Tại sao nhà thuốc cần chuyển đổi online?

Bối cảnh kinh tế xã hội đã thay đổi rất nhanh trong hơn 5 năm qua. Đặc biệt là 2 năm 2020 – 2021 khi dịch covid bùng phát triển diện rộng. Toàn bộ hành vi mua sắm, hành vi sống đang thay đổi từng ngày.

Người tiêu dùng không chỉ ở thành thị mà ngay cả nông thôn, vùng sâu vùng xa đã quen thuộc với việc mua sắm online.

Người người nhà nhà quan tâm nhiều hơn tới vấn đề sức khỏe, đặc biệt là vấn đề sức đề kháng, hay phòng bệnh chủ động.

Các mối quan hệ từ gia đình, đối tác, công việc chuyển dịch từ offline sang online.

Tất cả những điều trên khiến hành vi xã hội thay đổi rất là nhanh, đây là điều đáng chú ý trong mọi hoạt động kinh tế xã hội.

Sẽ có nhiều nhu cầu mới phát sinh, đồng thời có nhiều hoạt động không phù hợp sẽ biến mất. Do vậy trong các hoạt động kinh doanh cũng cần phải sớm thích ứng với tình hình mới, nếu không sẽ thất bại thậm chí bị đào thải.

Đối với ngành kinh doanh phân phối dược, các mối quan hệ từ công ty phân phối, công ty cung cấp, công ty sản xuất đến Nhà thuốc cũng đã thay đổi nhanh chóng trong 2 năm qua.

Khi dịch bùng phát toàn quốc, xã hội cách ly các công ty không thể dùng TDV để tiếp xúc trực tiếp với nhà thuốc. Vậy điều gì sẽ xẩy ra:

1. BẮT BUỘC PHẢI THAY ĐỔI KẾT NỐI VỚI NHÀ THUỐC QUA ONLINE

Điều này đòi hỏi cả 2 phía đều phải nỗ lực thay đổi hành vi của mình:

Công ty phải đào tạo lại đội ngũ sales (TDV) chuyển sang telesales. Thậm chí phải thay mới toàn bộ.

Về phía nhà thuốc cũng phải thay đổi thói quen: chủ động, chấp nhận chuyện chăm sóc trực tiếp từ công ty cung cấp sản phẩm thông qua các kênh online.

Nhà thuốc sẽ phải chủ động hơn cơ cấu sản phẩm để tối ưu doanh số bán, cũng như lợi nhuận cho nhà thuốc.

Chủ động gọi hàng trực tiếp tới công ty cung cấp thay vì chờ đợi TDV như ngày trước.

2. NHÀ THUỐC VỚI NGƯỜI MUA CŨNG PHẢI THAY ĐỔI

Khi dịch bùng phát diện rộng thì đương nhiên người tiêu dùng cũng không ngoại lệ, tất cả đã thay đổi từ thói quen chăm sóc sức khỏe, tới hành vi mua sắm.

- Ngày xưa thay vì bệnh nặng với nghĩ đến chuyện thăm khám thì hiện tại khách hàng sẽ ưu tiên cho việc chăm sóc sức khỏe chủ động. Khách hàng sẽ ưu tiên mua sắm, sử dụng các sản phẩm tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng.

- Khách hàng cũng sẽ tìm hiểu thông tin trên các kênh online thay vì ra trực tiếp nhà thuốc để tìm hiểu hay hỗ trợ tư vấn trực tiếp từ nhà thuốc hay các trung tâm y tế.

Nhìn chung mặt bằng dân trí về vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng được nâng lên 1 tầm mới.

3. NHÀ THUỐC CÒN CÓ THỂ ĐỨNG NGOÀI CUỘC CHƠI ONLINE?

Rõ ràng nếu vẫn quan điểm kinh doanh truyền thống như trước đây, mở nhà thuốc chỉ cần chọn địa điểm đông dân cư là chiến thắng thì điều đó bây giờ có thể đã là lạc hậu.

Bởi nhà thuốc bây giờ đâu chỉ còn cạnh tranh trực tiếp với nhau, đâu phải địa điểm đẹp đông dân cư là thẳng.

Mà các nhà thuốc offline giờ phải cạnh tranh trực tiếp với đối thủ mới nhưng cực kỳ mạnh mẽ, trẻ trung: Đó là các nhà thuốc online.

Lợi thế của nhà thuốc online thì như đã phân tích ở trên:

- Họ có khả năng tiếp cận nhanh nhất, mọi lúc, mọi nơi tới khách hàng tiềm năng.

- Cung cấp thông tin đầy đủ, đa dạng, khách quan các dòng sản phẩm để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Dễ tương tác trong hoàn cảnh dịch bệnh.

- Mọi thông tin trao đổi được lưu trữ trên hệ thống, khi cần khách hàng cũng dễ tra cứu lại

- Quan trọng nhất là miễn phí mọi lúc mọi nơi, khách hàng không phải đi lại bất tiện như khi tới nhà thuốc hay cơ sở y tế, họ chỉ phải thanh toán tiền khi mua sản phẩm. Còn ra nhà thuốc nhờ tư vấn mà không mua thì hơi ngại.

