Brands Vietnam 2021 Review: Tổng hợp series chuyên môn
Trong năm 2021, Brands Vietnam đã thực hiện được tổng cộng 109 bài viết chuyên môn. Không chỉ mở rộng các series chuyên môn đón nhận sự quan tâm trước đó của bạn đọc, chúng tôi còn khởi động thêm 8 series mới với những chia sẻ thú vị từ các chuyên gia đến từ các lĩnh vực, ngành hàng khác nhau.
Mở rộng 12 series lớn
Digital Transformation
Đề tài chuyển đổi số chưa bao giờ hạ nhiệt tại cộng đồng Brands Vietnam. Theo đó, trong năm 2021, series Digital Transformation tiếp tục được chúng tôi mở rộng với những chia sẻ sâu sắc của các chuyên gia từ đa dạng lĩnh vực như giáo dục, thẩm mỹ viện, e-Commerce…
7 số được triển khai trong năm 2021:
- Digital Transformation #19: Những yếu tố dẫn đến thành bại của một dự án chuyển đổi số
- Digital Transformation #20: Hai tầng rào cản chuyển đổi số trong ngành Thẩm mỹ viện
- Digital Transformation #21: Bàn về Machine Learning và Artificial Intelligence
- Digital Transformation #22 – Chuyển đổi số giáo dục, có 'lòng' mà thiếu 'sức'
- Digital Transformation #23: Chuyển đổi số hoạt động kế toán, bảo mật là yếu tố tiên quyết
- Digital Transformation #24: Sự trỗi dậy của nhà máy linh động
- Digital Transformation #25: CEO Chợ Tốt – Big Data vừa là cơ hội vừa là rủi ro
Mời bạn đọc tham khảo tất cả bài viết ở đây.
Data Station
Trong năm qua, nhiều cơ quan đã nỗ lực nghiên cứu và đưa ra các báo cáo hữu ích nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong thời điểm khó khăn. Brands Vietnam đã có cơ hội gặp gỡ chuyên gia từ Google, Kantar, Nielsen, Vero… để phỏng vấn đào sâu các kết quả nghiên cứu đó và tổng hợp trong series Data Station.
7 số được triển khai trong năm 2021:
- Data Station #16 – Kantar Insight Ebook 2021: Sự thay đổi của xu hướng “sống xanh, sống sạch, sống khoẻ” tại Việt Nam
- Data Station #17: Nielsen gợi ý chiến lược "thay đổi để thích nghi" cho doanh nghiệp
- Data Station #18 – Trong năm 2020 đầy biến động, thị trường FMCG Việt Nam vẫn đón nhận gần 30 sản phẩm mới mỗi ngày
- Data Station #19 – Think with Google @ Tết 2022: “Tiếp cận người dùng số bằng Connected TV là một lựa chọn khôn ngoan”
- Data Station #20: Think Consumer Health – Dịch bệnh tác động thế nào đến ngành hàng chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam
- Data Station #21 – Game & eSports tại Việt Nam: “Đấu trường” mới cho các thương hiệu
- Data Station #22: Kantar Media Landscape – “Quảng cáo trên tivi được nhiều người Việt tin tưởng nhất”
Mời bạn đọc tham khảo tất cả bài viết ở đây.
Re-think CSR
Series “Re-think CSR” của Brands Vietnam phỏng vấn các chuyên gia đến từ nhiều ngành hàng và quy mô doanh nghiệp khác nhau, chia sẻ về quan điểm, chiến lược, thực thi và kết quả thực tế có được từ hoạt động CSR của chính những doanh nghiệp này. Từ đó, cung cấp những ý tưởng và cách tiếp cận đa dạng đối với một vấn đề tưởng chừng quen thuộc nhưng vẫn còn khá xa lạ tại thị trường Việt Nam. Trong năm qua, chúng tôi được dịp trò chuyện cùng CEO Di Động Việt, CEO Coco Dressing Room, và Managing Director của KMS Technology.
