Marketer Anna Tú Nguyễn
Anna Tú Nguyễn

Account Director @ Global Media and Coaching

Đẩy Mạnh Truyền Thông Quốc Tế, Định Vị Thương Hiệu Du Lịch Việt Nam Trên Toàn Cầu

 

Nguồn ảnh: Tạp chí du lịch

Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục. Tỷ trọng du lịch trong GDP có sự bứt phá rõ rệt, cụ thể năm 2015 đạt 6,3%, 2016 đạt 6,9%, 2017 đạt 7,9%, 2018 đạt 8,3% và 2019 là 9,2%, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đến năm 2020, đại dịch Covid-19 xảy ra đã kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Thế nhưng điều này càng làm cho du khách thêm khao khát với những chuyến đi du lịch hơn bao giờ hết, và hiện nay khi thế giới dần mở cửa trở lại đã thôi thúc nhiều du khách bắt đầu lên kế hoạch cho các chuyến đi du lịch của mình.

Theo một nghiên cứu của CNBC - kênh truyền thông uy tín của Mỹ, khi thế giới mở cửa trở lại có:

61% du khách lên kế hoạch chi tiêu nhiều hơn bình thường trong các chuyến đi du lịch từ năm 2021.

81% khách hàng thế hệ Z & Millennial muốn nâng cao chất lượng du lịch hơn tiêu chuẩn thông thường.

54% sẽ dành thời gian ở lại lâu hơn vì họ tin vào sự linh hoạt giữa kết hợp làm việc trong khi đang đi du lịch.

 

Nguồn ảnh: CNBC/NBCU+Sky

Còn theo hãng thông tấn BBC Global News nhận xét đặc điểm du lịch sắp tới sẽ là:

Các quyết định đi du lịch được cân nhắc: Đại dịch đã làm thay đổi cách chi tiêu của người tiêu dùng thế giới. Các quyết định về việc lựa chọn địa điểm du lịch và cách thức chi tiêu cho các dịch vụ cũng sẽ được lên kế hoạch kỹ hơn. Do đó các thương hiệu cần tuyên truyền, quảng bá đến du khách biết điểm đến/ dịch vụ du lịch của bạn là một sự lựa chọn tốt nhất. 

Khách du lịch trẻ tuổi hơn: Những người lớn tuổi là người dễ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hơn, do đó xu hướng những người trẻ và gia đình sẽ cởi mở hơn trong việc đi du lịch trở lại. Những khách du lịch trẻ (millennial travellers) là những người thích mạo hiểm nhất, họ đang nghiên cứu các điểm đến tiềm năng và chuẩn bị cho một kế hoạch du lịch trở lại ngay khi thế giới mở cửa.

Thay đổi sản phẩm, dịch vụ du lịch: Ảnh hưởng của Covid-19 đã làm thay đổi sản phẩm du lịch, các sản phẩm, dịch vụ cần được thiết kế cho phù hợp với điều kiện "sống chung với Covid-19". Xu hướng khách du lịch cũng đang tìm kiếm một giải pháp mà tất cả trong một - đó là một điểm đến có thể cung cấp cho khách nhiều sự lựa chọn và những trải nghiệm khác biệt.

 

Nguồn ảnh: BBC

Theo các chuyên gia nhận định, đại dịch đã khiến ngành du lịch của hầu hết các quốc gia trong khu vực cũng như thế giới gần như quay về cùng một điểm xuất phát, đây là cơ hội tốt để các quốc gia, thương hiệu tận dụng tối đa lợi ích của sự thay đổi trong phục hồi kinh tế, du lịch lần này để chuẩn bị cho các hoạt động truyền thông, quảng bá nhằm nhanh chóng định vị thương hiệu hàng đầu trong tâm trí khách du lịch quốc tế ngay từ bây giờ. Những thương hiệu nào định vị càng sớm, thì càng thu hút được nhiều du khách quốc tế khi mở cửa trở lại.

