Mua lại 2 nền tảng công nghệ podcast chủ chốt, Spotify bước đầu chuẩn bị cho cuộc so găng với YouTube

Mua lại 2 nền tảng công nghệ podcast chủ chốt, Spotify bước đầu chuẩn bị cho cuộc so găng với YouTube

Chartable và Podsights chính thức “về một nhà” với Spotify vào ngày 16/2/2022.

Podsights và Chartable đều là 2 nền tảng cho phép người làm podcast có thể gắn tags vào các chương trình của mình để nắm được số lượng người nghe podcast, nghe phần quảng cáo và những hoạt động của người nghe sau khi tiếp xúc với quảng cáo xuất hiện trong chương trình. Đại diện Spotify đã công bố những kế hoạch sử dụng công nghệ của Podsight cho các dạng nội dung ngoài podcast bao gồm quảng cáo âm thanh trong các bài hát, video quảng cáo và display ads. Trong khi đó, thương vụ mua lại Chartable sẽ liên quan trực tiếp đến các podcaster nhiều hơn các advertiser, nhờ vào công nghệ SmartLinks của công ty này.

“Những công cụ này sẽ giúp các nhà phát hành nội dung hiểu rõ insight của thính giả và có những kế hoạch phát triển phù hợp để mở rộng cộng đồng người theo dõi của mình, từ đó góp phần phát triển các hoạt động kinh doanh của họ”, trích lời đại diện từ Spotify.

Các chuyên gia cho rằng những thương vụ này giúp Spotify có thể cạnh tranh với YouTube, đặc biệt là với thuật toán phân tích của họ.

Đây được xem là một thương vụ quan trọng với công ty. Từ đó, có thể thấy nỗ lực của họ trong việc biến nền tảng quảng cáo của mình trở thành công cụ tốt nhất và hiệu quả nhất. Nếu Spotify muốn khách hàng tin và chi tiền quảng cáo vào các nền tảng của mình, họ cần công nghệ phù hợp để xác định các nhóm đối tượng nghe những đoạn quảng cáo và hành động của người nghe sau đó. Đồng thời, hoạt động phân tích thị trường cũng là yếu tố quan trọng cho các nhà sản xuất nội dung podcast, nhằm đảm bảo chi tiêu họ bỏ ra thu lại hiệu quả tương xứng. Do đó, thương vụ lần này sẽ mang lại lợi ích cho creator và advertiser, vốn là 2 nhóm đối tượng Spotify mong muốn lấy lòng.

Nhìn lại vài năm gần đây, thị trường sẽ chứng kiến “cơn bão mua sắm” của Spotify, từ lĩnh vực công nghệ quảng cáo, sách nói, đến các công ty sáng tạo hàng đầu. Năm ngoái, công ty này đã tiến hành mua lại  WhooshkaaPodzFindaway, và Locker Room để mang đến những nội dung podcast và âm nhạc hơn. Theo sau đó là thương vụ với nền tảng quảng cáo lớn Megaphone vào cuối năm 2020. Song song đó, Spotify cũng đã ký hợp đồng với các creator và chương trình nổi tiếng như Joe RoganGimletParcast, và The Ringer.

Lý do cho “cơn bão mua sắm” này là gì?

Theo các kế hoạch đã được công bố chính thức, Spotify sẽ sử dụng công nghệ của Podsights cho các đoạn quảng cáo chèn giữa các bài hát, video quảng cáo và display ads. Ông Sean Creely, CEO của Podsights, nhấn mạnh rằng sẽ không có bất kì sự thay đổi nào trong thời gain gần và Spotify sẽ chỉ tập trung phát triển công nghệ của họ. Tuy nhiên, “số phận” của Chartable vẫn còn khá mù mờ. Công nghệ của họ sẽ được tích hợp với Megaphone, cụ thể là các công nghệ marketing như SmartPromos và SmartLinks. Đến thời điểm hiện tại, trang thông tin chính thức của Charable vẫn chưa có thông báo chính thức kế hoạch tương lai sau khi thuộc về Spotify.

Hiện có khá nhiều suy đoán đằng sau những thương vụ liên tiếp của Spotify, nổi bật trong số đó là quan điểm cho rằng chuỗi mua lại này sẽ mở rộng quyền lực của công ty này. Sau khi sở hữu các công nghệ quảng cáo, họ sẽ biết chính xác độ hiệu quả của từng chương trình podcast trên mọi nền tảng thuộc các công ty con của mình, không chỉ giới hạn trong các nội dung được xuất bản và nghe trên ứng dụng Spotify. 

Nguồn: SChannel.

