Giải mã những thách thức chính của việc phát triển Mobile App dành cho doanh nghiệp
Mobile App là một xu hướng vĩnh cửu trong giới kinh doanh. Với doanh thu từ mobile app toàn cầu chạm mức 365 tỷ đô la vào năm 2023, nhiều công ty đang chuyển sang phát triển ứng dụng dành cho doanh nghiệp. Các mobile app dành cho doanh nghiệp này giúp các giám đốc điều hành C-suite cải thiện trải nghiệm khách hàng, hợp lý hóa quy trình kinh doanh nội bộ và tăng năng suất của nhân viên. Tuy nhiên, việc phát triển một mobile app nội bộ không hề dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ. Có rất nhiều thách thức khác nhau cần được xem xét để đạt được kết quả mong muốn.
Tại sao các doanh nghiệp hiện đại nên đầu tư vào phát triển ứng dụng cho doanh nghiệp?
1. Cải thiện việc quản lý dữ liệu
Dữ liệu luôn là cốt lõi của bất kỳ tổ chức nào. Dữ liệu có thể được coi là một loại tiền tệ mới và doanh nghiệp nào cũng cần phải quản lý dữ liệu hiệu quả. Với mobile app dành cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể thu thập, xử lý, xác minh và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Có một ứng dụng có thể tạo ra sự khác biệt lớn về hiệu quả quản lý tổng thể của doanh nghiệp.
2. Tính năng thanh toán và kiểm soát Giao dịch
Những người liên quan đến hệ thống thanh toán thương mại điện tử, đặc biệt là các nhà bán lẻ và các doanh nghiệp đối tác, sẽ thấy chức năng này thực sự có giá trị. Với một mobile app tập trung vào các giao dịch, nó có thể giúp cải thiện việc quản lý tiền. Ngoài ra, các tính năng sẽ giúp giải quyết thời hạn thanh toán và đặt thông báo về các thông số cần thiết cho doanh nghiệp của bạn.
3. Loại bỏ thủ tục giấy tờ và yếu tố con người
Với kỷ nguyên kỹ thuật số mới, việc tập trung vào việc giảm bớt thủ tục giấy tờ luôn là mục tiêu của rất nhiều doanh nghiệp. Việc tự động hóa công việc có thể giúp chúng ta dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào các mục tiêu chiến lược và giải quyết các nhược điểm, khó khăn khác.
4. Nâng cao khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng
Tuy nhiên, một cách tuyệt vời khác để cải thiện và tối ưu hóa doanh nghiệp là xem xét sử dụng một ứng dụng phục vụ các mục đích khác nhau trong chuỗi cung ứng. Với một ứng dụng, các giám đốc điều hành C-suite có thể cải thiện việc lập kế hoạch, phân phối và quản lý hoạt động vận hành trong tổ chức của bạn. Nếu có thể kiểm soát và giám sát tốt chuỗi cung ứng, bạn sẽ nhận được nhiều cơ hội, mở ra con đường giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách.
5. Tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng
Với mobile app, các yêu cầu cơ bản của khách hàng có thể được giải quyết 24/7. Vì vậy, điều này giúp các chuyên gia giảm bớt các công việc phức tạp. Trên thực tế, đối với những người muốn có thêm một lớp bảo mật bổ sung, bạn có thể thêm các cải tiến cho app như phát hiện gian lận bằng Machine Learning, giúp ngăn chặn các vấn đề bảo mật.
Những thách thức chính của việc phát triển mobile app dành cho doanh nghiệp
1. Bối cảnh kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng
Chúng ta đang sống trong một bối cảnh kinh doanh ngày càng năng động. Vì vậy, một trong những thay đổi mà các doanh nghiệp phải đối phó là những thay đổi liên tục trong hệ sinh thái kinh doanh toàn cầu. Những thay đổi mang tính đột phá có thể xuất hiện cả trong các chuyển đổi kỹ thuật và một số trong các hình thức kinh tế.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp có thể thấy mình thiếu định hướng giữa các quy trình làm việc mới và các yêu cầu kinh doanh thường xuyên xuất hiện, điều này gây khó khăn cho lập trình viên app. Với những thay đổi nhanh chóng, bối cảnh kinh doanh sẽ khiến cả giám đốc điều hành C-suite và toàn bộ nhóm phát triển app luôn cố gắng trong việc quản lý một kiến trúc module có thể phải đối mặt với nhiều thay đổi.