Với tất cả những lợi thế quá lớn như vậy thì đương nhiên các nhà thuốc offline chúng ta đang rất nguy hiểm, sẽ có rất nhiều nhà thuốc sớm phải chào tạm biệt cuộc chơi.

4. HÃY NHÌN SANG NHỮNG ÔNG LỚN VÀ CHUỖI HỌ ĐÃ LÀM GÌ?

Pharmacity, Long Châu, An Khang, Phúc Khang, Phương Chính

Họ có đứng ngoài cuộc chiến online không?

Chắc chắn là không rồi: Tiên phong là Pharmacity, Long Châu, Phương Chính đã lên online, lên TMĐT nhằm phục vụ khách hàng thuận tiện hơn, tương tác nhanh và hiệu quả hơn.

Tại sao đầu tư rất nhiều tiền cho địa điểm cho mặt bằng rồi mà vẫn lên online? Sao không chỉ tập trung online?

Như chúng ta đã biết dù hành vi người tiêu dùng đã thay đổi, nhưng không phải là biến mất tất cả hành vi mua sắm cũ, mà chỉ là đang dịch chuyển, đang thay đổi.

Tư duy của họ vẫn còn đang giữ thói quen cũ: Khi muốn tìm hiểu điều trị 1 bệnh hay 1 triệu chứng gì thì họ sẽ phải dựa vào cơ sở uy tín, cơ sở có địa điểm để được tư vấn và điều trị. Và khi những chuỗi lớn xuất hiện ở những địa điểm đẹp, địa điểm hoành tráng, họ đã trải nghiệm rồi, hoặc mới nhìn thấy những cũng đã cảm thấy uy tín. Thì khi sử dụng dịch vụ qua online họ cũng sẽ tin tưởng hơn.

Vì bất kỳ lý do nào đó, họ phải dùng dịch vụ online mà sau đó cảm thấy hài lòng, thỏa mãn thì đường nhiên họ sẽ duy trì và hình thành thói quen đó.

Như vậy là offline là nơi trải nghiệm, là nơi cho những người thích trải nghiệm offline. Đồng thời cũng là cơ sở nền tảng, là hình ảnh tích cực, uy tín để hỗ trợ cho kênh online phát triển.

Đây chính là mô hình tối ưu cho các doanh nghiệp phân phối lẻ phát triển.

5. ÔNG LỚN ĐÃ LÀM VẬY NHÀ THUỐC LẺ CÓ CÒN CƠ HỘI NỮA KHÔNG??

Đương nhiên là còn, còn rất nhiều cho nhà thuốc nhỏ lẻ trong các khu dân cư.

Chỉ có điều phải học hỏi để thay đổi mô hình bán hàng của mình.

Bắt buộc phải lên online, TMĐT để phù hợp xu hướng, để phục vụ được khách hàng nhanh hơn, tiện hơn. Đồng thời để quản lý khách hàng hiệu quả hơn.

Vậy lợi thế nào của nhà thuốc nhỏ lẻ.

- Mặt bằng thuê rẻ hơn.

- Gần với khu dân nên dễ ràng thấu hiểu dân cư hơn: về văn hóa, thói quen tiêu dùng, tài chính (phân khúc)

- Dễ tạo thiện cảm hơn đơn vị lớn (cá nhân hóa khách hàng)

- Lên online sẽ tạo cho khách hàng của họ cảm thấy gần gũi hơn, có thể thấy cả online lẫn offline.

- Lên online, lên sàn sẽ mở rộng thêm được tệp khách hàng mới bên ngoài khu dân cư.

6. NHÀ THUỐC CẦN LÀM GÌ ĐỂ THAM GIA CUỘC CHƠI ONLINE?

- Phải học, phải tìm hiểu để làm được kênh online (fb cá nhân, fanpage, group, tiktok, zalo, youtube) tùy theo năng lực của từng người, hay quy mô, khả năng đầu tư để xem xét lựa chọn công cụ cho phù hợp.

- Phải đầu tư về con người: cho đi giá trị, nhận lại niềm tin từ khách hàng rồi mới tới đơn hàng. Con người phải có giá trị về kiến thức, tâm thái nghề nghiệp.

- Đầu tư về thiết bị, quản lý để góp phân nâng cao năng suất và hiệu quả quản lý chăm sóc khách hàng.

Trên đây là chia sẻ mang quan điểm cá nhân mà em và team đang làm cho mình và hỗ trợ 1 số anh chị nhà thuốc khác. Nhiều anh chị đã làm rất tốt rồi, xin chia sẻ thêm để người đi sau có cơ hội học hỏi. Anh chị em nào quan tâm thì có thể theo dõi những chia sẻ của em để cùng nhau học hỏi để thêm cơ hội phát triển kinh doanh.