Các chuyên gia cho rằng những thương vụ này sẽ giúp Spotify có thể cạnh tranh với YouTube, đặc biệt là với thuật toán phân tích của họ. Một điều mà các nhà sáng tạo nội dung yêu thích ở YouTube và mong muốn có thể áp dụng riêng cho các nền tảng âm thanh là tính năng AdSense cùng các phương pháp phân tích phức tạp khác của YouTube. (Họ thậm chí đã phát hành video dài 5 phút để hướng dẫn về dashboard phân tích của mình). Những điểm phân tích này sẽ giúp các nhà sáng tạo nội dung có được các dữ liệu mở rộng về nhóm đối tượng đã xem video, bao gồm các thông tin như tuổi tác, giới tính. Bên cạnh các thông tin cơ bản, các thuật toán phân tích của YouTube cũng sẽ cung cấp như dữ liệu sâu hơn như những khoảnh khắc thu hút được nhiều sự chú ý của người xem nhất.

Dựa vào các ưu tiên trong danh mục sản phẩm, có thể thấy YouTube hiện là đối thủ quan trọng của Spotify. Hiện tại công ty này đã bắt đầu xây dựng các podcast dạng video trên nền tảng của mình, gửi lời mời hợp tác với các podcaster của YouTube (Rogan và các creator khác). Đồng thời, Spotify cũng cho ra mắt Anchor nhằm thu hút các creator sử dụng ứng dụng của mình. Ông Daniel Ek, CEO của Spotify, cho biết nhiệm vụ của công ty là thu hút được 50 triệu creator sản xuất và xuất bản nội dung trên nền tảng của họ. Để đạt được mục tiêu này, Spotify cần cung cấp cho các creator không chỉ phương pháp để thu được lợi nhuận (các quảng cáo chất lượng, dựa vào thuật toán) mà còn các bảng phân tích cụ thể, với sự giúp sức từ công nghệ của Podsights và Chartable.

Nguồn: The Verge.

Vào ngày 16/2, một video quảng bá cho podcast của một content creator xuất hiện trên ứng dụng Spotify. Khi click vào video người dùng sẽ được dẫn đến profile của creator này. Ở phần giới thiệu, đoạn nội dung ghi rõ rằng cô sản xuất các video về “phát triển bản thân và làm việc năng suất trên YouTube”. Từ đó có thể thấy việc đồng bộ phần âm thanh và video trên một ứng dụng đang trong quá trình thực hiện trên Spotify thay vì YouTube.

 

Động thái từ YouTube

Từ những động thái mới nhất trên ứng dụng Spotify, các chuyên gia trong ngành đang đợi chờ những hoạt động tiếp theo của YouTube trong lĩnh vực podcast. YouTube hiện đã cung cấp progammatic ads cho các người dùng có nhu cầu (điều Spotify vẫn đang cố gắng thực hiện). Bên cạnh đó, YouTube đã và đang là một nền tảng nghe podcast phổ biến (vốn là lĩnh vực Spotify đang đẩy mạnh đầu tư để chiếm lĩnh thị trường). Đặc biệt, YouTube đã cung cấp các phân tích chi tiết về đối tượng xem và cách thức xem video của họ (một lần nữa, là tính năng mà Spotify khao khát sở hữu). Ngoài ra, “con cưng” của Google còn có lợi thế về lượng lớn dữ liệu hành vi người dùng nhờ vào nguồn thông tin đồ sộ được đồng bộ hoá với công ty mẹ mà không phải nơm nớp lo sợ việc Apple cấm tính năng cross-app tracking như Facebook hoặc Spotify.

YouTube đã chiêu mộ Kai Chuk vào năm ngoái để phát triển lĩnh vực podcast cho nền tảng của mình. Ông là nhân sự đầu tiên phụ trách phần podcast và phát triển gói nghe miễn phí cho người dùng YouTube Music tại Canada. Những động thái kể trên chỉ đủ cho thấy sự hứng thú của công ty đối với lĩnh vực podcast. Hiện tại vẫn chưa có những dẫn chứng hoặc phân tích cụ thể về kết quả của sự đầu tư này. Do đó, ở thời điểm hiện tại, Spotify vẫn đang có lợi thế hơn trong thị trường podcast.

Tóm lại, 2 thương vụ lớn với Podsights và Chartable sẽ giúp Spotify mở rộng thị phần của mình tại thị trường podcast. Công ty này cũng đã thể hiện rõ mục tiêu trở thành nơi phần phối quảng cáo âm thanh lớn nhất và tốt nhất trên thị trường, bắt đầu từ việc mua lại 2 công ty công nghệ quảng cáo âm thanh lớn. Tuy nhiên, Spotify cần đẩy nhanh tiến độ trước khi YouTube cho phép người dùng sản xuất và đăng tải nội dung thuần âm thanh trên nền tảng của mình. Với lợi thế ông lớn của mình, YouTube có thể đủ sức “thổi bay” tham vọng chiếm lĩnh thị trường của Spotify.

Thu Nga / Brands Vietnam
* Nguồn: Tổng hợp.