Thực tế các nước bạn đã và đang thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông, quảng bá, sẵn sàng chào đón du khách quốc tế khi điều kiện cho phép như Singapore với thông điệp SG Clean (Singapore Sạch), Thái Lan là Amazing Thailand Safe and Health (SHA), Malaysia với “Clean and Safe”, Indonesia là “I do Care”…

Việt Nam cũng đã chuyển từ chiến lược "Zero Covid " sang chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19, do đó Việt Nam nói chung cũng như các tỉnh thành và các doanh nghiệp trong ngành du lịch nói riêng cần chủ động các hoạt động quảng bá, xúc tiến, giới thiệu hình ảnh du lịch an toàn và hấp dẫn tới bạn bè quốc tế để không bị chậm chân so với các nước bạn. 

Chiến lược Live Fully In Vietnam của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam/ Nguồn ảnh: VNAT

 

Theo kế Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới. Tập trung thu hút khách du lịch từ các thị trường như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu, Liên bang Nga và quan tâm phát triển các thị trường mới, có tiềm năng như Trung Đông, Nam Âu, Nam Mỹ, Nam Á (Ấn Độ),... Đặc biệt, đối tượng du khách hướng đến của Việt Nam là những khách chất lượng, những người có mức chi tiêu cao cho các hoạt động du lịch và thời gian lưu trú dài ngày.

Một số kênh truyền thông quốc tế uy tín, phù hợp để quảng bá thu hút khách du lịch có chất lượng ở nhiều khu vực tiềm năng trên thế giới như: 

BBC Global News: Là kênh truyền thông lớn và uy tín của Anh Quốc với hơn 465 triệu lượt xem kênh tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Website có hơn 84 triệu lượt độc giả trung thành xem trang hàng tháng.

CNBC: Là một trong những kênh truyền thông lớn và uy tín bậc nhất về đầu tư tài chính, kinh doanh của Mỹ và thế giới. Kênh có hơn 380 triệu hộ xem kênh tại 162 quốc gia và vùng lãnh thổ. Website có hơn 75 triệu lượt độc giả trung thành xem trang hàng tháng.

The Economist: Là tạp chí uy tín và danh giá của thế giới chuyên về kinh tế, tài chính, đầu tư. Mỗi tuần có hơn 1,6 triệu bản đến tay độc giả trên 200 quốc gia và hơn 9,6 triệu lượt độc giả trung thành xem trang hàng tháng. Ngoài ra, còn có tạp chí 1843 của The Economist chuyên về du lịch, văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực,...

 

Nguồn ảnh: The Economist Impact

 

Nikkei: Là kênh truyền thông lớn và uy tín bậc nhất của Nhật, kênh phù hợp cho các doanh nghiệp muốn quảng bá, xúc tiến tại thị trường Nhật Bản, bao gồm báo in, digital, tài trợ sự kiện...

Nikkei Asia: Tờ tạp chí bằng Tiếng Anh thuộc tập đoàn Nikkei. Nikkei Asia chuyên về kinh tế, kinh doanh, đời sống, văn hóa ở khu vực Châu Á. Mỗi tuần xuất hơn 12 nghìn bản tạp chí giấy và website có hơn 3,2 triệu lượt độc giả trung thành xem trang hàng tháng.

The Washington Post: Là tờ báo uy tín của Mỹ, tổng lượng xuất bản báo in hàng ngày là hơn 239 nghìn copies, website có hơn 120 triệu lượt độc giả trung thành xem trang hàng tháng. 

The Wall Street Journal: Là tờ báo uy tín của Mỹ và thế giới, mỗi ngày có hơn 1,1 triệu bản đến tay độc giả. Website có hơn 108 triệu độc giả trung thành xem trang hàng tháng.

