Omnichannel, Guerrilla,... - Những chiến lược Marketing có thể bạn chưa biết

Bạn thắc mắc tại sao các nhà tiếp thị có thể sáng tạo ra những chiến lược Marketing cực kỳ độc đáo và viral? Bật mí là: Những chiến lược thành công không phải tất cả đều mới mẻ mà có thể được xây dựng dựa trên những “phương thức mẫu”. 

Cúng tìm hiểu ngay những khái niệm Marketing ít phổ biến cùng một số ví dụ về thương hiệu thành công nha!

1. Cause-Related Marketing

Marketing dựa trên mục đích cao đẹp (Cause Marketing hay Cause-related Marketing)- hay còn được giới chuyên môn gọi bằng một cụm từ hơi dài dòng là “tiếp thị có ý nghĩa xã hội” – là một hình thức marketing liên quan đến các nỗ lực được thực hiện phối hợp giữa doanh nghiệp và một tổ chức phi lợi nhuận trên cơ sở hai bên cùng có lợi. 

Case Study: Chiến dịch của Vinamilk bắt đầu với “Quỹ 1 triệu ly sữa” từ năm 2008, mục tiêu là giúp cho khoảng 50.000 trẻ em nghèo trên toàn quốc có sữa uống miễn phí trong vòng 10 ngày. Ngoài ra, người tiêu dùng còn có thể đóng góp cho quỹ với hình thức khi mua một hộp sữa Vinamilk bất kỳ, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam trực thuộc Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội khởi xướng chương trình Quỹ Sữa “Vươn Cao Việt Nam” nhằm tạo cơ hội cho mọi trẻ em Việt Nam đều có thể uống sữa mỗi ngày, góp phần làm giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở Việt Nam. Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam khởi nguồn từ Quỹ 1 Triệu ly sữa, 3 triệu ly sữa và 6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam, với sứ mệnh “Mọi trẻ em đều có quyền được uống sữa mỗi ngày”.

Trong 6 năm, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã mang gần 22 triệu ly sữa đến hơn 307.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tương đương khoảng 83 tỷ đồng, tổ chức rộng khắp 63 tỉnh thành. Trong năm 2014, Vinamilk tiếp tục hỗ trợ quỹ một lượng sữa trị giá 8 tỷ đồng, tăng 33% về giá trị so với năm 2013, nâng tổng giá trị chương trình đến nay là 83 tỷ đồng tương đương 22 triệu ly sữa.

2. KOC Marketing (Key Opinion Consumer) 

KOC (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Công việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

Nếu KOL đảm bảo về độ phủ của thương hiệu thì KOC chịu trách nhiệm nói lên những nhận xét chân thực nhất về sản phẩm.

Ví dụ về KOC tại Việt Nam: Tiktoker Kiên Review vạch trần những quảng cáo lộ liễu, không đúng sự thật.

3. Nostalgia Marketing 

Tiếp thị hoài niệm (truyền thông dựa trên cảm giác hoài niệm) là chiến lược marketing khai thác các concept tích cực, quen thuộc từ những thập kỷ trước nhằm khơi gợi những ký ức (thường là) tươi đẹp trong quá khứ của khách hàng để xây dựng niềm tin cho các ý tưởng mới và phục hồi các chiến dịch hiện đại. Nói cách khác, đó là một chiến thuật liên kết công ty với một thứ gì đó mà khách hàng đã từng rất yêu thích và có những kỷ niệm khó phai mờ với nó.

Ví dụ: Coca-Cola - một thương hiệu gắn liền với sự hoài niệm. Dòng chữ trên nền phông Spencerian màu đỏ rực, chai nhựa có đường viền bắt chước phong cách của những chai thủy tinh đã cũ. Rõ ràng, Coca không ngần ngại biến những gì trong quá khứ thành công cụ marketing đắc lực.

4. Omnichannel Marketing

Omnichannel Marketing đề cập đến việc tạo ra sự hiện diện của thương hiệu trên nhiều kênh trực tuyến (trang web, ứng dụng, mạng xã hội, email, SMS, WhatsApp) và ngoại tuyến (cửa hàng bán lẻ, sự kiện, trung tâm cuộc gọi). Omnichannel marketing tập trung vào trải nghiệm của khách hàng, cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm hoàn toàn liền mạch và tích hợp từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng. 

Ví dụ Starbucks: Thông qua ứng dụng dành cho thiết bị di động, Starbucks có thể tích hợp tốt hơn trải nghiệm di động với trải nghiệm tại cửa hàng để đặt sự thuận tiện của người tiêu dùng lên hàng đầu. Người dùng có thể nạp lại thẻ từ điện thoại hoặc máy tính để bàn. Bằng cách sử dụng ứng dụng để thanh toán, họ được thưởng bằng số điểm có thể áp dụng cho một ly cà phê miễn phí. Ngoài ra, họ có thể bỏ qua việc xếp hàng buổi sáng bằng cách đặt hàng trước. 

