Marketer ACCESSTRADE Vietnam
ACCESSTRADE Vietnam

Marketing team @ ACCESSTRADE Vietnam

Giải mã thành công của KOCs tại thị trường Trung Quốc và tiềm năng tại Việt Nam

Giải mã thành công của KOCs tại thị trường Trung Quốc và tiềm năng tại Việt Nam

Khái niệm KOC (Key Opinion Consumer) ra đời tại cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới và cộng đồng này đang không ngừng phát triển khi người tiêu dùng ngày càng trẻ hoá. Vậy tiềm năng nào cho các bạn trẻ đã, đang và sẽ trở thành KOC của Việt Nam?

Trung Quốc – Cái nôi của các KOC

Khái niệm KOLs – Key Opinion Leaders chắc hẳn không còn xa lạ. Đặc biệt tại thị trường Trung Quốc, họ thường hoạt động như các gương mặt đại diện cho những nhãn hàng lớn, những thương hiệu cao cấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh tâm lý và nhận thức của người tiêu dùng ngày càng thay đổi thì các chuyên gia Trung Quốc nhận định rằng, một nhóm các bạn trẻ đang ngày càng có sức ảnh hưởng hơn trong cộng đồng. Thậm chí, nhóm người trẻ ấy còn mang đến nhiều lợi ích hơn cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu – KOCs (Key Opinion Consumers – Người tiêu dùng có sức ảnh hưởng với cộng đồng).

Giải mã thành công của KOCs tại thị trường Trung Quốc và tiềm năng tại Việt Nam

Rất nhiều Influencer được liên hệ để tham gia chiến dịch quảng cáo của các nhãn hàng nổi tiếng

Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng nhận thức rõ hơn về các hợp đồng quảng cáo giữa các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng với nhãn hàng. Bà Marie Tulloch – Quản lý cấp cao dịch vụ khách hàng và Cố vấn marketing cho các kênh truyền thông mới nổi tại Trung Quốc có đưa ra nhận định: “Ý nghĩ cho rằng người tiêu dùng hiện nay không nhận ra được nội dung nào là quảng cáo, nội dung nào không quả thực là khá non nớt. Những nội dung được chuẩn bị quá kỹ lưỡng và công phu thường rất dễ làm cho người tiêu dùng nhận ra đó chính là đang quảng cáo”.

Giải mã thành công của KOCs tại thị trường Trung Quốc và tiềm năng tại Việt Nam

Lưu Đông Vũ trong BST Tết của Burberry năm 2020

Trong khi đó, KOC là những người tiêu dùng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm hàng ngày. Ý kiến của họ đại diện cho sự đánh giá tuy mang tính tương đối nhưng đầy chân thật. Cốt lõi của KOC chính là công việc đánh giá sản phẩm, tuy nhiên, lượng người theo dõi trên mỗi tài khoản của họ chủ yếu chỉ đạt con số vài trăm. 

Với người tiêu dùng Trung Quốc thuộc thế hệ Millennials, lời kêu gọi từ các KOC chuyên review sản phẩm giống như một lời khuyên chân thành giữa những người bạn, đầy tính thuyết phục và dễ dàng dẫn đến quyết định mua hàng.

Trung Quốc được xem là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng KOCs vào các chiến dịch marketing và thật không có gì bất ngờ khi ngày nay, họ đã xây dựng được một hệ sinh thái chỉn chu cho thị trường tiếp thị thông qua KOCs.

Theo Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, tổng thu nhập mà các KOC Trung Quốc kiếm được từ năm 2018 đến năm 2020 lần lượt là 38,3 tỉ USD, 96 tỉ USD và 210 tỉ USD, tăng gấp đôi mỗi năm. Điều này được ước tính rằng, trong năm 2025, con số này sẽ đạt xấp xỉ 1.035 tỉ USD.

Giải mã thành công của KOCs tại thị trường Trung Quốc và tiềm năng tại Việt Nam

Các nhãn hàng lớn trên thị trường Trung Quốc cũng dần chuyển sang hợp tác cùng các KOC

Hơn ⅔ người tiêu dùng Trung Quốc đồng ý rằng những nội dung đánh giá sản phẩm trên mạng đối với họ là “khá quyết định”, “rất quyết định” hoặc “hoàn toàn quyết định”. Điều này góp phần tạo nên quyết định mua hàng của khách hàng. Do đó, tiếng nói của các bạn trẻ làm KOC ở Trung Quốc thời nay rất có trọng lượng. Từ đó, các nhãn hàng sẽ dần chuyển dịch từ KOL sang KOC bởi độ tin tưởng của khách hàng đối với thế hệ influencer mới này, mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng lớn cho các KOC.