3 số được thực hiện trong năm 2021:
- Re-think CSR #8 – Ông Nguyễn Ngọc Đạt @ Di Động Việt: “Có cần câu, đối tượng sẽ không còn chờ con cá”
- Re-think CSR #9 – Chị Thư Vũ @ Coco Dressing Room: “Quy mô nhỏ là lợi thế của các doanh nghiệp SME khi làm CSR”
- Re-think CSR #10: KMS Technology – Bàn về CSR trong ngành công nghệ
Mời bạn đọc tham khảo toàn bộ bài viết ở đây.
Phát triển sản phẩm mới
Phát triển sản phẩm mới là series đào sâu vào sự ra mắt của những sản phẩm mới trên thị trường – từ những bước đầu tiên như quá trình hình thành ý tưởng và ra đời sản phẩm cho đến chiến lược tung hàng. Bài viết được triển khai theo mô hình 3-I (Identify – Invent – Implement) của Kantar Worldpanel Division, Brands Vietnam mong muốn chia sẻ với bạn đọc những case-study thú vị về quy trình phát triển sản phẩm mới, từ đó đúc kết được những kinh nghiệm thực tiễn về thị trường, sản phẩm, bao bì, tung hàng cũng như quản lý kỳ vọng.
Trong năm 2021, chúng tôi đã gặp gỡ chị Trang Nguyễn – Nhà sáng lập và là CEO Công ty B Happy Cosmetics về hành trình phát triển dòng sản phẩm serum G.G.G. Mời bạn nhấp vào đây để xem toàn bộ chia sẻ của chị Trang.
Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác của series ở đây.
The Brief
Chuyên mục The Brief của Brands Vietnam tìm kiếm những chiến dịch thật sự thú vị, lật ngược vấn đề, quay lại cốt lõi của bản brief để hiểu nguồn gốc tại sao chúng ra đời. Trong năm 2021, chúng tôi đào sâu vào chiến dịch “Maybeline – Mấy Bé Lì” thắng nhiều giải thưởng tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Maybelline New York đã khéo léo tiếp cận Gen Z khi tập trung truyền tải thông điệp về phong cách sống ngông nghênh, liều lĩnh, quyết liệt của thế hệ này. Không chỉ chơi chữ “Maybelline – Mấy Bé Lì”, thương hiệu còn gán đặc tính “lì lâu trôi” của sản phẩm với các nét tính cách đặc trưng của Gen Z: “lì lợm”, “gir-lì”, “love-lì”. Có lẽ đó là lý do giúp chiến dịch nhanh chóng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng. Mời bạn khám phá quá trình hình thành ý tưởng chiến dịch tại đây.
Mời bạn đọc tham khảo toàn bộ bài viết ở đây.
Young Agencies
Young Agencies là series giới thiệu những agency trẻ, triển vọng trong lĩnh vực tiếp thị, truyền thông và quảng cáo của Việt Nam hiện nay. Bởi những nhân tố trẻ, tài năng cần được trao cơ hội để làm mới cũng như nâng cao chuẩn mực của ngành. Có thể nói, năm 2021 là “năm bội thu” của Young Agencies khi có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với nhiều nhà Founder trẻ tuổi, bản lĩnh từ các startup agency như M – N Associates, Monstio, GUDJOB…
7 Young Agency góp mặt trong series này gồm:
- Young Agencies #5 – GOHA: Làm performance marketing cho B2B, càng khó lại càng muốn dấn thân
- Young Agencies #6 – GUDJOB: Khách hàng ở đâu, thương hiệu nên hiện diện ở đó
- Young Agencies #7 – M — N Associates: “Thiết kế đẹp thôi chưa đủ, mà còn cần đến tính logic và ý nghĩa văn hoá”
- Young Agencies #8 – REFORMN: “Đổi mô hình agency partnership để giải bài toán chi phí vận hành và hiệu quả công việc"
- Young Agencies #9 – Monstio Studio: Chinh chiến với tinh thần “Đụng đâu, toon đó” trong thị trường khan hiếm nhu cầu
- Young Agencies #10 – W Media & Entertainment: Thu hẹp khoảng cách giữa âm nhạc thuần tuý và quảng cáo
- Young Agencies #11 – Media Lab: Nhiệm vụ của Media Agency thời Digital là tạo ra trải nghiệm số hoàn hảo cho người dùng
Mời bạn đọc tham khảo tất cả bài viết ở đây.