VICE Media: Là kênh truyền thông lớn của thế giới dành cho giới trẻ, những người năng động, sáng tạo, yêu thích công nghệ, du lịch, thời trang,.. VICE phù hợp với thương hiệu muốn nhắm đến giới trẻ ở các thị trường như Mỹ, Châu Âu, Châu Á... Website VICE có hơn 350 triệu lượt xem trang hàng tháng.

 

Nguồn ảnh: VICE Media

 

Caixin: Là kênh báo nổi tiếng tại Trung Quốc. Mỗi tuần xuất bản hơn 338,000 bản và online tiếp cận hơn 14 tỷ lượt truy cập hàng tháng. Kênh phù hợp để thu hút khách tại thị trường Trung Quốc.

South China Morning Post: SCMP là tờ báo lâu đời nhất Hồng Kông (tờ báo đầu tiên phát hành vào năm 1903, đến nay SCMP đã được 118 năm). SCMP có lượng độc giả tại hầu hết các khu vực trên thế giới, trong đó lượng độc giả khá cao ở thị trường Mỹ. Tổng active user hàng tháng trên website SCMP là hơn 19 triệu, trong đó hơn 30% ở thị trường US (7.1 triệu).

 

Ảnh chụp từ website SCMP

 

Dù thực hiện chiến dịch quảng bá trên kênh truyền thông nào, thì các thương hiệu cũng cần xác định được các thông tin sau để có được một chiến lược hiệu quả:

     1. Mục tiêu của chiến lược truyền thông, quảng bá là gì?

     2. Đối tượng độc giả/khách hàng muốn hướng đến là ai?

     3. Khu vực/ các quốc gia mong muốn tiếp cận đến là ở đâu?

     4. Thời gian bắt đầu và kết thúc chiến dịch quảng bá là khi nào?

     5. Ngân sách dự kiến cho chiến dịch quảng bá là bao nhiêu? Việc xác định mức đầu tư ngân sách là quan trọng để có thể lựa chọn được kênh truyền thông, hình thức cũng như quy mô quảng bá phù hợp để đạt được hiệu quả tối đa.

Về ngân sách thực hiện: Đối với các doanh nghiệp có khả năng tài chính thì hoàn toàn có thể sử dụng nguồn lực tự có. Đối với các tỉnh thành, cơ quan chính phủ, nếu nguồn lực không cho phép, thì hoàn toàn có thể xã hội hóa, kêu gọi tài trợ từ các doanh nghiệp trên địa bàn để cùng đồng hành quảng bá và phát triển, như Sabeco đồng hành cùng Tổng Cục Du Lịch Việt Nam để quảng bá du lịch, Novaland đồng hành cùng tỉnh Bình Thuận để quảng bá TP. Phan Thiết trở thành điểm đến du lịch MICE số 1 thế giới, hay Charm Resort Long Hải phối hợp cùng Sở Du Lịch Bà Rịa-Vũng Tàu quảng bá du lịch trên kênh truyền thông BBC Global News.

Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Du lịch và SABECO (Ảnh: TITC)

 

Như vậy cuối năm 2021, đầu năm 2022 là thời cơ rất tốt để các doanh nghiệp, tỉnh thành, cơ quan chính phủ chuẩn bị sẵn sàng những chiến lược truyền thông, quảng bá phù hợp để định vị thương hiệu đến du khách quốc tế, cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch trên toàn thế giới một cách hiệu quả nhất.

 

Anna Tú Nguyễn

Nguồn: Global Media and Coaching

-------------------

Global Media and Coaching là thành viên của Global Book Corporation, chúng tôi là đại diện của các tập đoàn truyền thông quốc tế tại Việt Nam bao gồm The Economist, CNBC, NBCU+Sky, Nikkei, Nikkei Business Publication, Nikkei Asia, The Washington Post, The Wall Street Journal, BBC Global News, SMART Expo, Caixin, VICE, Inskin, New York Times (CN), South China Morning Post, giúp tư vấn, hỗ trợ thực hiện chiến lược truyền thông, quảng bá quốc tế.