cMetric: Từ A – Z về bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Nhiều doanh nghiệp hay các nhà bán hàng trong quá trình tìm hiểu về các doanh nghiệp, cửa hàng cạnh tranh không xây dựng hoặc bỏ qua việc lập bảng, dẫn đến nhiều khó khăn, nhầm lẫn khi tìm hiểu, để lại nhiều hậu quả khó lường.
Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?
Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh là tổng kết lại sự khác nhau và giống nhau của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng thị trường. Tuỳ theo mỗi lĩnh vực, ngành nghề sẽ có những tiêu chí đánh giá phù hợp với doanh nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là một phần không thể thiếu của trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh.
Lợi ích của bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh là một công cụ cần thiết với các nhà quản lý doanh nghiệp khi lập các chiến dịch tiếp thị. Dưới đây là một số lợi ích khi lập một bảng phân tích đối thủ cạnh tranh:
- Sắp xếp dữ liệu phân tích một cách hiệu quả: Việc lập bảng giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát, rõ ràng hơn về các dữ liệu của đối thủ, nhằm dễ dàng tìm ra khoảng trống thị trường hoặc xu hướng mà đối thủ hướng tới hơn.
- Linh hoạt thay đổi các tiêu chí so sánh một cách dễ dàng: Bởi vì có tính linh hoạt cao nên bảng phân tích đối với mỗi ngành nghề lại khác nhau, nhà quản lý có thể dễ dàng thay đổi các tiêu chí nhằm gia tăng hiệu quả phân tích đối thủ cạnh tranh hơn cũng như phân tích một cách chính xác hơn.
- Thu hút sự chú ý của người đọc: Trong trường hợp nhiều nhà nghiên cứu khi trình bày kết quả cho các chủ doanh nghiệp thì lập bảng sẽ giúp trình bày dữ liệu một cách hấp dẫn hơn, không làm người xem mất tập trung.
Yêu cầu chung trước khi lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp cần phải có những tiêu chí dưới đây khi nghiên cứu, tránh khi quá trình nghiên cứu bị thiếu số liệu hay kết quả không khớp với thực tế.
- Tên bảng phân tích: Nhằm nêu rõ mục đích khi lập bảng phân tích này.
- Người lập bảng: Nhằm biết được cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh.
- Thời gian: Cần phải nêu rõ thời gian lập bảng và thời gian thu thập thông tin về cả doanh nghiệp lẫn đối thủ cạnh tranh nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về bối cảnh, thời gian lập bảng cũng như tránh nhầm lẫn giữa các bảng phân tích đối thủ cạnh tranh với nhau.
- Đối thủ cạnh tranh: Thông tin về đối thủ cạnh tranh
- Các tiêu chí so sánh: Cần phải rõ ràng, tránh sự nhầm lẫn cũng như đảm bảo cho quá trình phân tích đối thủ một cách thuận lợi.
- Tóm lược về thị trường và công ty đối thủ: Miêu tả cái nhìn của thị trường đối với công ty và sản phẩm của đối thủ.
- Nhân sự chủ chốt: Lãnh đạo và số lượng nhân viên của đối thủ.
- Tình hình tài chính: Khả năng tài chính của đối thủ? Doanh thu của đối thủ trong khoảng thời gian từ 2-3 năm trở lại
- Kênh phân phối và báo giá của đối thủ: Miêu tả lại kênh phân phối, cách tính giá và dự đoán thị phần của đối thủ cạnh tranh.
- Điểm mạnh/ yếu của đối thủ: Phân tích sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
- Đánh giá của thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh: Phân tích trên nhiều góc độ như bao bì sản phẩm, quảng cáo… nhằm tìm ra sản phẩm được đánh giá tốt nhất của đối thủ.
Các loại bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Tuỳ theo từng doanh nghiệp, thị trường tham gia nên rất nhiều loại bảng khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng cho phù hợp với tình hình thực tế.
Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh tổng hợp
Đây là bảng giúp nhà phân tích có thể tổng hợp lại tất cả thông tin liên quan đến công ty và đối thủ để tiến hành so sánh, các tiêu chí có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp phải cần tuân theo những mục dưới đây nhằm đảm bảo một bảng đúng yêu cầu và mục đích của doanh nghiệp.
Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh dựa trên SWOT
Dựa trên phân tích SWOT (gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe doạ) và sắp xếp các tiêu chí so sánh dựa trên các yếu tố trên.
Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh là công cụ hữu ích với các doanh nghiệp trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh cũng như góp phần giúp chủ gian hàng đưa ra các chiến dịch tiếp thị ra tăng doanh số bán hàng, tiếp cận thêm khách hàng tiềm năng.