Hoạt động của nhà thuốc sau đại dịch

6 KHUYNH HƯỚNG THAY ĐỔI CHÍNH VỀ TƯƠNG TÁC VÀ TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG MUA THUỐC SAU COVID-19

1, Tìm kiếm thông tin về thuốc và mua thuốc đa kênh.

Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm trên kênh online, offline về tất cả các thông tin liên quan đến thuốc và bệnh chứ không còn chỉ đến trực tiếp gặp bác sĩ, nhà thuốc.

2, Mua thuốc theo gói điều trị, chăm sóc bệnh lý liên quan, cân nhắc giá.

Trong đợt dịch covid khách hàng đã dần quen với mua và sử dụng gói điều trị nên sẽ có khuynh hướng dự phòng, họ sẽ cân nhắc về giá cả của liệu trình trước khi quyết định mua.

3 Khuynh hướng mua thuốc dự phòng, trữ sẵn hàng OTC-bệnh lý thông thường tại nhà.

Sau đợt dịch khách hàng đã quen với gói điều trị, ngoài mua thuốc khách sinh, kháng viêm, vitamin, thuốc xông mũi họng nên họ sẽ có xu hướng mua thuốc dự phòng.

4, Thách thức Pharmacy retailers khi tư vấn thông tin bệnh trạng và giá bán công bố mở đa kênh, gây áp lực cho các nhà thuốc khi tư vấn.

Hiện nay, người dùng đã thông thái, chủ động hơn sau mùa dịch, có thể search tất cả các thông tin về thuốc và giá bán, đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa tạo ra thách thức cho nhà thuốc.

5, Có nhiều đơn vị cung ứng thuốc mới nổi, ngoài nhà thuốc truyền thống (healthy app: alo bác sĩ, medicine go; e-commerce; telemedicine… bao luôn từ khám đến bán thuốc hay trên nền tảng shopee có hơn 450 nghìn sản phẩm chăm sóc sức khỏe…).

6, Tính kết nối data giữa bệnh viện- phòng khám và nhà thuốc khi mua bán. Yêu cầu pháp lý kết nối dữ liệu với các cơ quan quản lý mua bán thuốc và rủi ro tư vấn sai, nguồn gốc thuốc, khủng hoảng truyền thông mạng xã hội.

Từ dữ liệu kết nối, việc mua và bán thuốc của các nhà thuốc sẽ bị kiểm soát nghiêm ngặt, người mua hàng có thể dựa vào mạng xã hội để đưa ra những sai sót, rủi ro khi tư vấn.

Đối diện với khuynh hướng và sự thay đổi này, đòi hỏi nhà thuốc cần phải thay đổi để phù hợp, chú trọng tạo ra một mô hình đổi mới tổng thể: chú trọng vào đào tạo con người, học hỏi liên tục cả về y-dược. Quản trị vận hành, hợp tác về tài chính, kết nối hệ sinh thái cả chiều dọc trong mua bán,lẫn chiều ngang về phương pháp trải nghiệm, digitalized, đối tác phần mềm, marketing…

Khi nhắc đến Pharmacity, thuốc OTC được trưng bày để khách hàng tương tác, có trải nghiệm tích cực, tiếp xúc trực tiếp với thuốc, từ đó lựa chọn mua thuốc. Đồng thời đẩy mạnh tư vấn các thuốc kê đơn ETC tại nhà thuốc. Đây cũng là mô hình chủ yếu ở các nước trên thế giới và có thể là khuynh hướng sau này của các nhà thuốc tại Việt Nam.