Thách thức và chuyển đổi số hoạt động của nhà thuốc sau đại dịch COVID-19
1. ĐẠI DỊCH COVID-19 TÁC ĐỘNG LỚN ĐẾN NHÀ THUỐC VÀ HÀNH VI MUA HÀNG TẠI NHÀ THUỐC.
- Khách hàng có nhiều hiểu biết hơn do xu hướng tìm thông tin và mua thuốc đa kênh, Offline to Online (O2O).
- Thách thức dược sĩ khi tư vấn (do khách hàng nâng cao hiểu biết nên dễ hỏi ngược lại Dược sĩ tại sao không bán thuốc A mà lại bán thuốc và giá bán công bố mở đa kênh để cạnh tranh với các đối thủ.
2. KHUYNH HƯỚNG MUA THUỐC DỰ PHÒNG.
- Tâm lý khách hàng trong mùa dịch Covid-19 là mua thuốc rất nhiều (kháng sinh, vitamin C, hạ sốt, viêm họng...) trữ ở nhà.
- Khách hàng còn trữ thuốc về bệnh không liên quan đến Covid-19 như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch,...
Tăng doanh thu nhà thuốc do dân trữ thuốc quá nhiều
-
Sau khi hết dịch, lượng người đến mua lại và bệnh nhân mắc bệnh không nhiều, một phần do thuốc mua trữ trước dịch vẫn còn
Nhà thuốc trở nên lo lắng không bán được thuốc.
3. TƯƠNG TÁC TƯ VẤN, TRẢI NGHIỆM TÍCH CỰC TẠI ĐIỂM BÁN LẺ LÀ SỐNG CÒN CHO CẢ NHÀ THUỐC CHUỖI VÀ PHARMACY ĐỘC LẬP.
-
Thuốc không phải là hàng tiêu dùng, không phải muốn mua là mua, bác sĩ là người quyết định sự mua hàng của bệnh nhân. Hiện nay hành trình tương tác mua hàng trong dược phẩm – y tế tại Việt Nam đang có sự chuyển dịch về hướng người sử dụng nhiều hơn.
-
Hành trình tương tác của bệnh nhân – người mua thuốc thay đổi theo hướng O2O và trải nghiệm đa kênh.
-
Tạo tính trải nghiệm dịch vụ tích cực: Hình ảnh trưng bày tại nhà thuốc và nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
-
Dịch bệnh phải đảm bảo về khoảng cách và đeo khẩu trang thường xuyên làm quá trình tư vấn cho khách hàng trở nên hạn chế, nhà thuốc thay đổi theo mô hình online vừa thực hiện được 5K, vừa tương tác tốt hơn với khách hàng.
-
Thuốc OTC hầu hết được để trong tủ nên khách hàng khó tiếp cận. Trong tương lai, nhà thuốc sẽ dần dần gia tăng tương tác giữa khách hàng với thuốc OTC để khách hàng có thể tự lựa chọn cho mình dưới sự tư vấn của Dược sĩ.
-
Tương tác trên sàn E-commerce sẽ sớm tái cấu trúc chuỗi cung ứng dược phẩm truyền thống.
4. KẾT NỐI KHÁCH HÀNG ĐA KÊNH, CHUYỂN ĐỔI SỐ.
-
Khuynh hướng cung ứng trực tuyến – tại nhà với sự chăm sóc y tế được người sử dụng tin dùng (Alo bác sĩ, mạng lưới thầy thuốc đồng hành, giao hàng tận nơi...).
-
Bác sĩ khám online ra đơn thuốc và giao thuốc về tận nhà bệnh nhân trở nên thách thức với nhà thuốc mất đi cơ hội bán thuốc.
-
Các bệnh viện cũng dần chuyển sang online (bệnh viện quốc tế CIH, app Medigo có hơn 200.000 người đăng kí...).
-
Đa dạng hóa dịch vụ với các gói khám chữa bệnh được bán trên Shopee để tiết kiệm chi phí cho khách hàng hơn.
-
E-Pharmacy – Trend: Gồm 2 hình thức:
Inventory Based: Nhà thuốc bán online từ hàng của mình.
Marketplace Based: Khách hàng mua thuốc tại nhà thuốc gần nhà, nhà thuốc phải trả cho đơn vị trung gian (App) một chi phí nhất định (1 – 2%).
5. CÁC TAY CHƠI MỚI LÀ THÁCH THỨC VỚI NHÀ THUỐC.
Pharmacy Chains, Digital Healthcare Platform, App tương tác (Telemedicine), đối tác phân phối trực (3LP) Home Delivery, E-pharmacy, e-commerce thâm nhập rất mạnh vào thị trường bán lẻ thuốc.
6. NHÀ THUỐC CẦN MỘT MÔ HÌNH ĐỔI MỚI TỔNG THỂ.
-
Chú trọng vào đào tạo con người, học hỏi liên tục cả về y - dược và quản trị vận hành.
-
Hợp tác về tài chính để tránh tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” (nhà thuốc càng lớn thì mua thuốc với giá càng rẻ và bán với giá rẻ hơn).
-
Kết nối hệ sinh thái cả chiều dọc trong mua bán, lẫn chiều ngang về tương tác trải nghiệm, có đối tác phần mềm, chiến lược marketing hiệu quả...