Những thay đổi trong chính sách Google Play 2021
Chính sách mới dành cho nhà phát triển trên Google Play bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 29/9/2021. Trong đó có 2 sự thay đổi lớn về Tối ưu hoá trên app store là: (1) Giảm tiêu đề app xuống còn 30 ký tự (thay vì 50), (2) Cấm các từ khoá phổ biến như “tốt nhất, miễn phí, hàng đầu, mới” hay các CTA như “tải xuống ngay bây giờ”.
Từ ngày 15/12/2021, giới hạn ký tự từ 50 xuống còn 30 đã được triển khai đầy đủ. Vì vậy, nếu muốn thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với danh sách trên app store của mình, trước tiên bạn cần phải tuân thủ quy định về quyền sở hữu mới. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu kỹ về những thay đổi của Chính sách Google Play tác động đến khả năng hiển thị của app trước khi triển khai bất kỳ chiến lược nào.
Hành động của Google đối với các app không tuân theo các chính sách mới của Google Play
Khi phân tích một số app và game trên Google Play Store để xem việc bỏ qua các nguyên tắc có ảnh hưởng gì đến khả năng hiển thị hay không, có thể thấy các kết quả vẫn khá khác nhau. Do đó, chưa biết chính xác Google sẽ xử lý như thế nào đối với các app không tuân theo các chính sách mới.
App “Viber Messenger” là một ví dụ điển hình khi vi phạm cả 2 điều trên. Họ vẫn đang sử dụng hơn 30 ký tự trong tiêu đề app trong Google Play Store tại Đức. Đồng thời, họ đang sử dụng từ khoá bị cấm (“kostenlos” / “miễn phí”) trong metadata để bản địa hoá tiếng Đức và tiếng Anh. Hãy xem các từ khoá quan trọng của Viber đã biến chuyển như thế nào sau khi các thay đổi chính sách của Google được thực thi.
Từ khoá “chat” vẫn tương đối ổn định ở vị trí số 2 tại Đức. Tuy nhiên, có thể quan sát thấy nhiều biến động hơn trong giai đoạn trước khi chính sách thay đổi. Do đó, có vẻ như các nguyên tắc không có bất kỳ tác động thực sự nào đến từ khoá này.
Nếu xem bằng tính năng từ khoá trên App Radar, app “Viber” đã trải qua sự sụt giảm kể từ đầu tháng 11 cho từ khoá “messenger”. Đây là khoảng một tháng sau khi các thay đổi chính thức từ Google Play Store có hiệu lực. Do đó, rất khó để biết liệu Google có thực sự phạt họ vì không tuân thủ chính sách mới hay không. Các yếu tố tác động khác cũng có thể liên quan (ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi giảm, tỷ lệ sự cố tăng, xếp hạng sao trung bình giảm...).
Một ví dụ thú vị khác là app “Thirty One”. Họ đã giảm số lượng ký tự trong tiêu đề app của họ ở Hà Lan khoảng hai tuần sau khi Google thực thi các chính sách mới. Bạn có thể dễ dàng thấy những thay đổi metadata này đối với bất kỳ app nào trên dòng thời gian app trong công cụ ASO (App Store Optimization) của App Radar.
Câu hỏi đặt ra là Google đã thực hiện biện pháp nào nhằm xử phạt khả năng hiển thị của app trong khi app vẫn tồn tại với 50 ký tự? Hãy xem sự phát triển xếp hạng từ khoá dưới đây được cung cấp bởi tính năng từ khoá của App Radar. App này dường như có nhiều biến động tổng thể hơn, nhưng không có mối tương quan rõ ràng nào với sự thay đổi chính sách một cách cụ thể.
Tuy nhiên, sau khi họ giảm tiêu đề app xuống còn 30 ký tự, có vẻ như Google đang cần thời gian thích nghi với sự thay đổi, dẫn đến sự sụt giảm lớn hơn. Dựa trên các phân tích khác, các app kỳ vọng sẽ tăng vị trí xếp hạng trở lại sau một thời gian ổn định.
Mức độ ảnh hưởng của app sử dụng từ khoá bị cấm trong Google Play Store
Các app vẫn sử dụng các từ khoá bị cấm trong phần mô tả ngắn cho đến nay hầu hết đã bị Google gắn cờ. App developer đã nhận được thông báo trong Google Play Console. Ví dụ dưới đây cho thấy cảnh báo nhận được từ Google vì có từ “miễn phí” được đưa vào mô tả ngắn.
Google tuyên bố rằng các hạn chế xung quanh các từ khoá nhất định sẽ áp dụng cho tiêu đề app, tên nhà phát triển và icon. Nhưng có vẻ hiện tại Google không cho phép các từ khoá như vậy trên toàn bộ metadata.
Ví dụ, đối với phần mô tả dài, từ “mới” là lý do tại sao bản phát hành app bị từ chối:
Vẫn chưa rõ Google sẽ xử phạt các app không đáp ứng các tiêu chí mới như thế nào. Tuy nhiên, tiêu đề dường như có sức nặng quan trọng nhất dựa trên mô tả cảnh báo trong Google Play Console:
Có vẻ như Google vẫn chưa bắt đầu xử phạt khi một app vượt quá giới hạn 30 ký tự. Ngay cả trên Google Play Console, phần tiêu đề vẫn cho phép 50 ký tự. Hiện tại chỉ có một thông báo rằng app có thể không tuân thủ các thay đổi sắp tới đối với chính sách metadata. Tuy nhiên, App developer vẫn cho rằng một số app và game nhỏ hơn của họ đã bị tạm ngưng do sử dụng từ “miễn phí” và “tốt nhất” trong tiêu đề app.
