Haravan: 7 mẫu kịch bản livestream bán hàng theo gợi ý từ Facebook
Facebook Livestream là kênh bán hàng không thể bỏ qua trong năm 2022. Sau đây là những gợi ý cho nội dung Facebook và Instagram Live giúp video live thu hút và giữ chân khách hàng.
1. Chia sẻ về thời tiết, không gian, hoàn cảnh sống
Để tạo sự gắn kết với người xem từ những giây đầu tiên, livestreamer có thể kết nối với khách bằng những cảm xúc liên quan đến thời tiết, không gian livestream hiện tại.
Ví dụ: Các câu hỏi về thời tiết như “Hiện tại chỗ của shop đang mưa/ nắng rất đẹp, không biết các bạn thế nào? Để lại bình luận chia sẻ nhé”, sau đó hé lộ về sản phẩm, chương trình khuyến mãi liên quan đến những chia sẻ về không gian sống và thời tiết như trên.
2. Trả lời câu hỏi của người xem
Khách hàng thân quen thường để lại các câu hỏi về tình trạng đơn hàng, mẫu sản phẩm lần trước đặt, bình luận cảm xúc về đơn hàng cũ. Chủ shop đừng quên trả lời bằng việc gọi tên khách và chia sẻ câu trả lời. Tương tự đối với khách hàng mới, lời chào hỏi thăm sức khoẻ như khi mua hàng offline tạo trải nghiệm thật cho khách hàng. Người bán cần dặn khách hàng mới sau livestream kiểm tra Facebook Messenger để nhận mã khuyến mãi.
HaraSocial giúp shop nhận diện khách cũ, khách mới, tự động gửi tin nhắn đến khách hàng. Shop có thể tiếp tục tư vấn và gửi mã khuyến mãi nếu khách còn phân vân chưa chốt đơn.
3. Phát trực tiếp màn trình diễn mà bạn đã luyện tập
Nếu xem buổi bán hàng livestream là một sự kiện thực thụ, khách hàng sẽ tò mò về hậu trường và khâu chuẩn bị cho buổi bán hàng ngày hôm đó. Shop có thể làm các nội dung phát lại những đoạn quay cảnh tập luyện lên sóng buổi livestream, từ đó khách hàng sẽ cảm nhận được sự uy tín, chỉn chu của thương hiệu.
4. Giảng dạy, thể hiện kỹ năng hoặc chia sẻ trải nghiệm dịch vụ
Giãn cách xã hội làm cho các lớp học online, webinar nở rộ, và khách hàng của bạn cũng đã quen với việc học qua không gian mạng. Livestreamer có thể định vị mình là chuyên gia trong lĩnh vực về sản phẩm/ dịch vụ mà shop đang bán để thể hiện kiến thức, khả năng giảng dạy, tạo uy tín cho shop thay vì chỉ giới thiệu sản phẩm thông thường.
5. Phát trực tiếp việc chính mình đang chơi video game
Đây là nội dung khá mới mẻ tại Việt Nam. Thường chủ shop sẽ yêu cầu khán giả để lại bình luận để tham gia game. Tuy nhiên, Facebook sẽ gợi ý cách thiết lập trang tạo video chơi game tại đây.
6. Đăng nội dung “hướng dẫn thực hiện”
Khác với việc phát lại nội dung như trên, chủ shop có thể phát trực tiếp các nội dung chia sẻ “How-to” ngay trên sóng để khán giả quan sát và trò chuyện nhiều hơn. Ví dụ:
- Nghề thủ công hoặc sở thích của bạn
- Nấu ăn
- Tập luyện
- Cách mặc đồ cho một ngày ở nhà
- Nói về dự án sắp tới
7. Phát trực tiếp và gây quỹ cho mục đích xã hội
Video livestream là cách hiệu quả để tương tác với cộng đồng và kêu gọi sự ủng hộ cho các tổ chức y tế. Đối với doanh nghiệp tại Việt Nam, thiện nguyện cũng là một cách giúp kết nối giá trị sản phẩm với khách hàng. Ở một số thị trường, mọi người có thể quyên góp khi xem livestream hoặc sau khi bạn đăng video đó. Livestreamer chú ý giải thích ý nghĩa của hoạt động xã hội, nêu rõ mục tiêu gây quỹ và điều hy vọng đạt được. Trên Facebook Live, các shop ghim bình luận để người xem biết hoạt động bạn đang làm và hướng họ đến đúng nơi ủng hộ. Những trang Facebook đủ điều kiện có thể thêm nút “Quyên góp” vào video trực tiếp.
Ngoài 7 nội dung trên, chủ shop cần xác định những hoạt động khách hàng có thể làm xuyên suốt buổi livestream như:
- Bấm nút “Theo dõi” fanpage và theo dõi chương trình livestream
- Đặt câu hỏi qua “Bình luận”
- Tương tác bằng việc bày tỏ các cảm xúc về chương trình livestream (like, share)
Chủ shop không nên điều hướng khách hàng chuyển sang trang khác như bấm vào website, Instagram hay Messenger của shop vì có thể làm khách rời đi, dễ xao nhãng.