5. Multichannel Marketing

Multichannel Marketing là mô hình tiếp thị sử dụng nhiều kênh (ví dụ như mạng xã hội, website, email) để thu hút khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng kênh mà học họn để thực hiện hành động, chẳng hạn như mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nói một cách đơn giản nhất, tiếp thị đa kênh là tất cả về sự lựa chọn. 

Ví dụ: khách hàng có thể mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên Shopee, trên website thương mại điện tử của bạn, thông qua Facebook hoặc thậm chí trong một cửa hàng thực tế.

Ví dụ Apple: Apple đã thực hiện một cách tiếp cận độc đáo với các cửa hàng bán lẻ của mình sau khi nhận ra rằng phần lớn doanh số bán hàng của họ là thông qua thương mại điện tử. Các cửa hàng cũng đóng vai trò như một quảng cáo tuyệt vời với tính thẩm mỹ nhất quán có thể dễ dàng nhận biết. Chúng thường được đặt ở những vị trí thuận tiện và được xây dựng với các chi tiết kiến ​​trúc hiện đại, nổi bật.

6. Customer-Centric Marketing

Tiếp thị lấy khách hàng làm trung tâm là phương pháp tiếp thị được thiết kế dựa trên nhu cầu và lợi ích của khách hàng. Đó là việc ưu tiên khách hàng hơn bất kỳ yếu tố nào khác, sử dụng sự kết hợp của trực giác, ý thức chung và dữ liệu vững chắc về hành vi của khách hàng.

Ví dụ McDonald: “Happy meal” là một ví dụ hoàn hảo về việc mang đến cho khách hàng trải nghiệm đa dạng ngoài đồ ăn. Chú hề biểu tượng Ronald McDonald ngồi trên băng ghế trống đã thu hút rất đông khách hàng đến ngồi chụp ảnh cùng. 

Ngoài ra, McDonald cũng nhận ra rằng khách hàng muốn các món ăn sáng yêu thích của họ cũng được phục vụ cho cả bữa trưa và bữa tối. Công ty đã giới thiệu thực đơn bữa sáng cả ngày với các món ăn ngon miệng và chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể trong doanh thu

7. Guerrilla Marketing 

Marketing du kích là phương thức tiếp thị sử dụng những chiến thuật sáng tạo và độc đáo nhằm mang lại hiệu quả với chi phí thấp.

Ví dụ Coca Cola: Mọi người yêu tất cả mọi thứ miễn phí, đó là lý do tại sao một số Marketing du kích hấp dẫn gắn liền với quà tặng miễn phí. Coca Cola đã biến máy bán hàng tự động thành Máy Hạnh phúc (Happiness Machine). Người tiêu dùng sử dụng máy này được tặng chai Coke miễn phí, một bó hoa và thậm chí cả bánh pizza! Kết quả của chiến dịch này nhận được rất tích cực và tăng sự yêu mến thương hiệu. Loại Marketing du kích này thường được các doanh nghiệp lớn sử dụng vì đòi hỏi ngân sách cao hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ có thể lưu ý sử dụng hình thức Giveaway, bởi nó sẽ tạo ấn tượng và đáng nhớ hơn cho khách hàng.

8. Meme Marketing

Meme marketing là một tập hợp con của tiếp thị lan truyền, đó là cách sử dụng các phương tiện như truyền miệng và mạng truyền thông xã hội để thực hiện các mục tiêu tiếp thị.

Case Study: Một trong những “bậc thầy” về meme marketing đúng thời điểm chính là thương hiệu Durex. Durex đã không bỏ lỡ bất kỳ sự kiện nào trong năm để tạo ra những mẫu quảng cáo tinh nghịch nhưng cũng không kém phần hài hước. 

9. Customer Experience Marketing

Tiếp thị trải nghiệm khách hàng là quá trình đặt khách hàng vào trung tâm của chiến lược tiếp thị của công ty, thúc đẩy việc sử dụng và chấp nhận các sản phẩm và dịch vụ của bạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

10. Neuromarketing

Neuromarketing là marketing có sự ứng dụng của khoa học thần kinh. Neuromarketing bao gồm việc sử dụng brain imaging/scanning (hình ảnh hóa não bộ), cùng những kỹ thuật đo lường các hoạt động khác của não để đánh giá phản ứng của chủ thể đối với các đối tượng cụ thể như bao bì, quảng cáo, hoặc những yếu tố tiếp thị khác…