Marketer Lê Minh Hiếu
Lê Minh Hiếu

Content Editor @ Brands Vietnam

Chuyên gia từ Đại học RMIT dự đoán xu hướng công nghệ và truyền thông ngành thời trang năm 2022

Chuyên gia từ Đại học RMIT dự đoán xu hướng công nghệ và truyền thông ngành thời trang năm 2022

Trong bối cảnh 78,6% dân số đã tiêm vắc xin đủ liều và nền kinh tế được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt hơn trong năm 2022, các giảng viên Khoa Truyền thông và Thiết kế Đại học RMIT chia sẻ những xu hướng góp phần định hình ngành thời trang và cách truyền thông với người tiêu dùng tại Việt Nam.

Bài viết là quan điểm của Giáo sư Julia Gaimster, Trưởng Khoa Truyền thông và Thiết kế và Tiến sĩ Farida Kbar, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Truyền thông chuyên nghiệp, Đại học RMIT.

Thay đổi trong hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng 

Người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi cách mua sắm để ứng phó với khủng hoảng từ dịch COVID-19. Phong toả do dịch đã thúc đẩy mô hình bán hàng trực tuyến. Xu hướng này dường như vẫn tiếp diễn vì người tiêu dùng dần yên tâm hơn với việc mua sắm trên thương mại điện tử cũng như cách tương tác mới với thương hiệu (thông qua hình thức phát trực tuyến và môi trường trực tuyến).

Cách truyền thông với người tiêu dùng cũng vì vậy mà sẽ cần thay đổi – trực tuyến, tiện dụng và mang tính giải trí – để theo kịp xu hướng này.

Dù ngày càng nhiều thương hiệu thời trang quốc tế đang gia nhập thị trường nội địa, các thương hiệu trong nước có khả năng cung cấp sản phẩm độc đáo với giá cả và chất lượng phù hợp vẫn tiếp tục được ưu ái.

Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Truyền thông chuyên nghiệp Tiến sĩ Farida Kbar (bên trái) và Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế Đại học RMIT Giáo sư Julia Gaimster.
Nguồn: RMIT

Công nghệ đang dẫn dắt xu hướng thời trang

Đại dịch buộc nhiều bên phải tăng tương tác với công nghệ. Điều đó đang dẫn dắt các xu hướng thời trang. Trong đó, ngành dệt may hướng tới sử dụng các loại vải vóc tích hợp tính năng hỗ trợ sức khoẻ và các tính năng khác nhằm nâng cao hiệu suất và thoải mái hơn.

Thời trang bền vững lên ngôi

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ý thức hơn về các vấn đề liên quan đến thời trang bền vững theo xu hướng toàn cầu, trong đó có việc giặt giũ không nước, tái sử dụng, tái chế, bán lại quần áo cũ và quần áo cổ điển trên thị trường seconhand.

Người tiêu dùng Việt ngày càng ý thức hơn về các vấn đề sinh thái liên quan đến thời trang theo xu hướng toàn cầu.
Nguồn: RMIT

Đẩy mạnh các kênh truyền thông mới 

Do dịch COVID-19, các kênh truyền thông mới như Zoom, Teams và TikTok đang tăng trưởng mạnh và thay đổi cách người tiêu dùng giao tiếp, từ đó ảnh hưởng đến kỳ vọng trong cách thương hiệu cá nhân hoá thông điệp và tương tác với họ.

Theo nghiên cứu mới nhất từ Statista, Facebook vẫn là mạng xã hội dẫn đầu, còn Zalo nắm giữ hạng hai. Đáng lưu ý là TikTok đang bước vào cuộc chơi tại Việt Nam và đặc biệt nhắm đến thế hệ trẻ.

Chúng ta đang chứng kiến một số thay đổi đáng kể trong hành vi và xu hướng mua sắm trên mạng xã hội. Những thay đổi này được dẫn dắt bởi người tiêu dùng thế hệ Z và Millennials.

Nguồn: Vietnam Finance

Theo Hofstede, vì Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa tập thể, KOL - người có sức ảnh hưởng và bằng chứng xã hội vẫn đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Một thế giới không có cookie sẽ giải phóng sức sáng tạo

Khi chúng ta chuyển sang thế giới không còn cookie vào cuối 2023, với các chiến lược quảng cáo nhắm mục tiêu bị gián đoạn và hạn chế, sáng tạo sẽ đóng vai trò quan trọng hơn khi tiếp cận người tiêu dùng trong suốt hành trình từ mua sắm trên các kênh bán hàng, đến quá trình xây dựng thương hiệu và hoạt động kinh doanh của bất kỳ công ty nào.

TCBC
* Nguồn: RMIT