Đối với các app không tuân thủ các nguyên tắc mới trong phần mô tả ngắn, cảnh báo trong Google Play Console cho biết khả năng không thể hiển thị quảng cáo. Do đó, hình phạt cho đến nay có vẻ ít nghiêm khắc hơn so với tiêu đề app.
Lưu ý là không đưa vào tiêu đề, mô tả ngắn hoặc dài và quảng cáo của bạn bất kỳ từ khoá nào ngụ ý về hiệu suất cửa hàng, xếp hạng, giải thưởng, lời chứng thực của người dùng hoặc giá cả hay thông tin khuyến mại.
Ảnh hưởng đến các app sử dụng đồ hoạ bị cấm trong icon trên Google Play Store
Hướng dẫn nêu rõ rằng các từ khoá ngụ ý hiệu suất cửa hàng, quảng cáo trong icon, tiêu đề và tên nhà phát triển sẽ bị từ chối. Tuy nhiên, có rất nhiều app và game vẫn chưa kịp điều chỉnh, như ví dụ bên dưới:
“Huuuge Games” với Trò chơi Slots Casino Miễn phí là một ví dụ điển hình về việc bỏ qua các chính sách. Họ vẫn sử dụng từ “hàng đầu” cũng như “miễn phí” trong các app icon và tiêu đề app của họ.
Về khả năng hiển thị trên Google Play Store, cho đến nay, không có mối tương quan rõ ràng nào với các thay đổi chính sách. Xếp hạng các từ khoá quan trọng đã dao động trong một thời gian cũng có thể liên quan đến sự thay đổi chính sách này.
Tác động đến các app đã điều chỉnh cách hiển thị trên app store đúng lúc
Nhiều app đã tuân thủ các nguyên tắc và cập nhật danh sách trên app store của họ theo Chính sách mới của Google Play kịp thời. Trong số đó có “myposter”, app đã rút ngắn tiêu đề app xuống còn 30 ký tự vào ngày 10/9 (Google Play, Đức).
Để làm như vậy, “myposter” đã xoá “Fotos drucken” khỏi tiêu đề app trên Google Play tại Đức như được thể hiện trong dòng thời gian app trên App Radar.
Kết hợp từ khoá “Fotos drucken” không có tác động tiêu cực mạnh đến xếp hạng sau khi xoá cụm từ này khỏi tiêu đề app. Tiếp theo là sự sụt giảm ngắn hạn vào ngày 28/9, sau đó từ khoá đã ổn định trở lại kể từ ngày 29/9. Đây được cho là ngày áp dụng chính sách mới của Google Play.
Đối với từ khoá phổ biến hơn “fotos”, sự sụt giảm đáng kể hơn theo sau cùng với thay đổi chính sách. Đây có thể là một dấu hiệu của thuật toán thích ứng với những thay đổi. Tuy nhiên, sau một số biến động, “myposter” đã đạt được vị trí trung bình cho từ khoá “fotos” thậm chí còn cao hơn so với giai đoạn trước.
Điều này dẫn đến hai kết luận:
Một mặt, có thể Google khuyến khích những người thích ứng sớm và tôn trọng giới hạn 30 ký tự ở giai đoạn đầu. Đối với từ khoá “fotos” có lượng tìm kiếm cao hơn và độ cạnh tranh cao hơn, phải mất thêm thời gian để ổn định vì thuật toán có thể đang cố gắng thích ứng với những thay đổi.
Mặt khác, có vẻ như số lần lặp lại tăng lên trên metadata đã giúp ngăn chặn việc mất từ khoá trong tiêu đề app. Khi xoá 2 từ khoá khỏi tiêu đề app, “myposter” đã thêm từ khoá đó thường xuyên hơn trong mô tả dài.
Tóm tắt các thay đổi về chính sách Google Play Store và ASO năm 2021
Từ ngày 29/9/2021, các chính sách ASO mới của Google Play Store bắt đầu có hiệu lực. Những thay đổi chính đang áp dụng cho meta description:
- Giới hạn độ dài của tiêu đề app ở 30 ký tự (thay vì 50)
- Cấm các từ khoá phổ biến như “tốt nhất, “miễn phí”,“hàng đầu”, “mới” hoặc “tải xuống ngay bây giờ” đối với CTA
Một số nhà phát triển app đã quyết định tuân thủ các nguyên tắc kịp thời và không có bất kỳ rủi ro nào đối với khả năng hiển thị app của họ. Tuy nhiên, những người khác đã chọn không thay đổi metadata của họ và đang phải đối mặt với một số điều không mong muốn.
Hiện tại, các biện pháp mà Google thực hiện vẫn chưa rõ ràng. Một số app bỏ qua các nguyên tắc sẽ bị mất khả năng hiển thị, những app khác ít nhiều vẫn duy trì sự ổn định. Tất nhiên vẫn cần phải xem xét Google sẽ nghiêm khắc như thế nào trong tương lai khi biến những cảnh báo đó thành hình phạt thực sự.
Do đó, tiêu đề app không được dài hơn 30 ký tự và metadata không được chứa các từ khoá không được sử dụng. Ngay bây giờ, bạn nên thích ứng với chính sách mới của Google Play càng sớm càng tốt.
* Nguồn: AppROI Marketing Team