App Giải Trí Đã Tận Dụng UX Để Thu Hút Người Dùng Như Thế Nào?
Hiện nay, các app giải trí đang thu được lợi nhuận khủng, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch. Spotify và Apple Music tạo ra doanh thu hơn 7 tỷ đô la; Netflix sắp “phá vỡ” mốc 9 tỷ đô la. Đặc biệt hơn cả, không có bất cứ một thông báo nào về việc Youtube đã thu được bao nhiêu, tuy vậy các ước tính đã chỉ ra rằng đây chính là nền tảng có nguồn lợi nhuận “khủng”.
Khi nhu cầu giải trí của người dùng tăng cao, thị trường này đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, tuy vậy cơ hội này cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh gay gắt tăng cao. Hàng nghìn ứng dụng tranh giành sự chú ý của người dùng nhưng chỉ một số ít app đang nằm ở vị trí top trend. Bí quyết cho những người tạo ra ứng dụng không chỉ đơn giản là cung cấp nội dung thú vị mà còn cung cấp trải nghiệm hấp dẫn thu hút người dùng đến với ứng dụng.
Sean Ellis, người sáng lập GrowthHackers.com cho rằng tầm quan trọng của UX xuất phát từ thực tế là UX cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của vòng đời khách hàng. UX có mối liên hệ chặt chẽ với growth hacking vì xác định cách người dùng tương tác với sản phẩm và đòn bẩy tăng trưởng. Do đó, nếu bạn muốn phát triển app về truyền thông hoặc giải trí (hoặc bất kỳ app nào dành cho smartphone), bạn cần nghĩ cách có thể cải thiện trải nghiệm người dùng với ứng dụng của mình.
1. Netflix: Tận dụng UX giúp người dùng dành nhiều thời gian hơn trên app
Khi đăng ký tài khoản Netflix, người dùng luôn đặt niềm tin rằng ứng dụng sẽ mang lại những nội dung và chương trình hấp dẫn nhất dành cho họ. Mỗi giờ Netflix thu hút người dùng truy cập app để xem các chương trình, và cũng để đảm bảo rằng người dùng sẽ không hủy đăng ký trong tháng tới. Đó là lý do tại sao Netflix phát hành các phần đầy đủ cùng một lúc. Việc thu hút người dùng xem qua các mùa của chương trình yêu thích của họ hoặc đầy đủ các tập của một bộ phim thực sự đã mang lại hiệu quả kinh doanh tuyệt vời đối với Netflix
Ngoài ra, Netflix cũng đang tận dụng một tính năng UX đặc trưng: tự động phát tập tiếp theo của chương trình bạn đang xem. Netflix cho phép người đăng ký biết tập tiếp theo sắp bắt đầu khi họ xem đến cuối một tập. Với trình tự động phát này, người dùng sẽ không cần phải làm bất cứ điều gì.
Để đảm bảo người dùng luôn theo dõi, Netflix thậm chí còn bỏ qua phần kết thúc cuối có thể gây lãng phí thời gian của người dùng để chuyển sang tập tiếp theo. Do đó, nội dung được phát liên tiếp và hạn chế lãng phí thời gian hoặc những giới thiệu không cần thiết. Đối với một số chương trình, Netflix cũng cho phép người dùng bỏ qua phần mở đầu hoặc chuỗi tiêu đề thông qua nút “bỏ qua phần giới thiệu”. Theo một cách nào đó, xem nhiều tập hơn là “cài đặt” mặc định cho người dùng Netflix. Ngay cả một thao tác nhỏ như phải nhấn vào nút phát cho tập tiếp theo cũng có thể khiến người dùng tạm dừng những hoạt động khác và chọn xem thêm một tập.
2. Hulu: Sử dụng hồ sơ người dùng để xây dựng trải nghiệm cá nhân hóa
Ngày nay, có rất nhiều phim và chương trình hay đến mức hầu như người dùng không thể kịp xem tất cả. Đó là lý do tại sao các đề xuất được cá nhân hóa ngày càng trở nên quan trọng trong ứng dụng giải trí.