2. Bảo mật
Các ứng dụng dành cho doanh nghiệp bao hàm rất nhiều dữ liệu kinh doanh quan trọng nên các doanh nhân kinh doanh cần phải hết sức thận trọng về bảo mật và cảnh giác trước các cuộc tấn công mạng. Hơn nữa, vấn đề bảo mật đã trở nên nghiêm trọng hơn với sự gia tăng của xu hướng mang thiết bị cá nhân đi làm (BYOD). Về mặt tích cực, việc triển khai BYOD làm giảm chi phí thiết bị văn phòng. Tuy nhiên, ngược lại, các thiết bị này có thể gây thêm rủi ro về bảo mật.
Dưới đây là một số yếu tố quan trọng khi nói đến việc nhân viên sử dụng thiết bị của riêng họ.
- Một nghiên cứu của Poppulo nhấn mạnh rằng 41% nhân viên không hài lòng với các công cụ mà công ty của họ cung cấp cho họ.
- Theo một cuộc khảo sát của Cisco, 78% nhân viên tại Mỹ sử dụng thiết bị di động của họ cho mục đích công việc. Hơn nữa, nhân viên ngày càng sẵn sàng đầu tư vào các thiết bị của riêng họ để cải thiện chất lượng làm việc của bản thân.
Những con số này nhấn mạnh rằng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn sử dụng các thiết bị di động. Vì vậy, việc triển khai mobile app dành cho doanh nghiệp có thể làm giảm bớt các quy trình kiểm soát.
Tuy nhiên, khi áp dụng, các doanh nghiệp cần suy xét đến cả việc giảm thiểu rủi ro bảo mật. Bạn cũng có thể sử dụng MDM (hệ thống quản lý thiết bị di động) và MAM (hệ thống quản lý ứng dụng di động). Phần mềm quản lý thiết bị di động hỗ trợ các bộ phận, hệ thống bảo mật và CNTT của công ty thực hiện quản lý nhằm thống nhất tất cả các thiết bị di động, bao gồm cả thiết bị cá nhân của nhân viên. Bạn có thể tham khảo một số phần mềm phổ biến sau:
- Microsoft Enterprise Mobility + Security
- SOTI MobiControl
- ManageEngine Mobile Device Manager Plus
3. Xác thực và mã hóa
Hầu hết các tổ chức ngày càng khuyến khích việc sử dụng BYOD cho mobile app của doanh nghiệp. Với việc sử dụng thiết bị cá nhân ngày càng tăng, đồng nghĩa với những thách thức để tạo ra một quy trình xác thực riêng tư và an toàn cao cũng trở nên khó khăn hơn.
Trong thời đại hiện nay, hình ảnh có tên người dùng và mật khẩu có thể dễ dàng bị tấn công. Điều thiết yếu đối với các doanh nghiệp là xác thực hai chiều hoặc đa chiều, vì có thể giúp ngăn chặn các vi phạm dữ liệu người dùng và ứng dụng. Tuy nhiên, một thách thức khác là giữ cho dữ liệu nhạy cảm trên smartphone được bảo vệ an toàn. Mã hóa có thể là một giải pháp hay vì dữ liệu có thể được cứu ngay cả khi thiết bị của bạn bị đánh cắp hoặc bị xâm phạm.
Các doanh nghiệp lớn liên tục thay đổi và cập nhật để tối ưu hóa việc sử dụng thời gian và nguồn lực. Đó là lý do tại sao mobile app dành cho doanh nghiệp có thể giúp tiết kiệm nhiều thời gian và nguồn lực quý giá. Vì đây là một lĩnh vực tương đối mới, sẽ có rất nhiều thách thức mà doanh nghiệp gặp phải khi có ý định phát triển ứng dụng này. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải đi trước đón đầu và đưa ra các giải pháp mạnh mẽ và bền vững thì mới có thể thành công khi phát triển mobile app. Các giải pháp thành công có thể mở đường cho nhiều doanh nghiệp khác nhưng vẫn đảm bảo cho bạn một lợi thế cạnh tranh. Mobile app có thể tăng năng suất kinh doanh, cải thiện quy trình và tăng ROI. Đã đến lúc bạn bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển app cho doanh nghiệp và hướng tới việc phát triển mobile app thay đổi cuộc chơi này.
AppROI Marketing Team
Xin chân thành cảm ơn