Fashion Marketing
Trong năm Tân Sửu, tác giả series Fashion Marketing là chị Lâm Hồng Lan – Giảng viên khoa Truyền thông và Thiết kế của Đại học RMIT Việt Nam, khai thác chủ đề “Thời trang Bền vững”. Theo chị, đây tuy không phải là chủ đề mới, nhưng chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo tại Việt Nam. Chị hy vọng các bài viết trong chủ đề này sẽ mang đến một định nghĩa bài bản về thời trang bền vững; về bước chuyển mình của thời trang bền vững trên thế giới; và những bài học mà các doanh nghiệp thời trang, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể áp dụng để phát triển bền vững.
Chủ đề “Thời trang Bền vững” gồm 10 bài viết:
- Fashion Marketing #8: Thời trang bền vững – Tái định nghĩa & những ưu tiên mới trong năm 2021
- Fashion Marketing #9: 2020 là năm trỗi dậy của thời trang vintage, secondhand và upcycling
- Fashion Marketing #10: Xu hướng bền vững trong ngành thời trang xa xỉ
- Fashion Marketing #11: Tầm ảnh hưởng của stylist đến thời trang bền vững
- Fashion Marketing #12: Thị trường Mỹ khai tử mẫu thử mỹ phẩm dùng một lần, xu hướng hay nhất thời?
- Fashion Marketing #13: Định nghĩa lại mô hình cho thuê sản phẩm thời trang
- Fashion Marketing #14: Sưu tập đồng hồ – Đam mê mới của thế hệ Millennials tại Trung Quốc
- Fashion Marketing #15: “Kho báu Gucci” – Nơi lưu trữ những ý tưởng táo bạo về thời trang vintage
- Fashion Marketing #16: Xu hướng chuyển sang thời trang bền vững hậu COVID-19
- Fashion Marketing #17: Xu hướng kết hợp công nghệ trong lĩnh vực thời trang đã qua sử dụng, cho thuê và NFTs năm 2021
Mời bạn đọc tham khảo tất cả bài viết ở đây.
Tiếp thị game
Game được nhận định là mảnh đất tiềm năng, và là một trong những ngành hiếm hoi chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong đại dịch. Tuy nhiên, khi các lệnh giãn cách được gỡ bỏ dần, mobile game lại trở về với mức bình thường và các nhà phát hành, tiếp thị game trở lại với cuộc chiến thu hút người sử dụng như trước kia. Brands Vietnam đã có dịp trao đổi sâu với 2 chuyên gia từ SocialPeta và Mobvista về những vấn đề liên quan.
2 số được triển khai trong năm 2021:
- Tiếp thị Game #5 – Giám đốc Phát triển Kinh doanh Nativex: Xu hướng tiếp thị game mobile thời kỳ New Normal
- Tiếp thị Game #6 – SocialPeta: Quảng cáo game bằng video vẫn chiếm sóng
Mời bạn đọc tham khảo toàn bộ bài viết ở đây.
History of Agency
History of Agency là chuỗi bài viết nhằm giới thiệu chặng đường hình thành và phát triển của những agency danh tiếng và lâu đời trên thế giới, cũng như về người sáng lập của chúng.
2 bài viết được thực hiện trong năm 2021:
- History of Agency #11: Chuyện kể về một agency góp phần định hình ngành PR hiện đại
- History of Agency #12: Hành trình can trường của gã sư tử dẫn dắt nền quảng cáo nước Pháp
Mời bạn đọc tham khảo toàn bộ bài viết ở đây.
Tài trợ thương hiệu
Tiếp nối series Tài trợ thương hiệu, Brands Vietnam gặp gỡ chị Trang Nguyễn – Quản lý ngành hàng Logitech G về câu chuyện đồng hành giữa Logitech và giải đấu Liên Minh Huyền Thoại. Chúng tôi tìm câu trả lời cho việc vì đâu các hoạt động tài trợ của Logitech G Việt Nam xoay quanh các đội tuyển thi đấu của Việt Nam nhiều hơn là tài trợ các giải đấu lớn? Và thương hiệu đã triển khai các hoạt động như thế nào để đạt được kết quả ấn tượng khi trong vòng 2 năm, cộng đồng Logitech G Việt Nam đã tăng từ 6.000 thành viên lên hơn 50.000 thành viên? Mời bạn đọc cùng tìm câu trả lời tại đây.
Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác của series ở đây.
Bookaholic
Bookaholic là chuyên mục đánh giá những quyển sách hay về thương hiệu, truyền thông và kinh doanh. “Tiếp thị 5.0 – Tiếp thị vị nhân sinh” của Philip Kotler là một trong những ấn phẩm đáng chú ý trong ngành năm vừa qua. Nhận thấy sự quan tâm đó, chúng tôi đã tìm đến anh Nguyễn Khoa Hồng Thành – dịch giả của cuốn sách Tiếp thị 5.0, hiện là Operations Director của Isobar để bàn luận về thông điệp cốt lõi và những vấn đề thú vị xung quanh cuốn sách này. Mời bạn đọc xem chi tiết cuộc trao đổi tại đây.
Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác của series ở đây.
New Direction
“New Direction / Định hướng mới” là loạt bài viết đào sâu vào những thay đổi mang tính chiến lược trong giai đoạn “chuyển mình” của một doanh nghiệp hoặc cá nhân. Tiếp nối series, năm 2021, Brands Vietnam đã có buổi trò chuyện cùng ông Lê Xuân Long – Tổng Giám đốc PMAX, về câu chuyện đằng sau quyết định thay đổi định vị từ Performance Marketing Agency thành Total Performance Marketing Agency của công ty. Cùng Brands Vietnam khám phá hành trình của PMAX tại đây.
Xem các bài viết khác trong chuyên mục tại đây.
Khởi động 9 series mới
Trong năm 2021, Brands Vietnam triển khai 9 series mới gồm Digital Product, Deep Dive, Debate, Nhượng quyền thương hiệu, Gender in Marcom, Retail Marketing, Trade Marketing, The Basics of B2B, Personalization.
Digital Product
Digital Product là series được thực hiện bởi Brands Vietnam và GEEK Up, dưới sự điều phối của anh Hứa Thái Đạt – Founder & CEO của CASK. Đây là chuỗi nội dung đào sâu vào vai trò và cách thức phát triển sản phẩm số, nhằm mang chủ đề Digital Product Development đến gần hơn với những người đọc quan tâm đến Digital Transformation & Business Innovation.
- Digital Product #1: Cần “độ chín” về công nghệ và lĩnh vực chức năng để chuyển đổi số thành công
- Digital Product #2: “Product Partner xây dựng sản phẩm số dựa trên sự thấu hiểu insight của doanh nghiệp, khách hàng”
- Digital Product #3: Bài học từ hành trình xây sản phẩm số của SSI và Product Partner GEEK Up (Phần 1)
- Digital Product #3: Bài học từ hành trình xây sản phẩm số của SSI và Product Partner GEEK Up (Phần 2)
Deep Dive
Đúng với tên gọi, Deep Dive là series chuyên bàn luận và phân tích về các sự kiện thú vị liên quan đến hoạt động truyền thông, xây dựng thương hiệu tại Việt Nam. Một số đề tài nổi bật được chúng tôi thảo luận sâu như Viettel tái định vị, tương lai không cookies, L’Oréal Paris làm mới platform có tuổi đời nửa thế kỷ…
6 số đầu tiên trong series là:
- Deep Dive #1: Bàn về chiến lược tái định vị của Viettel – “Thay đổi toàn diện là cách tiếp cận phù hợp”
- Deep Dive #2: Bàn về chiến dịch Swiss It Up của Logitech – “Dùng xuất xứ để bảo chứng cho chất lượng sản phẩm”
- Deep Dive #3: Bàn về Dentsu Redder Impact Academy – “Để khai phóng năng lực, cần tiếp cận vấn đề một cách đa chiều”
- Deep Dive #4 – Bàn về chiến dịch ‘Chính nữ – Vì bạn xứng đáng’ của L’Oréal Paris Vietnam
- Deep Dive #5: Bàn về chiến dịch mùa Vu Lan của Ensure – Ý tưởng chạm đến trái tim xuất phát từ trái tim
- Deep Dive #6: Bàn về một tương lai không Cookies – “Khoan nói đến lợi thế hay bất lợi. Đây là lúc cần tập trung vào sự cải tiến”
[Debate] Brand-Building vs Performance-Marketing
Để mở rộng phạm vi tranh luận của một vấn đề phổ biến trong ngành đó là “Xây dựng thương hiệu hay tiếp thị hiệu suất?”, Brands Vietnam lược đăng một số quan điểm chuyên gia để marketer có một cái nhìn "tương hợp chứ không loại trừ" của hai trường phái marketing này.