Hulu thừa nhận rằng tham vọng cuối cùng của họ là đưa ra các đề xuất thật tốt để bạn luôn tìm được điều gì đó mà bạn muốn xem ngay khi mở app. Theo lời của Phó Chủ tịch Cấp cao của Hulu, Ben Smith: “Công việc của chúng tôi tại Hulu là đưa bạn đến với nội dung thú vị và hấp dẫn nhất để xem vào bất kỳ thời điểm, địa điểm hay bất kỳ thiết bị nào bạn đang sử dụng”.
Sự đột phá của Hulu trong khía cạnh siêu cá nhân hóa (hyper-personalization) phụ thuộc vào việc biết càng nhiều càng tốt về sở thích của từng khách hàng và cũng như hiểu được app mang đến cơ hội gì cho người dùng để giải trí. Hulu cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân trong cùng một tài khoản. Sau khi giải thích ngắn gọn về cách mà hồ sơ cá nhân mang lại lợi ích cho người dùng, app chỉ thu thập lượng thông tin tối thiểu cần thiết để tránh làm họ bị “choáng ngợp”. Sau khi hồ sơ người dùng hoạt động, ứng dụng sẽ tiếp tục thu thập thông tin về sở thích cá nhân của người dùng để có thể đề xuất các chương trình phù hợp nhất với sở thích của họ.
3. Tubi TV: Nhấn mạnh nội dung độc đáo dành riêng cho bạn
Tubi TV hợp tác với hơn 200 nhà cung cấp nội dung lớn nhất để mang một số bộ phim nổi tiếng nhất đến với thế giới phát trực tuyến miễn phí theo yêu cầu. Tubi TV không chỉ định vị mình là một giải pháp thay thế miễn phí cho các dịch vụ như Netflix và HBO GO, mà còn là một lựa chọn thay thế tốt hơn. Quyền truy cập của ứng dụng vào danh mục các công ty sản xuất khổng lồ như Paramount, Lionsgate và MGM mang lại cho ứng dụng một lợi thế đáng kể khi hiển thị một bộ sưu tập các nội dung phong phú.
Phần “Không có trên Netflix” trong menu chính của ứng dụng đã nhấn mạnh lợi thế này cho người dùng. Tubi TV biết rằng nhiều người dùng mới có khả năng đang tìm kiếm thứ gì đó mà họ không thể tìm thấy ở nơi khác và muốn cung cấp cho họ ngay trên màn hình đầu tiên họ nhìn thấy. Nhờ việc sử dụng chiến thuật này, Tubi TV có thể tự in sâu vào tâm trí người dùng của họ như một giải pháp thay thế cho các đối thủ cạnh tranh nổi tiếng hơn. Ngay cả khi người dùng không muốn tìm thứ gì đó không có sẵn ở nơi khác trong lần đầu tiên sử dụng app, họ có thể sẽ nhớ đến Tubi TV vào lần tới khi Netflix không cung cấp những gì họ muốn.
Lời kết
UX tuyệt vời sẽ giúp mobile app phát triển mạnh mẽ. Mặc dù nội dung chất lượng vẫn là “chìa khóa” khi nói đến các ứng dụng giải trí, nhưng sự phổ biến của các chương trình có nghĩa là người dùng có thể chuyển đổi giữa các thương hiệu ngay lập tức.
Đó là lý do tại sao các ứng dụng giải trí hàng đầu đang tìm kiếm trải nghiệm người dùng như một cách để nâng cao lòng trung thành của khách hàng. Cho dù đó là thông qua việc tự động phát tập tiếp theo, các đề xuất siêu cá nhân hóa hay tạo sự khác biệt với đối thủ. Cuối cùng, có thể nói tất cả các ứng dụng dành cho smartphone nêu trên đều hướng đến một mục tiêu chung đó là cho phép người dùng khai thác tối đa giá trị app với ít nỗ lực nhất.
Xin Chân Thành Cảm Ơn,
AppROI Marketing Team,