Ứng dụng mô hình SMART vào cuộc sống và công việc hiệu quả

Mô hình SMART hay S.M.A.R.T là một phương pháp luận giúp kiểm tra xem mục tiêu đề ra có khả thi hay không. Mục tiêu của SMART là đảm bảo mục tiêu mà chúng ta thiết lập là đúng đắn.

Mục tiêu thường là điểm bắt đầu của mọi giải pháp, kế hoạch trong kinh doanh cũng như cuộc sống. Đặt mục tiêu giúp con người nỗ lực và làm việc hiệu quả hơn. Mô hình SMART phù hợp để thiết lập mọi mục tiêu, hiệu quả hơn khi thiết lập các mục tiêu chiến thuật trong chiến lược marketing. 

Mô hình SMART

Mô hình SMART, thiết kế đồ hoạ Vũ Digital

SMART là thuật ngữ viết tắt kết hợp giữa 5 thành tố: S- Specific (cụ thể): xác định mục tiêu rõ ràng, hãy mô tả chi tiết mục tiêu để tránh hiểu lầm trong nội bộ. Hãy nghĩ về những từ (ai? cái gì? khi nào? ở đâu và tại sao?)

Lược sử của mô hình SMART

Thuật ngữ SMART xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1981, trong cuốn sách “Management Review” của George T. Doran. Ưu điểm lớn nhất của SMART là làm cho mục tiêu dễ hiểu và thông báo thời điểm tốt nhất để thực hiện công việc. 

Mục tiêu của SMART là đưa ra những mục tiêu rõ ràng và có thể đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Những mục tiêu này cần được thiết lập và phân tích thấu đáo trước khi thực hiện để đảm bảo tỷ lệ thành công cao. 

5 tiêu chí trong mô hình SMART

Mô hình SMART

Mô hình SMART, thiết kế đồ hoạ Vũ Digital

S- Specific (cụ thể): xác định mục tiêu rõ ràng, hãy mô tả chi tiết mục tiêu để tránh hiểu lầm trong nội bộ. Hãy nghĩ về những từ (ai? cái gì? khi nào? ở đâu và tại sao?)

Measurable (có thể đo lường): liệt kê những thông số kỹ thuật, biện pháp, ứng dụng có thể sử dụng để đo lường hiệu suất, với kết quả là những con số và thông tin cụ thể, giúp xác định kết quả có đạt được những mục tiêu ban đầu.

Achievable (tính Khả thi): mục tiêu phải đảm bảo phù hợp, thông qua việc thấu hiểu nhân viên và đội ngũ nội bộ, chia nhỏ mục tiêu để phù hợp với từng người trong tổ chức.

Relevant (tính thực tế): đặt ra những mục tiêu mà bạn và nhóm của mình tin rằng chắc chắn sẽ đạt được (đừng mơ mộng). Những mục tiêu này phải phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

Time-bound (giới hạn thời gian): là ngày hoặc thời gian cụ thể mà bạn mong muốn mục tiêu hoàn thành.

Ưu điểm của mô hình SMART

  • Giúp làm rõ ràng mục tiêu, khiến nó dễ hiểu và dễ thực hiện
  • Dễ dàng kết hợp nhiều kế hoạch cùng lúc
  • Thực hiện đạt được mục tiêu nhanh với thời gian rõ ràng
  • Chia mục tiêu lớn trở thành nhiều mục tiêu nhỏ để dễ dàng thực hiện
  • Trực quan và giúp phân cấp mục tiêu cho từng cá nhân

Nhược điểm của mô hình SMART

  • SMART không phù hợp với những mục tiêu chiến lược hay mục tiêu dài hạn vì mô hình này thiếu tính linh hoạt trước những biến động của thị trường.
  • Mô hình SMART không có tính thúc giục và không tạo cảm hứng để hành động. 
  • Việc áp dụng SMART thời gian dài có thể hình thành chứng nghiện thành tích mà bỏ qua tính hiệu quả của công việc, gây xói mòn văn hoá.
  • Giảm hạnh phúc nội bộ khi liên tục làm việc để hoàn thành mục tiêu và cuối cùng đánh mất đi giá trị sống

Cách hiểu SMART tương tự

Mỗi chữ cái đầu trong mô hình Smart có thể hiểu theo nhiều cách khác, phụ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng

Ví dụ mô hình SMART cá nhân

Mô hình SMART

Ứng dụng Nike, nguồn ảnh: Nike

Ví dụ mục tiêu yếu: Tôi sẽ giảm cân

Áp dụng mô hình SMART:

Specific (cụ thể): Tôi sẽ bằng đầu tập chạy và chạy mỗi ngày

Measurable (có thể đo lường): Tôi sẽ tuân theo chương trình đào tạo của ứng dụng Nike để chạy bộ đầy đủ

Achievable (có thể đạt được): Tôi đã từng chạy bộ trước đó và tôi cảm thấy vui vẻ, khoẻ mạnh sau mỗi lần chạy bộ về và tôi sẽ tập luyện trong 6 tháng

Relevant (tính thực tế): Tôi muốn trở thành một người có thân hình cân đối, khoẻ mạnh, tràn đầy sức sống, năng lượng và hạnh phúc trong cuộc sống

Time-bound (giới hạn): Tôi đã trả tiền đăng ký ứng dụng trong 6 tháng kể từ ngày mai

Tóm tắt ví dụ về mục tiêu SMART: Tôi sẽ theo chương trình đào tạo của ứng dụng Nike để chạy marathon 6 tháng kể từ bây giờ mà không dừng lại.

Ví dụ về SMART của Doanh nghiệp

Mô hình SMART

Nguồn ảnh: Shutterstock

Ví dụ mục tiêu yếu: Tôi sẽ trở thành một doanh nhân

Áp dụng mô hình SMART:

Specific (cụ thể): Tôi sẽ bắt đầu kinh doanh cà phê

Measurable (có thể đo lường): Tôi sẽ làm việc với công việc kinh doanh của mình trong 2 giờ mỗi ngày và mục tiêu là đạt được doanh số bán hàng đầu tiên trong vòng 3 tuần.

Achievable (có thể đạt được): Tôi đã từng tới nông trại và nhà máy sản xuất cà phê và biết thiết lập chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing

Relevant (tính thực tế): Tôi muốn nghỉ việc và làm chủ cuộc đời của mình

Time-bound (giới hạn): Tôi sẽ có thể tự nuôi sống mình trong vòng 3 tháng kể từ ngày mai

Tóm tắt ví dụ về mục tiêu SMART: Tôi sẽ bắt đầu kinh doanh cà phê vào ngày mai. Mỗi ngày tôi sẽ dành 2 giờ làm việc và có doanh số sau 3 tuần.

Nguồn bài viết: https://vudigital.co/mo-hinh-smart-la-gi-5-tieu-chi-chinh-trong-mo-hinh-xay-dung-muc-tieu-hieu-qua.html