8 bài viết được thực hiện trong năm 2021:
- [Debate] Brand-Building vs Performance-Marketing #1: “Chủ nghĩa ngắn hạn hay dài hạn cực đoan đều là những khái niệm sai lệch”
- [Debate] Brand-Building vs Performance-Marketing #2: Hành trình mua hàng phức tạp The Messy Middle
- [Debate] Brand-Building vs Performance-Marketing #3: Quảng cáo là đầu tư, đừng xem chúng như chi phí
- [Debate] Brand-Building vs Performance-Marketing #4: Tập trung vào chu kì mua hàng thay vì tư duy ngắn hạn, dài hạn
- [Debate] Brand-Building vs Performance-Marketing #5: Airbnb giảm chi tiêu tiếp thị hiệu suất có quá sớm?
- [Debate] Brand-Building vs Performance-Marketing #6: Volvo “cua gấp” sang xây dựng thương hiệu
- [Debate] Performance Marketing vs Brand Building #7: Đằng sau “cơn sốt” Performance Marketing
- [Debate] Brand Building vs Performance Marketing #8: Bàn về Brand Building trong thế giới Digital Commerce
Nhượng quyền thương hiệu
Thông qua series này, bên cạnh giới thiệu đến người đọc các mô hình nhượng quyền phổ biến và mới nổi ở Việt Nam hiện nay, Brands Vietnam đi sâu hơn vào các nội dung ít được khai thác như điều kiện tham gia, mức độ ràng buộc và thời gian thu hồi vốn/ tỷ suất lợi nhuận. Bên cạnh đó, không kém phần quan trọng là các gợi ý về biện pháp bảo toàn khoản đầu tư cho các nhà đầu tư khi cuộc hợp tác chẳng may không thành.
6 bài viết đầu tiên trong series:
- Nhượng quyền thương hiệu #1: Tìm hiểu, tham gia và bước ra an toàn
- Nhượng quyền thương hiệu #2: CEO GUTA – “Chuỗi cà phê vẫn nóng”
- Nhượng quyền thương hiệu #3: CEO SuperShip – “Bước chân vào lĩnh vực giao vận với khoản đầu tư cạnh tranh”
- Nhượng quyền thương hiệu #4: Giám đốc Nhượng quyền Cơm gà Xối mỡ 142: “Ẩm thực Việt - Hoa luôn bảo chứng doanh thu”
- Nhượng quyền thương hiệu #5: Milano Coffee – Thổi hồn vào quán cà phê vỉa hè
- Nhượng quyền thương hiệu #6 – Beta Cinemas: Mở cửa điện ảnh giải trí cho các thị trường mới
Gender in Marcom
“Gender Inequality in Marketing Communication” (Bất bình đẳng giới trong truyền thông tiếp thị) là series được hợp tác giữa Oxfam tại Việt Nam, Brands Vietnam và nhóm nghiên cứu của Đại học RMIT Việt Nam. Series do Liên minh Châu Âu tài trợ. Đây là loạt bài phỏng vấn các chuyên gia từ nhiều ngành hàng và agency khác nhau để cùng chia sẻ về ảnh hưởng của truyền thông quảng cáo và giải trí tới nhận thức về bình đẳng giới trong xã hội. Từ đó, cung cấp những ý tưởng và cách tiếp cận đa dạng đối với một chủ đề đang được xã hội quan tâm tại Việt Nam.