 

Giải mã thành công của KOCs tại thị trường Trung Quốc và tiềm năng tại Việt Nam

Xếp hạng mức độ quan tâm của khách hàng về các nhóm ngành trên các platform phổ biến tại Trung Quốc

KOCs cũng có thể kiếm tiền với đa dạng lĩnh vực. Trong lễ hội mua sắm trực tuyến 618 năm 2021, có 8 KOCs đã đạt tổng giá trị hàng hoá lên đến 15,4 triệu USD (mỗi người) chỉ thông qua kênh phát trực tiếp Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc). Các KOC Trung Quốc có thể tạo ra nội dung có lượt tương tác organic, được các thương hiệu xác nhận trên nhiều lĩnh vực từ làm đẹp, thời trang, thực phẩm và đồ uống đến giáo dục, công nghệ. Thu nhập của nghề này hiện nay cũng thuộc hàng “khủng” tại quốc gia được mệnh danh là “Công xưởng của thế giới”.

Làn sóng KOC phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam

Đầu tiên, sớm xuất hiện từ những năm 2018-2019, các hình thức review sản phẩm (skincare hay make up) hoặc review các món ăn, hàng quán, địa điểm ăn chơi không còn quá xa lạ với giới trẻ. Nhưng khái niệm KOC lúc đó còn chưa thành hình. Chỉ khi công nghệ bùng nổ, đặc biệt là sự du nhập của ứng dụng TikTok với định dạng video ngắn khiến không ít bạn trẻ hứng thú, thậm chí làm thay đổi thói quen giải trí của không ít người dùng mạng xã hội.

Thứ hai, từ đầu năm 2020, dịch bệnh bùng phát và kéo dài, cùng những lần giãn cách xã hội, người tiêu dùng dành nhiều thời gian hơn cho các thiết bị di động thông minh, vô tình thúc đẩy hành vi mua sắm online.

Bên cạnh đó, người dùng cũng muốn được nghe những đánh giá và tham khảo chất lượng sản phẩm thật kỹ trước khi mua hàng. Nắm bắt được trăn trở này, nhiều bạn trẻ đã xây dựng định hướng nội dung cho các kênh social của mình trở thành nơi trải nghiệm sản phẩm và nói lên ý kiến, đánh giá của bản thân. Về lâu dài, những video như vậy thu hút rất nhiều lượt xem, nhận được sự ủng hộ và tin tưởng từ đông đảo người sử dụng internet. Từ đó, cộng đồng KOC đã chính thức có mặt tại Việt Nam. 

Giải mã thành công của KOCs tại thị trường Trung Quốc và tiềm năng tại Việt Nam

Một cuộc thi dành riêng cho các KOC tại Việt Nam

Một gương mặt KOC được lòng người dùng mạng xã hội là Kiên Review (Lê Thành Kiên, sinh năm 1990) với 9,7 triệu lượt theo dõi trên TikTok, 898.000 lượt theo dõi trên Facebook và hơn 406.000 lượt đăng ký trên YouTube. Trang mạng xã hội của Kiên được biết đến nhờ những clip review có tâm, đánh giá đúng chất lượng sản phẩm, không ngại “bóc phốt” sản phẩm kém chất lượng và từ chối tất cả các lời mời quảng cáo sản phẩm. Sản phẩm được Kiên Review đánh giá khá đa dạng, từ đồ gia dụng, đồ chơi đến đồ công nghệ…

Cái tên tiếp theo là Ông Giáo Review. Ông Giáo Review tên thật là Trần Thắng, là một TikToker có tiếng ngày càng được nhiều người quan tâm. Các video review của chàng trai này khá đa dạng từ sản phẩm gia đình đến đồ ăn thức uống. Xuất phát điểm là một giáo viên dạy học tại một trung tâm tiếng Anh ở Hà Nội, Trần Thắng chỉ mới bắt đầu tham gia TikTok trong năm 2021, đến nay kênh TikTok của anh đã đạt hơn 1,2 triệu lượt theo dõi. Tổng thu nhập của Ông Giáo Review trong năm 2021 lên tới hơn 1 tỉ đồng.

