trưởng ngành hàng chậm lại do khối lượng tiêu thụ không đổi

Kantar là chuyên gia toàn cầu về dữ liệu, nghiên cứu và tư vấn cho doanh nghiệp. Bằng việc kết hợp giữa khả năng thấu hiểu con người cộng với công nghệ, đội ngũ nhân viên của Kantar giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới thành công và phát triển.

Xem báo cáo đầy đủ tại đây.