Chiến lược content marketing năm 2022 kênh mạng xã hội cần chú ý gì?
Trong bối cảnh hiện nay, khi doanh nghiệp ngày càng chú trọng đầu tư digital marketing, các kênh mạng xã hội có số lượng người dùng tăng dần đều qua các năm, một chiến lược tinh gọn sẽ giúp bạn thực thi chính xác và tập trung vào mục tiêu đã đề ra. Nếu bạn đang lập chiến lược content marketing Facebook, LinkedIn… hay bất cứ trang mạng xạ hội nào thì bài viết này là dành cho bạn.
1. Đặt ra những mục tiêu mang tính thực tế cho chiến dịch content marketing
Dù bạn đang sử dụng mạng xã hội nào, cũng cần bắt đầu lập chiến lược bằng việc đặt ra những mục tiêu mang tính thiết thực. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn thật sự muốn đạt được lợi ích gì từ các kênh mạng xã hội?
Theo thống kê của sproutsocial.com năm 2021, mục tiêu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất khi triển khai marketing cho các kênh mạng xã hội là tăng nhận diện thương hiệu với 58%. Xếp hạng hai là mục tiêu tăng tương tác với 41%. Bên cạnh đó cũng còn các mục tiêu phổ biến khác như xây dựng một cộng đồng trung thành, tăng tỉ lệ chốt đơn… Sau khi liệt kê được các mục tiêu, bạn hãy dành thêm thời gian để xém xét tính thực tế của chúng.
Điều bạn cần chú ý là tính thực tế. ERA khuyến khích bạn ưu tiên thực hiện các mục tiêu nhỏ trước, sau đó tiến đến các mục tiêu lớn hơn. Sau đây là một số mục tiêu cơ bản mà các doanh nghiệp có thể áp dụng
1.1 Tăng nhận diện thương hiệu
Tuy không phủ nhận vai trò của nội dung PR, quảng cáo, nhưng đã đến lúc bạn truyền tải thông điệp quảng cáo theo cách tự nhiên hơn, đồng thời góp phần vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu lâu dài.
Điều bạn cần làm là tập trung vào các nội dung nhấn mạnh tính cách thương hiệu và những giá trị doanh nghiệp sẽ mang đến cho khách hàng. Các bài viết chia sẻ kiến thức chuyên sâu, câu chuyện thương hiệu (brand story), khách hàng thành công (case study)… là hướng xây dựng nội dung bạn nên hướng đến.
1.2 Xây dựng cộng đồng khách hàng tiềm năng và thúc đẩy gia tăng doanh số bán hàng
Xác suất khách hàng tự tìm đến fanpage và mua hàng trên thực tế rất ít. Nói cách khác, khách hàng tiềm năng không mua hàng của bạn một cách tình cờ. Bên cạnh việc phải trả tiền để quảng cáo, bạn cần chú ý thiết kế phần dành riêng cho nội dung quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, các đợt khuyến mãi trong năm
Tạo khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng. Cho dù trực tuyến, tại cửa hàng hay trực tiếp thông qua hồ sơ xã hội của bạn, những người theo dõi không tình cờ mua hàng. Ví dụ: bạn đang thông báo cho khách hàng về các sản phẩm và chương trình khuyến mãi mới? Bạn có đang tích hợp danh mục sản phẩm vào hồ sơ xã hội của mình không? Bạn có đang chạy các giao dịch dành riêng cho người theo dõi không?
1.3 Tăng số lượng người theo dõi
Hãy theo dõi và cập nhật kịp thời các chủ đề người dùng quan tâm trên mạng xã hội. Bạn cần chú ý, ở mỗi kênh người dùng sẽ có những quan tâm khác nhau. Nếu LinkedIn là nơi các doanh nghiệp tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu theo hướng chuyên nghiệp (có phần nghiêm túc), chia sẻ văn hóa doanh nghiệp, đăng tin tuyển dụng… thì Facebook có vẻ “sống động” hơn với nhiều hoạt động như minigame, tương tác với khách hàng…
Để nắm bắt xu hướng chung và biết được người dùng đang bàn tán về chủ đề gì, bạn hãy chú ý quan sát các trend, sự kiện xã hội, các từ khóa (từ lóng mới, câu nói nổi tiếng xuất hiện trong thời gian gần đây…), các hashtag (các cụm bắt đầu bằng #). Khi đã bắt nhịp xu hướng, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng.
1.4 Tăng truy cập website bằng content marketing
Tuy không mới lạ, nhưng tăng truy cập website luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp đã sở hữu website. Không quá khó khăn để điều hướng truy cập từ Facebook, LinkedIn… về website. Bạn chú ý điền đầy đủ thông tin trong phần giới thiệu doanh nghiệp, đặc biệt là link website. Đồng thời, trong các bài post, ở phần chữ ký, bên cạnh email, số điện thoại, bạn cũng nên chèn link website. Trong bài post fanpage có thể đặt nút “Truy cập website”.
Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với các chiến dịch có sử dụng landing page bằng cách dẫn link từ mạng xã hội về landing page. Có thể thấy website, landing page, mạng xã hội tạo thành một vòng tròn khép kín, hỗ trợ điều hướng traffic lẫn nhau. Khi xây dựng content marketing landing page bạn cũng cần lưu ý điều này nhé!
2. Nghiên cứu đối tượng mục tiêu
Biết rằng bạn đã có nhóm đối tượng mục tiêu, nhưng nên nhớ (các) nhóm đối tượng này sẽ có sự biến động nhất định theo thời gian. Do đó, khi lập chiến lược cho năm mới, bạn cần tái nghiên cứu vấn đề này.
Trên thực tế, chỉ có 55% các nhà tiếp thị sử dụng dữ liệu xã hội để hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của họ. Số liệu này mang đến một cơ hội cho bạn về việc tận dụng số liệu thống kê để tìm ra nhóm đối tượng phù hợp. Ngoài việc sử dụng dịch vụ chuyên nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, bạn có thể tận dụng các công cụ sẵn có được tích hợp trong mạng xã hội (như Facebook Insight, Youtube Analytics, LinkedIn Analytics…)
Nên nhớ, bạn đừng gom chung một mục tiêu cho các mạng xã hội. Hãy chia nhỏ chúng ra! Những nhóm đối tượng khác nhau ở các kênh khác nhau sẽ có cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau. Đây chính là lý do tại sao bạn nên xây dựng content marketing Facebook và content marketing LinkedIn riêng biệt dù bạn có thể “tùy biến” cùng một nội dung cho cả hai kênh.
Một vài số liệu dưới đây sẽ giúp ích cho việc lập chiến lược marketing các kênh mạng xã hội của bạn đấy:
- Facebook và Youtube là 2 trong số các kênh lý tưởng nhất để chạy quảng cáo do cơ sở dữ liệu người dùng của chúng rất phong phú. (sproutsocial.com). So với content marketing Facebook, content marketing Youtube cần đầu tư nhiều thời gian hơn vì có thêm các công đoạn quay/ dựng/ xử lý video.
- Trên Pinterest, tỉ lệ người dùng nữ nhiều hơn nam giới. (sproutsocial.com)
- Đa số người dùng LinkedIn có nền tảng kiến thức tốt và được đào tạo bài bản. Do đó, khi triển khai content marketing LinkedIn bạn cần tập trung khai thác các nội dung chuyên sâu, đặc thù của ngành.
- Facebook, Zalo, Youtube là 3 kênh có số lượng người dùng nhiều nhất tại Việt Nam (phân theo từng nhóm tuổi, theo thống kê của Decision Lab Quý II/2021).
3. Các chỉ số cần lưu ý
Tuy không quá mới mẻ, nhưng nhắc lại không bao giờ thừa. Sau đây là các chỉ số bạn cần phải chú ý đến khi thực hiện chiến lược marketing cho các kênh mạng xã hội:
- Reach: lượt tiếp cận.
- Clicks: lượt nhấp vào bài post.This is the number of clicks on your content or account. Tracking clicks per campaign is essential to understand what drives curiosity or encourages people to buy.
- Engagement: lượt tương tác (like, share, comment…)
- Organic và paid likes: lượt thích tự nhiên (organic) và lượt thích tốn phí (chạy quảng cáo).
4. Một số gợi ý content marketing cho cách kênh mạng xã hội năm 2022
- Stories: Tận dụng hiệu ứng FOMO (nỗi sợ bỏ lỡ những điều thú vị) của người dùng, bạn có thể triển khai content dạng stories (text, hình ảnh, video). Khi người dùng có quan tâm đến thương hiệu (đã like, follow) lướt stories thì sẽ bắt gặp bài post của bạn, điều này giúp khắc sâu hình ảnh thưởng hiệu vào tâm trí của người dùng.
- Video ngắn: sự ra đời của TikTok và sự cập nhật chức năng Reels của Instagram đã tạo ra một cuộc cạnh tranh đầy thú vị ở content định dạng video ngắn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ưu tiên định dạng video dài trong các post Facebook, LinkedIn… vì đây được đánh giá là dạng content có tương tác nhiều nhất.
- “Nhân tính hóa” content: hãy cho khách hàng nhìn thấy khía cạnh “con người” trong nội dung của bạn thông qua việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong các bài post và tin nhắn inbox tư vấn. Để áp dụng hiệu quả và triệt để vấn đề này, bạn cần xây dựng bộ quy định content guideline càng sớm càng tốt.
(Lại là) một vài số liệu thống kê giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về mong muốn thực tế của người dùng và nội dung do doanh nghiệp cung cấp:
Những gì người khách hàng nghĩ và nhà tiếp thị nghĩ
Bạn đã có thêm ý tưởng mới cho chiến dịch content marketing các kênh mạng xã hội năm 2022 chưa? Nếu bạn đang cần tham khảo các dịch vụ tư vấn, triển khai content marketing, inbound marketing, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.
Nguồn tham khảo: sproutsocial.com
Nguồn: Chiến lược content marketing năm 2022 kênh mạng xã hội cần chú ý gì?