- Gender in Marcom #1 – Á hậu Thuý Vân: “Phương tiện truyền thông giải trí góp phần định hình khái niệm về giới”
- Gender in Marcom #2 - Chị Mai Tuyết: “Đôi khi marketer vô tình góp phần gia tăng bất bình đẳng giới”
- Gender in Marcom #3 – Anh Hậu Huỳnh: “Bình đẳng giới luôn là một phần trong các định hướng sứ mệnh của Unilever”
- Gender in Marcom #4 - Anh Minh Thuận: "Truyền thông cần nắm bắt sự dịch chuyển văn hoá để kết nối với khách hàng"
- Gender in Marcom #5 - Chị Thu Hà: “Đổi cách tiếp cận về giới là một cách để tạo sự bứt phá cho nhãn hàng”
- Gender in Marcom #6 – Thầy Long Nguyễn: “Bình đẳng giới trong truyền thông cần xuất phát từ các chương trình giảng dạy”
- Gender in Marcom #7 – Cơ hội và thách thức cho ngành truyền thông tiếp thị
Trade Marketing
Trade Marketing là series được sản xuất bởi Brands Vietnam, phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm trong nhiều ngành hàng khác nhau, nhằm cung cấp góc nhìn đa chiều về bối cảnh thị trường, thực trạng phân phối và người mua hàng, cũng như nhiệm vụ của người làm Trade Marketing và những case study thú vị về các hoạt động tại điểm bán.
5 số được thực hiện trong năm 2021 gồm:
- Trade Marketing #1 – “Làm Trade cho ngành bia, Marketer đóng vai một nhà tâm lý học”
- Trade Marketing #2 – “Tính vùng miền và thời vụ có tác động lớn đến hoạt động Trade của nhà sản xuất”
- Trade Marketing #3 – Bức tranh kênh phân phối tại thị trường Việt Nam
- Trade Marketing #4 – “Hoạt động Trade cần bắt nhịp xu hướng cải tiến liên tục của ngành hàng chăm sóc da”
- Trade Marketing #5 – “Shopper ngành hàng sữa là những vị khách khó tính và trung thành”
The Basics of B2B
The Basics of B2B là chủ đề do Brands Vietnam thực hiện cùng thầy Đinh Tiên Minh, Trưởng Bộ môn Marketing tại Đại học Kinh tế TP.HCM, với nội dung xoay quanh những kiến thức căn bản của thế giới B2B. Để từ đó, người đọc có những đúc kết của riêng mình khi muốn dấn thân vào một thị trường nghề nghiệp rộng lớn và phong phú – B2B Marketing.
10 bài viết được hoàn thành trong series gồm:
- The Basics of B2B #1 – Marketer trẻ đừng tự khép cánh cửa cơ hội của bản thân
- The Basics of B2B #2 – Thấu hiểu sự phức tạp trong quy trình mua của khách hàng doanh nghiệp
- The Basics of B2B #3 – Chưa có định vị, khoan bàn đến chuyện bán hàng
- The Basics of B2B #4 – Chiến lược Marketing tổng lực 4P cho doanh nghiệp
- The Basics of B2B #5 – Góc nhìn cận cảnh trong ngành phân bón
- The Basics of B2B #6 – Góc nhìn cận cảnh trong ngành ngoại hối
- The Basics of B2B #7 – Góc nhìn cận cảnh trong ngành chất hoá dẻo
- The Basics of B2B #8 – Ngành nguyên liệu thực phẩm: “Đích đến của việc kinh doanh là Win – Win”
- The Basics of B2B #9 – Ngành dịch vụ Logistics: “Xây dựng giải pháp thông quan toàn diện cho khách hàng”
- The Basics of B2B #10 – Ngành dịch vụ tư vấn: Trở thành đối tác không thể tách rời của khách hàng
Retail Marketing
Bán lẻ không chỉ đơn thuần là một bài kiểm tra kiến thức về khái niệm doanh thu, chi phí của các nhà kinh doanh và marketer. Đó còn là một cuộc chơi thực tế đòi hỏi người chơi có sự gan góc và khả năng ứng biến linh hoạt, nhất là khi thị trường đang có những bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số và chịu tác động nặng nề của COVID-19.