Giải mã thành công của KOCs tại thị trường Trung Quốc và tiềm năng tại Việt Nam

Ông Giáo Review
Nguồn: atplink

Một KOC khác là Call me Duy, tên thật là Vũ Duy, chàng trai sinh năm 1997 đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Anh chàng là một beauty blogger tài năng có những hiểu biết sâu rộng về ngành công nghiệp làm đẹp – skincare. Với những chia sẻ chi tiết và chân thật, YouTuber này đã có 378.000 lượt followers. Bên cạnh đó, Call me Duy còn sở hữu thương hiệu mỹ phẩm riêng, một trang blog và điều hành một cộng đồng tiêu dùng mỹ phẩm trên Facebook.

Giải mã thành công của KOCs tại thị trường Trung Quốc và tiềm năng tại Việt Nam

Call me Duy là cái tên nổi bật về review các sản phẩm làm đẹp

KOC được kỳ vọng sẽ trở thành một nghề “hái ra tiền” trong tương lai nhờ nhiều ưu điểm nổi bật. KOC trực tiếp trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm, từ đó đưa ra những nhận xét chân thực, không phụ thuộc vào định hướng của nhãn hàng. Nhờ đó, hiệu quả thuyết phục, lôi kéo khách hàng và đem lại doanh thu từ KOC có phần cao hơn KOL. Về nguyên tắc kiếm tiền, nếu như KOL được nhãn hàng trả tiền để review sản phẩm thì KOC sẽ là người chủ động lựa chọn, sử dụng sản phẩm và nhận hoa hồng trên số đơn nhà bán hàng đã bán được. Thậm chí, nhiều KOC trong giai đoạn mới tham gia công việc review sản phẩm thường kiếm tiền chủ yếu từ quảng cáo trên YouTube dựa trên lượt view (xem).

Với lợi thế thị trường mua sắm online đang ngày càng phát triển, các sàn thương mại điện tử trở thành kênh mua sắm chính và hầu hết mọi quyết định chi tiêu của người tiêu dùng phần lớn dựa trên các đánh giá, review của những người “đi trước”. KOC thời nay (đa số thuộc tầng lớp Gen Z) đang ngày càng nghiêm túc sáng tạo, chỉn chu cho từng sản phẩm của mình.

Theo ông Đỗ Hữu Hưng – CEO của ACCESSTRADE Vietnam, từ năm 2019, KOC được xem là nhóm influencer quyền lực do có tỷ lệ tương tác cao. 

Theo nghiên cứu từ CreatorIQ, tỷ lệ tương tác trên Instagram của nhóm KOC cao gấp 7 lần so với nhóm KOL (7,2% so với 1,1%). Đặc biệt ở nền tảng TikTok, tỷ lệ tương tác đạt được lên đến 9,38% cho nhóm Influencer nhỏ, nhưng các siêu sao chỉ có thể dừng lại ở mức 5,3%.

Đối với nền tảng ACCESS KOC do ACCESSTRADE phát triển, trong năm 2021 ghi nhận có hơn 500 chiến dịch đã diễn ra, với 100.000 KOC tham gia và tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng là 30%. Trong tháng 12/2021, KOC app – một ứng dụng dành cho influencer lọt top 3 bảng xếp hạng của Apple Store. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các platform dành cho KOC cũng như sự hữu ích của các nền tảng này cho các chiến dịch Influencer Marketing của doanh nghiệp.

Để các KOC dần khẳng định được vị trí trong lòng người dùng internet cũng như được công nhận là một nghề nghiệp thực thụ, ngày càng có nhiều cuộc thi, cuộc bình chọn diễn ra dành cho các KOC. Điển hình là cuộc thi KOC VIETNAM 2022, với sự góp mặt của ACCESSTRADE Việt Nam – đối tác cung cấp nền tảng công nghệ chính thức của chương trình, là một sân chơi dành cho thế hệ các bạn trẻ có niềm đam mê giới thiệu những sản phẩm tốt tới người tiêu dùng với khả năng sáng tạo nội dung từ việc sử dụng và đánh giá sản phẩm.

Giải mã thành công của KOCs tại thị trường Trung Quốc và tiềm năng tại Việt Nam

KOC VIETNAM 2022 – Chương trình quy mô đầu tiên dành cho các KOC tại Việt Nam

Chương trình thực tế KOC VIETNAM 2022 chính thức bắt đầu từ ngày 11/1/2022 đến 22/5/2022 sẽ tạo nên một sân chơi tìm kiếm và đào tạo thế hệ KOC tài năng đồng thời trở thành món ăn tinh thần của giới trẻ trong thời kỳ mua sắm online ngày càng được ưa chuộng.