Với kinh nghiệm 10 năm làm việc cùng niềm đam mê đặc biệt với bán lẻ và mong muốn chia sẻ, anh Phi Long Trần – Head of Marketing, PNJ, mang đến cho các marketer những kiến thức hữu ích để áp dụng trong thực chiến trong series mới này.
2 bài viết đầu tiên trong chuỗi bài Retail Marketing là:
- Retail Marketing #1: Công thức marketing “may đo” cho ngành bán lẻ
- Retail Marketing #2: Thế “kiềng 3 chân” trong tư duy marketing sắc sảo
Personalization
Tại Việt Nam, nhiều thương hiệu thuộc các ngành hàng khác nhau như F&B – The Coffee House, Bán lẻ – Bibo Mart, Giáo dục – VAS… đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng mới này. Thế nhưng, chắc hẳn vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp đang loay hoay trong những câu hỏi: Cá nhân hoá là gì? Triển khai cá nhân hoá ra sao? Doanh nghiệp đã đủ dữ liệu để làm cá nhân hoá hay chưa? Hay quy trình cá nhân hoá như thế nào thì đúng chuẩn?
Thấu hiểu được những băn khoăn trên, Brands Vietnam kết hợp với ANTS Digital khởi xướng series Personalization để giới thiệu khái niệm, chia sẻ quan điểm, quy trình triển khai, case study ứng dụng cá nhân hoá thành công tại Việt Nam và trên thế giới.
2 bài viết đầu tiên trong chuỗi bài Personalization là:
- Personalization #1: “Nhập môn” Tiếp thị Cá nhân hoá
- Personalization #2: Lằn ranh giữa cá nhân hoá và xâm phạm quyền riêng tư
Các bài tiêu điểm nổi bật khác
Bên cạnh đó, Brands Vietnam còn giới thiệu các báo báo, quan điểm, xu hướng... khác để chia sẻ những thông tin thú vị, kiến thức hữu ích cho bạn đọc.
Báo cáo
- Interbrand - Arena Play: Công nghệ góp phần mở ra thời đại giải trí “ảo” và phản ứng của thương hiệu
- Kantar – Brand Footprint Việt Nam 2021: Thị trường FMCG cho tiêu dùng tại nhà ghi nhận mức tăng kỷ lục năm 2020
- Kantar x The Trade Desk - The Future of TV: “OTT đang dần cướp đi khung ‘giờ vàng’ của TV tại Đông Nam Á”
- Deloitte: Xu hướng Digital Media – Quyến rũ người dùng trong thế giới dư thừa lựa chọn
- Interbrand: Ngành hàng ô tô – Sự trỗi dậy của những “chiếc kén” tiện nghi
- Interbrand: Ngành hàng xa xỉ – Đổi mới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mới
Quan điểm
- "Gỡ rối" chiến lược - Một bức tranh hơn ngàn lời nói
- Event Untold Stories: Làm ‘trigger event’ thúc đẩy doanh số cho chuỗi bán lẻ thời trang cùng ALDO
- Chứng bệnh “ảo tưởng briefing tốt” của marketer – Nguyên do từ đâu?
- Mô hình phễu mua hàng – Lỗi thời nhưng vì sao vẫn phổ biến?
- Nhìn lại những chiến dịch “xưa nhưng không cũ” từng được xướng danh tại Cannes Lions trong hai thập niên qua
- HBR – Giám đốc Kỹ thuật số IKEA: "Chuyển đổi số không chỉ xoay quanh mỗi công nghệ"
- Modern Marketing Myopia – Khi nhà tiếp thị “mờ mắt” trước dữ liệu
- Adweek: Hồi kết của cookies – Kẻ thắng và người thua
- Bên dưới lớp vỏ bóng bẩy của từ “Trải nghiệm”, các agency thật sự cung cấp những gì?
- McKinsey gợi ý 4 bước kích hoạt dữ liệu để tối ưu tiếp thị
Theo Thảo Nguyên / Brands Vietnam
* Nguồn: Brands Vietnam